5 tiêu chí đánh giá thái độ trong công việc

Đánh giá post

Thái độ trong công việc quan trọng hơn trình độ. Điều này không phải hoàn toàn đúng nhưng cũng không sai. Trình độ là điều giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn, nhưng nếu muốn trụ lại công ty lâu dài thì cần có thái độ làm việc tích cực. Dưới đây là 1 số thái độ khi làm việc được đánh giá cao mà bạn cần trang bị cho mình.

5 thái độ làm việc được đánh giá cao

5 thái độ làm việc được đánh giá cao

Khi làm việc trong môi trường công sở, bạn cần:

Tôn trọng người khác

Tôn trọng cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng của mình là thái độ trong công việc cơ bản mà mỗi nhân viên đều cần có. Bạn cần đối xử với người khác 1 cách lịch sự, chuyên nghiệp ngay cả khi họ có những ý kiến trái ngược. 

Nhiệt tình

Tất cả mọi người đều thích người nhiệt tình

Thái độ lạc quan, nhiệt tình là 1 trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp bạn thuận lợi hơn trong công việc. Năng lượng và nhiệt huyết, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách sẽ giúp bạn tiến tới thành công. Hơn nữa, tinh thần tích cực không những tốt cho chính bản thân bạn mà còn lan tỏa đến những đồng nghiệp xung quanh và khiến sếp đánh giá cao về thái độ làm việc của bạn hơn. 

Chủ động trong công việc

Luôn luôn nhớ rằng, bạn đến công ty là để làm việc và bạn cần hoàn thành công việc được giao trong thời hạn quy định. Hãy quên đi những lần làm việc nhóm tại trường đại học, khi mà nếu bạn không làm (không làm xong) thì sẽ có người làm hộ. Bởi nếu có thái độ trong công việc như vậy thì bạn sẽ không được đánh giá cao về năng lực và có thể sẽ bị “Fire” ngay lập tức. 

Khi làm việc, hãy luôn luôn chủ động tìm hiểu, chủ động tìm cách giải quyết vấn đề, đề xuất phương pháp nâng cao hiệu suất làm việc… Như vậy sẽ vừa được sếp và đồng nghiệp đánh giá cao mà cơ hội thăng chức, tăng lương cũng nhiều hơn.

? Xem thêm: Tổng hợp 25+ lời cảm ơn hay trong công việc 

Hợp tác trong công việc

Hãy hợp tác trong công việc

Tuy rằng công việc đã được phân chia theo vị trí, năng lực của mỗi người nhưng để có thể tiến hành 1 cách hiệu quả thì vẫn cần có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Dĩ nhiên, việc hòa hợp và hợp tác vui vẻ với tất cả đồng nghiệp là điều không hề dễ dàng. Nhưng trong công việc, hãy gạt bỏ suy nghĩ, cảm xúc cá nhân và cùng hướng tới mục tiêu chung. 

Luôn sáng tạo và đổi mới

Sự sáng tạo, đổi mới sẽ giúp cho công việc của bạn trở nên dễ dàng và đỡ nhàm chán hơn rất nhiều. Hãy luôn tìm cách thức mới để tiếp cận và hoàn thành mục tiêu 1 cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. 

Cách thể hiện thái độ tích cực trong công việc

Nếu bạn còn đang mơ hồ về nội dung ở phần 1 thì hãy theo dõi tiếp nội dung phần 2 để biết làm sao thể hiện cho sếp, cho đồng nghiệp, cho khách hàng biết mình đang có những biểu hiện nêu trên:

Sử dụng ngôn ngữ tích cực

Sử dụng ngôn ngữ tích cực là điều quan trọng trong môi trường công sở

Ngôn ngữ, hành động và biểu cảm là những yếu tố thể hiện cảm xúc, thái độ trong công việc rõ ràng nhất của mỗi người. Ở nơi làm việc, hãy sử dụng ngôn ngữ mang tính tích cực, lịch sự, tôn trọng đối với người xung quanh.

Tất nhiên, trong 1 số trường hợp vui đùa, bạn có thể sẽ bật thốt ra 1 số từ ngữ đi quá giới hạn, nhưng hãy hạn chế đừng nên để xảy ra quá thường xuyên. Hãy nhớ rằng bạn đang làm việc trong 1 môi trường chuyên nghiệp và việc sử dụng ngôn ngữ tiêu cực sẽ khiến đồng nghiệp không có ấn tượng tốt về bạn.

? Xem thêm: Cách gửi lời cảm ơn sếp chân thành và ý nghĩa nhất

Không bao giờ chỉ trích bất kỳ ai

Việc nhận xét, phản hồi rồi phê bình mang tính chất xây dựng thường xuyên xảy ra trong môi trường công sở. Tuy nhiên, bạn cần tiến hành việc này 1 cách nhẹ nhàng bằng những lời khen ngợi, những khía cạnh tốt rồi từ đó gợi ý những điều cần cải thiện. Như vậy, người được phản hồi sẽ tôn trọng ý kiến của bạn hơn là khi bạn chỉ chăm chăm chỉ trích khuyết điểm, sai sót của họ.

Tránh xa những lời đàm tiếu

Đừng để mình bị cuốn vào những câu chuyện “trà dư tửu hậu” nơi công sở. Nếu chẳng may không thể tránh khỏi thì tốt nhất hãy chỉ giữ vai trò là người nghe mà đừng nên hùa theo hay tuyên truyền lại ở 1 nơi khác. Ngoài ra, không nên vì 1 tin đồn vô căn cứ làm ảnh hưởng đến thái độ của bạn đối với đồng nghiệp.

? Xem thêm: 20+ lời chúc đồng nghiệp chuyển công tác hay và ý nghĩa nhất

Đặt tinh thần đồng đội lên hàng đầu

Bạn đang làm công việc mình được giao nhưng đó cũng là 1 phần trong tiến trình hướng đến mục tiêu chung của cả tập thể. Vì thế, nếu thành viên trong nhóm gặp phải vấn đề, trở ngại hãy tích cực suy nghĩ và đưa ra giải pháp. Hay vỗ lưng khen ngợi đồng nghiệp khi hoàn thành tốt công việc. Đây là những thái độ trong công việc cơ bản và dễ dàng nhất khi muốn thúc đẩy hoạt động nhóm.

Đừng phàn nàn

Công việc bận rộn lắm, không ai muốn nghe lời phàn nàn “vô nghĩa” đâu!

Hôm nay bạn bị kẹt xe hay trễ chuyến buýt nên đi làm muộn? Hôm nay đường ống nước nhà bạn bị hỏng? Cái điều hòa không hoạt động mà trời thì nóng đến gần 40 độ C?… Những điều này thật tồi tệ nhưng đây không phải lý do chính đáng để bạn trì hoàn hay làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc. 

Nếu bạn đang khó chịu, cũng đừng mang những điều đó ra phàn nàn hay trút lên đồng nghiệp của mình. Bởi không chỉ bạn gặp phải rắc rối và không ai có nghĩa vụ phải nghe bạn than vãn cả. Hãy tách bạch cảm xúc của mình và tập trung khi bắt đầu làm việc.

Kết

Trên đây là 1 số cách thể hiện thái độ trong công việc mà mỗi nhân viên đều nên có để có thể trở thành 1 nhân viên tốt trong mắt sếp và đồng nghiệp. Hy vọng những chia sẻ trên của JobsGO sẽ giúp ích cho cuộc sống công sở của bạn trở nên tốt đẹp hơn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: