Valuation là gì? Một số phương thức định giá Valuation phổ biến

Đánh giá post

Valuation là gì? Đây là quá trình đặc biệt nhằm xác định giá trị của doanh nghiệp phục vụ cho các mục đích khác nhau trong quá trình hoạt động. Vậy tại sao các doanh nghiệp phải triển khai Valuation? Có những hình thức Valuation nào thường được áp dụng? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của JobsGO để có được câu trả lời nhé.

Valuation là gì? Định giá là gì?

Valuation hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến là định giá doanh nghiệp. Đây là tổng hợp các phương pháp xác định giá trị tiền tệ của doanh nghiệp trên thị trường ở một thời điểm nhất định (thường là hiện tại hoặc tương lai). 

Valuation là gì? Định giá là gì?
Valuation là gì? Định giá là gì?

Trên thực tế, Valuation thường được xác định, tính toán dựa trên các yếu tố như tài sản, công nợ và các khoản nợ thực tế của công ty. Các số liệu thống kê phục vụ cho định giá phải ở cùng thời điểm mới cho kết quả chính xác và có thể phục vụ cho các hoạt động liên quan.

👉 Xem thêm: Thẩm định viên về giá là ai? Học thẩm định giá ở đâu?

Tại sao phải thực hiện Valuation?

Định giá doanh nghiệp là một hoạt động không mới ở Việt Nam nên số người thực sự hiểu về nó không nhiều. Đặc biệt là lý do tại sao cần triển khai Valuation trên thực tế, số người biết càng ít hơn. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số lý do cần triển khai Valuation trước khi tìm hiểu những vấn đề khác xoay quanh hoạt động này.

Xác định chính xác giá trị doanh nghiệp

Giá trị mỗi doanh nghiệp có thể được định lượng chính xác thông qua hoạt động Valuation. Khi xác định chính xác giá trị thực sự, doanh nghiệp sẽ nắm được tiềm lực thực sự để có những đường hướng phù hợp nhất cho sự phát triển trong tương lai.

Nắm bắt được các cơ hội phát triển tốt

Để thuyết phục người khác tin tưởng, trao cho bạn các cơ hội tốt, bạn phải hiểu rõ bản thân mình trước tiên. Tương tự với các doanh nghiệp, để có được các hợp đồng, thương vụ làm ăn lớn, việc show giá trị tài sản là vô cùng cần thiết. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi doanh nghiệp không chỉ được định giá cao ở thời điểm hiện tại mà còn được dự đoán tăng nhanh trong tương lai.

Nhanh chóng đưa ra quyết định khi cần thiết

Không ai có thể nói trước được tương lai, đặc biệt là đối với một doanh nghiệp trong cả hệ thống thương trường đầy khốc liệt. Theo đó, để giảm thiểu rủi ro, mất giá trị nếu không may thua lỗ, phá sản, các doanh nghiệp cần tiến hành định giá để đưa ra quyết định tại các thời điểm sống còn. Nói như vậy bởi ở các khoảnh khắc này, chỉ cần chậm một chút là giá trị tài sản, cổ phiếu,… của công ty đã tụt dốc không phanh hay tăng lũy tiến các khoản nợ.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Chuyên viên định giá

Tại sao phải thực hiện Valuation?
Tại sao phải thực hiện Valuation?

Các phương thức định giá phổ biến

Hiện nay, có rất nhiều hình thức Valuation được áp dụng để định giá doanh nghiệp có cấu trúc, tiềm năng,… khác nhau. Nổi bật trong đó phải kể đến các phương thức như:

Phương pháp định giá theo giá trị nội tại

Đây là phương thức định giá doanh nghiệp truyền thống được thực hiện dựa trên việc kế toán, thống kê tổng tài sản ở thời điểm hiện tại của một công ty. Trong đó, tổng tài sản được tính bao gồm: giá trị tài sản lưu động, tài sản cố định, đầu tư tài chính ngắn hoặc dài hạn được xác định căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán. 

Phương pháp này có thể tính chính xác, nhanh chóng tài sản của doanh nghiệp nhưng khó dự đoán được các tiềm năng trong tương lai nên không thực sự được ưa chuộng.

Phương pháp định giá theo hiệu suất và khả năng sinh lời

Trái ngược với định giá theo giá trị nội tại, phương pháp Valuation này chủ yếu xác định các tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của các doanh nghiệp. Khi áp dụng phương pháp này và có được kết quả tích cực, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các dự án lớn trong tương lai. Ngược lại, nếu các chỉ số tiêu cực, việc định hướng lại hoạt động là điều cần được ưu tiên. 

Các phương thức định giá phổ biến
Các phương thức định giá phổ biến

Với phương pháp định giá này, doanh nghiệp có thể lựa chọn định giá theo một số hình thức như: 

  • Tính toán lợi nhuận
  • Hiện tại hóa thu nhập của tương lai
  • Hiện tại hóa lợi tức, cổ phần trong tương lai

Phương pháp định giá kết hợp

Phương pháp định giá kết hợp là tổng hợp cả hai hình thức định giá kể trên. Nói cách khác, khi lựa chọn Valuation kết hợp, doanh nghiệp không chỉ tính toán chính xác tài sản hiện tại mà còn tính toán được hiệu suất và khả năng sinh lời trong tương lai. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tìm được những phương án tối ưu nhất phục vụ cho việc phát triển và mở rộng trong tương lai.

Tuy nhiên, do số liệu tổng hợp lớn, lượng thông tin nhiều nên thời gian, chi phí sử dụng cho phương thức định giá này cũng cao hơn so với hai phương thức kể trên.

👉 Xem thêm: Market economy là gì? Tổng hợp các ưu nhược điểm của Market economy

Bài viết cung cấp một số thông tin giúp bạn có thể trả lời được câu hỏi: “Valuation là gì?”. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi jobsgo.vn để không bỏ lỡ các bài viết bổ ích tiếp theo.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: