15 câu hỏi phỏng vấn ngành Marketing và gợi ý cách trả lời

5/5 - (2 votes)

Ngoài một CV chuyên nghiệp thì trả lời phỏng vấn tốt là điều kiện tiên quyết giúp bạn tiến gần hơn đến công việc yêu thích. Đặc biệt, với ngành Marketing, phỏng vấn tốt là tấm vé chắc chắn để bạn trúng tuyển khi tuyển dụng Nhân viên Marketing. Vậy làm sao để chuẩn bị tốt cho cuộc gặp đầu tiên với nhà tuyển dụng này? Cùng JobsGO tìm hiểu ngay 15 câu hỏi phỏng vấn ngành Marketing và cách trả lời nhé!

1. Bạn có gì để giới thiệu về bản thân mình? / Hãy giới thiệu bản thân mình

Trả lời:
Tôi đã có 2 năm kinh nghiệm trong ngành Marketing, 3 năm trong lĩnh vực bán hàng. Năm vừa qua, tôi đã làm việc cho một công ty cung cấp nông sản. Vì thế nên tôi có kiến thức về thực phẩm và thị trường nông sản. Tôi thành thạo kỹ năng văn phòng và phân tích thị trường. Tôi sẵn sàng đón nhận thử thách và hòa đồng với mọi người.

Lưu ý:
Bạn cần cung cấp cho người phỏng vấn một bản mô tả phác thảo về bản thân. Những thông tin cần cụ thể, chính xác, trung thực. Nên giới thiệu về kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp, liên quan tới ngành Marketing. Không trình bày lan man hay quá dài. Hãy trả lời ngắn gọn và cô đọng nhất có thể.

2. Theo bạn, Marketing là gì?

Trả lời:
Marketing là làm sao để doanh nghiệp biết và hiểu rõ được khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng. Làm được như thế, sản phẩm sẽ được thị trường đón nhận.
Marketing là những hoạt động của doanh nghiệp gắn với mua bán sản phẩm, dịch vụ. Marketing bao gồm việc quảng cáo, buôn bán, phân phối, đưa đến tay người tiêu dùng.
Lưu ý:
Có rất nhiều khái niệm phù hợp để bạn trả lời câu hỏi này. Hãy lựa chọn cho mình một đáp án ngắn gọn, thích hợp nhất với mình.

3. Theo bạn, Marketing khác với Sale như thế nào?

Trả lời:
Theo tôi, Sale là làm sao để sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến được tay khách hàng. Marketing là làm sao mang sản phẩm, dịch vụ đến được tai của khách hàng. Marketing tác động vào người tiêu dùng, tạo ra sức kéo. Còn Sale là bán những gì trong kho, tác động vào người bán, khách hàng, tạo ra sức đẩy. Cả hai đều giải quyết đầu ra cho công ty.

Lưu ý:
Đây là câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi nhất khi bạn phỏng vấn ngành Marketing. Câu hỏi để xem bạn có hiểu rõ bản chất của vị trí, ngành nghề mà bạn ứng tuyển không. Nên trả lời vào trọng tâm và bản chất của hai hoạt động này.

4. Bạn biết gì về mô hình 4P?

Trả lời:
4P gồm:

Product ( Sản phẩm )

Để làm nên một chiến lược marketing thành công thì bạn cần hiểu rõ về sản phẩm của công ty. Cần trả lời được các câu hỏi như: Ưu điểm của sản phẩm là gì? Sản phẩm có điểm yếu nào không? Chất lượng sản phẩm ra sao? Khách hàng muốn gì từ sản phẩm? Sản phẩm có gì khác biệt?

Price ( Giá )

Giá cả được xác định bởi chất lượng của sản phẩm, chi phí nguyên liệu, giá trị thương hiệu… Doanh nghiệp cần so sánh giá của sản phẩm tương tự trên thị trường để đưa ra giá phù hợp. Cần xác định xem đâu là mức giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả để mua sản phẩm.

Place ( Kênh phân phối )

Cần nghiên cứu khách hàng mục tiêu để chọn kênh bán hàng phù hợp. Các kênh bán hàng phổ biến như: siêu thị, tạp hóa, đại lý, quán ăn, nhà hàng… Cần trả lời một số câu hỏi sau: Sản phẩm của bạn có thể tìm thấy ở đâu? Có cần nhân viên bán hàng hay không? Có nên tham gia hội chợ hay trung tâm thương mại?…

Promotion: Tiếp thị

Tiếp thị là một phần quan trọng trong chiến lược marketing. Tiếp thị bao gồm quảng cáo trên báo chí, đài truyền hình, facebook, google,…. Cần trả lời các câu hỏi: dùng công cụ nào để truyền thông điệp marketing? Tiếp cận khách hàng vào thời điểm nào, ở đâu?  Đối thủ của bạn sử dụng biện pháp tiếp thị ra sao?

Lưu ý:
Mô hình 4P là công cụ để người làm marketing thực hiện một chiến lược marketing. Đây là mô hình nổi tiếng nhất trong marketing. Chính vì vậy, đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn ngành Marketing vô cùng phổ biến. Bạn nên nắm được kiến thức cơ bản về mô hình 4P này!

Xem thêm: Tuyển dụng Trade Marketing 

5. Bạn đã từng tham gia vào chiến dịch Marketing nào chưa?

Trả lời:
Tôi từng thực hiện chiến dịch bán hàng cho cong ty cung cấp nông sản trên facebook. Tôi có vai trò trong mảng nội dung. Tôi là người tạo ra nội dung tối ưu, đánh vào insight của khách hàng. Ngoài ra, tôi cũng lên ý tưởng để tạo ra các content phù hợp với thị hiếu của nhóm khách hàng mục tiêu.

Lưu ý:
Cần trình bày về chiến dịch marketing mà bạn đã tham gia. Vai trò, nhiệm vụ của bạn là gì trong chiến dịch đó. Cần trả lời từng vấn đề một. Bằng cách nêu ra ví dụ cụ thể, bạn thể hiện được khả năng và trình độ của mình. Thành công trong quá khứ sẽ mở đường cho tương lai tươi sáng của bạn.

6. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Trả lời:
Tôi cần thêm thông tin về công việc mình sẽ đảm nhận trước khi bàn đến lương. Ông / bà có thể cho tôi thông tin về các chính sách hoa hồng đối với công việc này?

Lưu ý:
Đừng trả lời quá thẳng rằng bạn muốn mức lương bao nhiêu. Hãy hỏi thêm về công việc. Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng về chế độ đãi ngộ cũng là một lựa chọn. Hãy trả lời một cách khôn khéo câu hỏi này.

thu nhập hấp dẫn thể hiện trình độ của marketing

7. Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?

Trả lời:
Điểm mạnh của tôi là linh hoạt, cầu toàn và tinh thần trách nhiệm cao. Chính vì thế tôi không bao giờ muốn giao công việc cho người khác. Do đó, tôi thường bị quá tải công việc. Tôi đang cố gắng để hoàn thiện mình hơn.

Lưu ý:
Điểm mạnh, điểm yếu là 1 câu hỏi phố biến trong 15 câu hỏi phỏng vấn ngành Marketing. Hãy thành thật về điểm yếu của bạn, và cách bạn khắc phục nó. Hãy trả lời khôn khéo, lồng ghép điểm mạnh, điểm yếu vào với nhau. Tránh cách nói khoa trương, hoa mỹ.

Tìm hiểu cách trả lời câu hỏi điểm mạnh điểm yếu thuyết phục hơn.

8. Vì sao bạn chọn công việc này?

Trả lời:
Công ty có chính sách tốt và là cơ hội để tôi phát triển sự nghiệp. Mô hình kinh doanh và quan điểm hoạt động của công ty phù hợp với khả năng của tôi. Thế mạnh của tôi là Marketing và phân tích thị trường, thích hợp với vị trí tuyển dụng này.

Lưu ý:
Nên nhấn mạnh vào mô hình và hoạt động của công ty. Câu trả lời này giúp công ty biết rằng bạn đã tìm hiểu và rất quan tâm đến công ty.

9. Bạn biết gì về Digital Marketing?

Trả lời:
Hiểu một cách đơn giản, Digital Marketing là hoạt động marketing thông qua Internet. Hoạt động này bao gồm Marketing qua SEO, công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, xây dựng link.

Digital Marketing yêu cầu sự hiện diện thương hiệu tại môi trường trực tuyến. Mục đích cuối cùng là bán được hàng online qua web responsive.

Lưu ý:
Digital Marketing là khái niệm rộng. Bạn dễ mắc phải lỗi nói ra tất cả những gì mình biết. Hãy trả lời ngắn gọn, súc tích và tìm ra khái niệm bao quát nhất về Digital Marketing.

>> Tìm việc làm vị trí Digital Marketing

10. Hãy kể tên 3 hình thức Marketing Online mà bạn biết?

Trả lời:

Marketing Online trên Google

Đây là hình thức cần được ưu tiên hàng đầu. Marketing trên Google gồm Google Adword và SEO. Khi muốn mua sản phẩm, người dùng hay tìm kiếm trên Google. Ưu điểm: xác định chính xác nhóm khách hàng mục tiêu.

Marketing Online trên Facebook

Social Media đang là hình thức marketing được ưu tiên hàng đầu. Việt Nam có hơn 30 triệu người dùng Facebook. Một số hoạt động trên Social Media như: tạo fanpage và đăng sản phẩm, chạy quảng cáo, mua like, mua fanpage nổi tiếng… Marketing trên Facebook tiếp cận người dùng ở thế chủ động.

Marketing Online trên Email

Email Marketing là sử dụng email có nội dung về sản phẩm gửi đến khách hàng. Email Marketing giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và xây dựng thương hiệu với người tiêu dùng. Bạn sẽ thống kê được số lượng người mở email, click vào đường dẫn. Từ đó tìm ra nhóm khách hàng quan tâm và xác định được thị hiếu.

Lưu ý:
Có rất nhiều hình thức Marketing Online mà bạn có thể kể tên. Tuy nhiên, không nên chỉ liệt kê. Hãy nói thêm vài thông tin về ưu điểm của từng phương thức.

ứng viên nắm được nhiều kênh marketing luôn chiếm được lợi thế

11. Bạn biết gì về thị trường mục tiêu của chúng tôi?

Trả lời:
Theo tìm hiểu của tôi, thị trường mục tiêu của công ty là nữ giới, ở khoảng 18-22. Sản phẩm của công ty là thời trang vintage. Mục đích của công ty là giúp khách hàng có trải nghiệm mua sắm tuyệt vời và tìm ra xu hướng thời trang cho riêng mình. Công ty có ảnh hưởng không nhỏ trên Instagram.

Lưu ý:
Câu hỏi này thể hiện bạn đã tìm hiểu về công ty. Cần nghiên cứu sản phẩm, thị trường, khách hàng của công ty. Thông tin này có thể tìm qua fanpage, website…

Đây là câu hỏi thể hiện bạn đã dành thời gian nghiên cứu về công ty. Bạn cần hiểu về sản phẩm, thị trường và mục tiêu của công ty trên các trang web, trang mạng xã hội và những tin tức về họ.

12. Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Trả lời:
Công ty cũ đang thu hẹp và không quá chú trọng vào bộ phận của tôi. Điều đó khiến tôi không thể có thêm cơ hội phát triển. Tôi nhận ra rằng mình đang dành thời gian cho công việc mà không thể tiến bộ được. Vì mong muốn được cống hiến và học hỏi nhiều hơn nên tôi đã xin nghỉ việc.

Lưu ý:
Không nên nói xấu sếp cũ, công ty cũ. Cũng đừng nói rằng do bạn chán nản với công việc nên nghỉ. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có mục tiêu và kế hoạch phát triển.

13. Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?

Trả lời:
Tôi đã làm việc ở vị trí nội dung tại một công ty cung cấp nông sản trong 3 năm. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu thị trường, viết lách và truyền thông. Tôi hiểu về các hình thức Marketing Online và các xu hướng phát triển của thị trường.Tôi sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng. Và tôi có thể làm việc tập thể, chịu được áp lực cao.

Lưu ý:
Bạn nên trả lời về kinh nghiệm, kỹ năng để hoàn thành vị trí ứng tuyển. Thái độ, kỹ năng và kiến thức là yếu tố nền tảng tạo ra thành công cho vị trí nhân viên marketing.

 

14. Bạn có chịu được áp lực công việc của ngành Marketing không?

Trả lời:
Áp lực là chất xúc tác để tôi hoàn thành công việc tốt hơn. Khi gần tới deadline, tôi tập trung toàn bộ năng lượng để làm việc. Áp lực giúp tôi hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Lưu ý:
Hãy nói về áp lực mà bạn thường đối mặt. Ví dụ như áp lực về thời gian. Hãy đưa ra ví dụ nếu có. Đừng nói tới áp lực bạn tự tạo ra cho bản thân mình.

>> Tìm việc làm ngành Marketing: Tại đây!

15. Bạn có thêm câu hỏi nào không?

Trả lời:
Công ty có thể cho tôi biết về những dự định phát triển trong tương lai và những thuận lợi khi làm việc?

Lưu ý:
Đây là câu hỏi kết thúc buổi phỏng vấn. Hãy đặt cho công ty những câu hỏi về tương lai hoặc những chế độ đãi ngộ nhận được.

Trên đây là 15 câu hỏi phỏng vấn ngành Marketing mà bạn có thể gặp trong buổi phỏng vấn. Hãy chuẩn bị và lựa chọn cho mình những câu trả lời khôn khéo và phù hợp nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: