Tỷ suất lợi nhuận ròng là gì? Công thức tính tỷ suất lợi nhuận

Đánh giá post

TTỷ suất lợi nhuận ròng được coi là thước đo để đánh giá giá trị của doanh nghiệp. Vậy kinh doanh là gì? Và tỷ suất lợi nhuận ròng chính là một chỉ số quan trọng giúp đo lường mức lợi nhuận sau thuế mà công ty thu được từ doanh thu. Công thức tính lợi nhuận ròng như thế nào? Tất cả những vấn đề thắc mắc này sẽ được JobsGO giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tỷ suất lợi nhuận ròng là gì?

Tỷ suất lợi nhuận là gì? Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số giữa lợi nhuận nhận được trên tổng số vốn (lưu động và cố định) tại cùng 1 kỳ. Và nó có mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh thu của doanh nghiệp với phần lợi nhuận ròng của cổ đông.

Khái niệm lợi nhuận ròng

Tỷ suất lợi nhuận ròng là gì?
Tỷ suất lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng là gì? Lợi nhuận ròng là khoản thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí như giá sản phẩm, giá dịch vụ, thuế,… Đây là chỉ số thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp. 

Nếu lợi nhuận ròng mà dương tức là kế hoạch kinh doanh của bạn đã thành công. Ngược lại, nếu lãi ròng âm thì doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá và có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Công thức tính lợi nhuận ròng:

Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí kinh doanh

Khái niệm tỷ suất lợi nhuận ròng

Tỷ suất lợi nhuận ròng tiếng Anh là Net Profit Margin, được hiểu là con số giúp nhà đầu tư nắm rõ tình hình lợi nhuận chiếm bao nhiêu % trên tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận ròng:

Tỷ suất lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận ròng ÷ Doanh thu thuần) x 100

Ví dụ:

Trong quý IV, doanh nghiệp A có mức lợi nhuận ròng là 30.000USD. Và trong khoảng thời gian này, doanh nghiệp A đạt doanh thu 170.000USD. Vậy công ty A có tỷ suất lợi nhuận ròng là bao nhiêu?

Dựa trên công thức tính tỷ suất lợi nhuận ròng ta có: (30.000 : 170.000) x 100 = 17.65%.

Tỉ suất lợi nhuận ròng và proforma invoice có mối liên hệ như thế nào? Khi lập proforma invoice, doanh nghiệp cần dự toán chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và các chi phí khác để tính toán giá bán và dự báo lợi nhuận. Từ đó, doanh nghiệp có thể ước tính tỉ suất lợi nhuận ròng mà họ mong muốn đạt được từ giao dịch này. Proforma invoice là gì? Đó là một loại hóa đơn dự toán, được lập trước khi hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp. Mặc dù không có giá trị pháp lý như hóa đơn chính thức, proforma invoice thường được sử dụng để yêu cầu thanh toán trước, xác nhận đơn hàng hoặc cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm cho hải quan.

Bạn có thể hình dung tỉ suất lợi nhuận ròng (ROS) như một phần thưởng mà doanh nghiệp nhận được sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí. ROS càng cao, phần thưởng đó càng lớn. ROS có mối liên hệ chặt chẽ với vốn chủ sở hữu, vì nó cho thấy khả năng sinh lời của từng đồng vốn mà các nhà đầu tư đã bỏ ra.

👉 Tìm hiểu thêm: Doanh thu thuần là gì?

Yếu tố làm ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận ròng

Yếu tố làm ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận ròng
Yếu tố làm ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận ròng

Chi phí hoạt động

Lợi nhuận doanh thu, chi phí là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận ròng, đặc biệt là chi phí sản xuất, kinh doanh. Nếu chi phí hoạt động càng cao thì cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận ròng sẽ càng thấp. Vì thế, bài toán đặt ra cho doanh nghiệp là cần có phương pháp tiết kiệm chi phí sao cho tổng khoản chi chỉ chiếm khoảng 30% doanh thu.

👉 Xem thêm: Gross Profit là gì? Gross Profit có lợi ích như thế nào?

Giá thành đầu vào

Giá gốc sản phẩm có vai trò quyết định tới khoản chi phí hoạt động kinh doanh. Nếu giá thành đầu vào càng thấp thì cũng đồng nghĩa với lãi ròng sẽ càng cao. Vì thế, doanh nghiệp nên tham khảo và tìm kiếm nhiều nhà cung cấp khác nhau để có mức giá ưu đãi nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm đầu ra.

Thuế doanh nghiệp

Doanh nghiệp có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng thuế cho cơ quan nhà nước. Do đó, doanh nghiệp muốn có lãi thì phải giảm tối đa các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh; đồng thời nâng cao giá thành sản phẩm.

>>>Có thể bạn quan tâm: Internal revenue service là gì? Tại sao nó lại quan trong với doanh nghiệp

Làm thế nào để tăng tỷ suất lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp?

Làm thế nào để tăng tỷ suất lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp?
Làm thế nào để tăng tỷ suất lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp?

Làm thế nào để tăng tỷ suất lợi nhuận ròng là bài toán mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần giải quyết. Dưới đây là một số phương pháp tăng lợi nhuận ròng các bạn có thể tham khảo.

  • Tính toán và theo dõi hệ số biên lợi nhuận của từng quý, năm để so sánh và đánh giá mức lợi nhuận đạt được trên doanh thu tăng giảm như thế nào. Cách tính tăng trưởng doanh thu qua các kỳ sẽ giúp doanh nghiệp xác định xu hướng và hiệu quả của các chiến lược kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp cần có phương pháp sửa đổi và điều chỉnh cho phù hợp.
  • Nghiên cứu và tìm nguồn hàng giá rẻ, chất lượng; đồng thời tăng khả năng sản xuất nhằm giảm thiểu tối đa chi phí.
  • Gia tăng quy mô sản xuất, và hướng sản phẩm tới nhiều đối tượng khách hàng. Điều này sẽ góp phần mở rộng thị trường và xu hướng tiêu dùng giúp nâng cao doanh thu. 

👉 Xem thêm: Net Income là gì? Cách tính thu nhập ròng Net Income như thế nào?

Khái niệm liên quan tới tỷ suất lợi nhuận ròng

Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì?

Tỷ suất lợi nhuận gộp là giá trị lợi nhuận gộp trên doanh thu. Doanh nghiệp nào mà sở hữu tỷ số này càng cao thì chứng tỏ lãi ròng thu về đang rất khả quan, và hoạt động kinh doanh cũng diễn ra ngày càng hiệu quả, lợi nhuận thu về lớn.

Cách tính tỷ suất lợi nhuận gộp là:

Tỷ suất lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp/ Tổng doanh thu) × 100%

Khái niệm liên quan tới tỷ suất lợi nhuận ròng
Khái niệm liên quan tới tỷ suất lợi nhuận ròng

Tỷ suất sinh lợi là gì?

Tỷ suất sinh lợi là chỉ số vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư, bởi nó phản ánh được khả năng lợi nhuận khi đầu tư vào một dự án nào đó. Khi tỷ suất sinh lời càng cao thì tiền mà nhà đầu tư nhận được cũng sẽ càng cao.

👉 Xem thêm: Hiểu về doanh thu thuần là gì? Mẹo giúp bạn tính doanh thu thuần

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây của JobsGO đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tỷ suất lợi nhuận ròng là gì? Nếu bạn còn bất cứ vấn đề nào cần giải đáp thì hãy comment dưới bài viết này để được Jobsgo.vn hỗ trợ giúp bạn nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: