Trader Là Gì? 12 Tố Chất Quan Trọng Để Trở Thành Trader

Đánh giá post

Thuật ngữ Trader được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực đầu tư tài chính như chứng khoán, tiền điện tử, ngoại hối… Thậm chí, nhiều người chọn đây là một nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập. Vậy thực chất Trader là gì? Chia sẻ dưới đây của JobsGO sẽ giúp bạn làm rõ Trader và cách để trở thành Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp!

Mục lục

1. Trader Là Gì?

trader là gì
Trader Là Gì?

Muốn trở thành một “Pro Trader”, trước hết ta cần làm rõ khái niệm Trader là gì.

Trader là nhà giao dịch, mô tả cá nhân thực hiện giao dịch mua bán sản phẩm tài chính trên thị trường như: cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử, vàng… Thông thường, Trader sẽ thực hiện các giao dịch ngắn hạn và thu về lợi nhuận thông qua sự chênh lệch giá giữa các phiên mua vào – bán ra.

Với đặc điểm như vậy, Trader có thể hoạt động độc lập hoặc là người đại diện cho một tổ chức/ cá nhân khác tham gia thị trường.

2. Phân Loại Trader Dựa Vào Những Tiêu Chí Nào?

Để hiểu hơn Trader là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những phân loại của nghề này. Dưới đây là các tiêu chí để phân loại Trader mà bạn có thể tham khảo.

2.1. Phân Loại Theo Chủ Thể Quản Lý

Trader Cá Nhân

Trader cá nhân là nhà giao dịch hoạt động độc lập, sử dụng nguồn vốn cá nhân và không đại diện cho bất kỳ tổ chức nào. Họ thường là các nhà đầu tư tự do, tự quyết định chiến lược giao dịch và quản lý rủi ro theo cách riêng. Trader cá nhân phải tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

Trader Đại Diện Cá Nhân Hoặc Tổ Chức

Trader đại diện cá nhân hoặc tổ chức là những người hoặc tổ chức thực hiện giao dịch thị trường tài chính thay mặt cho người hoặc các tổ chức khác. Họ có thể là nhân viên của các công ty môi giới, các quỹ đầu tư, hoặc các tổ chức tài chính. Trader đại diện cho cá nhân hoặc tổ chức thường được giao nhiệm vụ quản lý tài sản hoặc thực hiện giao dịch theo hướng dẫn của cấp trên hoặc của khách hàng.

Những người làm việc tại vị trí này phải tuân thủ các quy định và chính sách nội bộ của tổ chức mà họ đại diện. Họ thường xuyên phải báo cáo về hoạt động giao dịch của mình cho cấp trên và các bên liên quan.

2.2. Phân Loại Theo Chiến Lược Đầu Tư

Trader Swing

Trader Swing là những nhà giao dịch tập trung vào việc tìm kiếm cơ hội giao dịch trong khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần. Chiến lược của họ là tận dụng các xu hướng giá kéo dài trong khoảng thời gian trung hạn, thường dựa vào các chỉ báo kỹ thuật và các mô hình giá để quyết định điểm vào và điểm ra khỏi thị trường.

Trader Daily Trade

Trader Daily Trade là nhóm nhà giao dịch thực hiện mua bán tài sản và tất toán trong ngày, không để sang ngày tiếp theo. Chiến lược của họ tập trung vào việc tận dụng các biến động giá cả trong khoảng thời gian ngắn.

Trader Ngắn Hạn

Trader ngắn hạn là những nhà giao dịch tập trung vào việc thực hiện các giao dịch trong cùng một phiên giao dịch. Họ thường mua và bán tài sản trong khoảng thời gian ngắn, từ vài phút đến vài giờ, với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận từ biến động ngắn hạn của giá cả.

3. Công Việc Của Trader Là Gì?

trader
Công Việc Của Trader Là Gì?

Bằng cách tìm hiểu thông tin chi tiết về công việc hàng ngày của các nhà đầu tư tài chính, bạn có thể hiểu rõ hơn Trader là gì.

3.1. Cập Nhật Tin Tức Tài Chính

Trader phải liên tục cập nhật và phân tích tin tức tài chính để hiểu rõ biến động của thị trường. Việc này bao gồm theo dõi các sự kiện kinh tế, chính trị toàn cầu; những diễn biến trong chính sách tiền tệ và tình hình kinh tế của các quốc gia. Bằng cách này, Trader có thể đánh giá được tác động của những yếu tố này đối với giá cả và đưa ra quyết định giao dịch thông minh.

3.2. Dự Đoán Biến Động Về Giá

Một phần quan trọng của công việc Trader là dự đoán biến động giá cả của các tài sản tài chính. Trader phải áp dụng các kỹ thuật phân tích để đánh giá xu hướng thị trường và dự đoán diễn biến giá trong tương lai. Việc này đòi hỏi họ phải biết cách nhận diện các mẫu hình và chỉ báo trên biểu đồ, đồng thời phân tích các yếu tố cơ bản như doanh số kinh doanh, dữ liệu việc làm và dự báo lạm phát.

3.3. Xây Dựng Chiến Lược Đầu Tư

Trader phải xây dựng chiến lược đầu tư có cơ sở và hợp lý dựa trên mục tiêu, nguồn vốn của mình. Việc này bao gồm lựa chọn các loại tiền tệ, chứng khoán hoặc sản phẩm tài chính phù hợp; thiết lập các quy tắc, phương pháp quản lý rủi ro;…

3.4. Thực Hiện Giao Dịch Mua Bán

Công việc của Trader là gì? Trader phải thực hiện các giao dịch mua bán tài sản theo chiến lược đã xây dựng. Họ phải đặt lệnh mua – bán dựa trên các điểm vào và ra thị trường đã xác định trước. Đồng thời, Trader cũng cần theo dõi sát sao thị trường để đảm bảo rằng họ có thể nắm bắt kịp thời các cơ hội giao dịch và hạn chế các tổn thất tiềm ẩn.

3.5. Đánh Giá Và Quản Lý Rủi Ro

Việc đánh giá và quản lý rủi ro là một phần không thể thiếu trong công việc của Trader. Họ phải đánh giá mức độ rủi ro của từng giao dịch; thiết lập điểm cắt lỗ, điểm chốt lời để bảo vệ vốn đầu tư và liên tục theo dõi, điều chỉnh chiến lược để đảm bảo rằng rủi ro được kiểm soát một cách hiệu quả.

4. Trader có thể giao dịch ở những thị trường nào?

Thị trường tài chính ngày càng mở rộng, kéo theo đó Trader cũng có nhiều lĩnh vực để tham gia hơn. Chi tiết về thị trường giao dịch của Trader như sau.

  • Thị trường ngoại hối (Forex): Trader sẽ thực hiện giao dịch với các cặp tiền tệ, dự đoán sự biến động giá của chúng để mua vào bán ra và ăn chênh lệch.
  • Thị trường chứng khoán: Trader sẽ phân tích và nghiên cứu các mã cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng phái sinh tiềm năng. Sau đó, đặt lệnh mua bán để thu lợi nhuận từ sự tăng giá của các tài sản đã mua.
  • Thị trường tiền điện tử: Trader sẽ phân tích và đánh giá xem đồng coin nào có tiềm năng tăng giá trong tương lai. Sau đó, tiến hành mua, tích trữ và kiếm lời bằng cách bán ra khi đồng coin đó tăng giá.
  • Thị trường vàng: Kênh đầu tư an toàn, ổn định hơn so với chứng khoán. Trader có thể thực hiện giao dịch vàng tại các sàn giao dịch quốc tế hoặc trong nước, giao dịch chỉ số vàng.
  • Thị trường khác: Ngoài các thị trường trên thì trader hoàn toàn có thể mở rộng danh mục đầu tư của mình với các kênh như: chỉ số, năng lượng, quỹ CFD, EFT…

Xem thêm: Chứng khoán phái sinh là gì?

5. Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Nghề Trader

5.1. Cơ Hội Đối Với Nghề Trader Là Gì?

  • Cơ hội việc làm mở rộng: Nghề Trader mang lại nhiều cơ hội việc làm từ nhân viên thuộc các công ty môi giới, tổ chức tài chính đến Trader tự do.
  • Thời gian làm việc linh hoạt: Trader thường có thời gian, không gian làm việc linh hoạt hơn so với nhiều ngành nghề khác. Họ có thể làm việc ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào mà họ muốn chỉ với một chiếc điện thoại có kết nối internet.
  • Cơ hội đầu tư mở rộng với tất cả mọi người: Với sự phát triển của công nghệ và các nền tảng giao dịch trực tuyến, bất kỳ ai cũng có thể trở thành một Trader. Điều này mở ra cơ hội đầu tư và tham gia vào thị trường tài chính cho tất cả mọi người.
  • Không cần bằng cấp, chỉ cần kiến thức: Trong nghề Trader, kiến thức và kỹ năng là yếu tố quan trọng hơn bằng cấp. Một người có thể học hỏi và phát triển kỹ năng giao dịch thông qua các khóa học, sách và trải nghiệm thực tiễn mà không cần phải theo học các trường lớp chuyên ngành.
  • Thu nhập hấp dẫn: Trader có cơ hội kiếm được thu nhập hấp dẫn, đặc biệt là khi họ đã có kỹ năng và kinh nghiệm giao dịch. Thị trường tài chính có thể mang lại lợi nhuận lớn nếu Trader biết cách tận dụng cơ hội và quản lý rủi ro một cách thông minh.
trading là gì
Có Những Cơ Hội Gì Khi Là, Trader?

5.2. Thách Thức Đối Với Nghề Trader Là Gì?

  • Nhiều rủi ro: Giao dịch trên thị trường tài chính luôn đi kèm với rủi ro cao. Biến động giá, thị trường không ổn định và các yếu tố khác có thể gây tổn thất lớn cho Trader nếu họ không quản lý được rủi ro một cách cẩn thận.
  • Nguy cơ bị lừa cao: Có thể xuất hiện các hoạt động gian lận hoặc các chiến lược giao dịch không minh bạch, đặc biệt là trên các nền tảng giao dịch không được quản lý chặt chẽ. Trader phải cố gắng lựa chọn các sàn giao dịch đáng tin cậy và cẩn trọng để tránh rơi vào những trò lừa đảo.
  • Chưa được pháp luật bảo hộ: Hiện tại, nước ta vẫn chưa có hệ thống pháp luật rõ ràng và quy định cụ thể đối với hoạt động giao dịch tài chính. Điều này khiến cho Trader có thể gặp khó khăn khi cần bảo vệ quyền lợi và kháng cáo khi có tranh chấp phát sinh.

6. Làm Sao Để Trở Thành Trader?

Các tố chất, kỹ năng cần có của Trader là gì? Bạn hãy cùng JobsGO tìm hiểu nhé!

6.1. Có Kiến Thức Nền Tảng Tốt

Muốn trở thành một Trader chuyên nghiệp, bạn phải dành thời gian tìm hiểu thị trường, trao dồi kiến thức và tập luyện thường xuyên, nhất là chuẩn bị tâm lý trong trường hợp thua lỗ.

6.2. Đặt Mục Tiêu Rõ Ràng

Trader cần đặt mục tiêu rõ ràng về nguồn vốn, lợi nhuận thu về và cả tỷ lệ thua lỗ khi tiến hành tham gia giao dịch đầu tư. Từ mục tiêu đó, Trader có thể định hướng và xây dựng chiến lược cụ thể phù hợp cho bước đi tiếp theo trong tương lai.

6.3. Có Tư Duy Giao Dịch Đúng Đắn

Thị trường tài chính luôn có những biến động không lường trước, khó kiểm soát ngay cả với những Trader chuyên nghiệp. Bạn cần có tư duy rõ ràng, nhìn nhận thị trường để không bị ảo tưởng, rơi vào các bẫy tâm lý, ảnh hưởng đến quyết định giao dịch.

6.4. Khả Năng Học Hỏi Mỗi Ngày

Không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng, hiểu biết về thị trường tài chính, giúp các Trader có thêm kinh nghiệm, lựa chọn chiến lược giao dịch hiệu quả nhất. Trader cần tự học rất nhiều, từ nhiều nguồn, tổng hợp và phân tích thông tin.

6.5. Kỹ Năng Nghiên Cứu Và Phân Tích Thị Trường

Một Trader chuyên nghiệp cần nghiên cứu kỹ về sản phẩm, thị trường, quy luật hoạt động/ biến động giá,… để đưa ra các chiến lược phù hợp.

trader là nghề gì
Làm Sao Để Trở Thành Trader?

6.6. Kỹ Năng Kiểm Soát Tâm Lý

Giữ một chiếc đầu lạnh và tỉnh táo trước những biến động thị trường, đồng thời nhạy bén dựa trên các phân tích kỹ thuật/cơ bản là cách giúp Trader đưa ra quyết định giao dịch tối ưu nhất.

6.7. Kỹ Năng Thống Kê, Tổng Hợp Và Lưu Trữ

Mỗi Trader cần có khả năng lưu trữ và tổng hợp thông minh, giúp đánh giá chính xác và hiệu quả từ lịch sử giao dịch.

6.8. Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính

Một Trader tham gia thị trường không chỉ đầu tư một sản phẩm mà sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau. Bạn cần phân chia và quản lý chia nhỏ tài chính theo tỷ lệ phù hợp để tăng cơ hội sinh lời, giảm thiểu rủi ro.

6.9. Kỹ Năng Quan Sát Và Chờ Đợi

Trader cần có sự kiên nhẫn, quan sát thị trường để có nhìn nhận các dấu hiệu chính xác và hiệu quả nhất. Việc mua vào bán ra quá nhanh đôi khi sẽ không mang lại lợi nhuận cao bằng việc chờ đợi và chớp thời cơ lý tưởng.

6.10. Kỹ Năng Quản Lý Rủi Ro

Quản lý rủi ro là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của một Trader. Điều này bao gồm việc đánh giá, xác định mức độ rủi ro cho mỗi giao dịch; thiết lập mức điểm cắt lỗ hợp lý để giảm thiểu tổn thất và quản lý vốn đầu tư một cách thông minh. Trader cần phải hiểu rõ rủi ro, biết cách kiểm soát nó để bảo vệ vốn đầu tư và đảm bảo sự bền vững của chiến lược giao dịch.

6.11. Kỷ Luật Và Kiên Nhẫn

Kỷ luật và kiên nhẫn là hai yếu tố quan trọng giúp Trader duy trì sự ổn định, từ đó gặt hái được thành công trong thời gian dài. Trader cần phải tuân thủ kỷ luật giao dịch, bao gồm việc tuân thủ kế hoạch giao dịch, không hoảng loạn khi thị trường biến động và không hoảng sợ khi phải đối mặt với các khoản lỗ lớn. Kiên nhẫn là chìa khóa giúp Trader nắm bắt được các cơ hội giao dịch tốt và không bị cuốn vào cảm xúc.

6.12. Kỹ Năng Ra Quyết Định

Kỹ năng ra quyết định là khả năng đưa ra các quyết định giao dịch thông minh, chính xác dựa trên phân tích và đánh giá thị trường. Điều này bao gồm việc phân tích thông tin, đưa ra dự đoán về hướng diễn biến giá và chọn lọc các cơ hội giao dịch tốt. Kỹ năng này yêu cầu sự tỉ mỉ, sự suy luận logic và khả năng chịu áp lực trong môi trường giao dịch nhanh chóng với đầy biến động.

7. Làm Trader Thu Nhập Cao Không?

Trader có thể có thu nhập cao với khoản lời lên đến vài trăm triệu đồng mỗi phiên giao dịch. Điều này đòi hỏi ở Trader sự hiểu biết sâu rộng về thị trường và các chiến lược giao dịch hiệu quả; đồng thời, họ cũng cần có thêm sự may mắn.

trader la gì
Thu Nhập Của Trader Như Thế Nào?

Bạn cũng cần lưu ý rằng, không phải tất cả các Trader đều kiếm được thu nhập cao. Thị trường tài chính biến động không ngừng và rất khó để có thể dự đoán. Chính vì vậy, việc giao dịch có thể mang đến cả lợi nhuận và tổn thất lớn. Điều quan trọng là Trader cần phải có kiến thức và kỹ năng cần thiết cùng với sự kiên nhẫn, khả năng quản lý rủi ro tốt để tạo ra thu nhập cao từ nghề này.

Với những chia sẻ trên đây, JobsGO hy vọng bạn đã hiểu “Trader là gì?” và nắm được những yêu cầu để thành công với nghề. Chúc bạn thành công trên con đường đầu tư của mình!

Câu hỏi thường gặp

1. Crypto Trader Là Gì?

Crypto trader là người tham gia giao dịch mua bán tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum trên các sàn giao dịch tiền điện tử.

2. Trader Chứng Khoán Là Gì?

Trader chứng khoán là người mua bán cổ phiếu và các công cụ tài chính khác trên thị trường chứng khoán để kiếm lợi nhuận.

3. Forex Trader Là Gì?

Forex trader là người tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối, mua bán các cặp tiền tệ để kiếm lợi nhuận từ sự biến động giá.

4. Trader Có Phải Là Nghề?

Có, trader là một nghề đòi hỏi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để tham gia vào giao dịch trên các thị trường tài chính.

5. Trader Học Ngành Gì?

Dù học ngành gì bạn cũng có thể trở thành Trader. Tuy nhiên, các ngành như tài chính, kinh tế, hoặc quản lý tài sản và đầu tư sẽ cung cấp cho bạn kiến thức cần thiết cho việc giao dịch.

6. Trader Kiếm Tiền Như Thế Nào?

Trader kiếm tiền bằng cách mua vào và bán ra tài sản tài chính với hy vọng thu được lợi nhuận từ sự biến động giá.

7. Trading Là Gì?

Trading là hoạt động mua bán tài sản tài chính như cổ phiếu, tiền điện tử hoặc tiền tệ trên các thị trường tài chính để kiếm lợi nhuận từ sự biến động giá.

8. Phân Biệt Trader Và Nhà Đầu Tư?

Trader thường tập trung vào việc mua bán ngắn hạn và có thể thực hiện nhiều giao dịch trong một ngày, trong khi nhà đầu tư thường giữ tài sản lâu dài và không thường xuyên thay đổi danh mục đầu tư.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: