Senior là gì? Senior là một trong những vị trí quan trọng của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về vị trí này. Nhiều người cũng cảm thấy băn khoăn không rõ mất bao lâu để đạt được vị trí Senior? Senior khác gì với Junior, Fresher và Intern? Senior cần có những kỹ năng gì? Tất cả sẽ được JobsGO giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé.
Mục lục
1. Senior Là Gì?
Senior là gì? Là thuật ngữ chỉ những người có sự hiểu biết và kinh nghiệm, chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó. Trước khi trở thành một Senior, họ đã trải qua những vị trí từ Intern, Fresher cho đến Junior.
Senior là vị trí rất được coi trọng trong các doanh nghiệp. Họ thường đảm nhận những công việc lớn, quan trọng. Sau quá trình làm việc lâu dài, Senior có thể tự mình khắc phục những khó khăn và giải quyết các vấn đề trong công việc. Bên cạnh đó, họ sở hữu khả năng làm việc độc lập và mang đến hiệu quả cao trong công việc.
Senior thường có chức vụ cao trong các tổ chức, doanh nghiệp:
- Giám đốc
- Phó giám đốc
- Trưởng phòng/ Trưởng nhóm
Xem thêm: Senior manager là gì?
2. Senior Thường Làm Những Công Việc Gì?
Senior là gì, làm gì? Những người làm việc tại cấp độ Senior thường đảm nhận các nhiệm vụ có tính chuyên môn cao và tham gia vào việc quản lý, phát triển tổ chức. Cụ thể, các công việc mà Senior thường làm bao gồm:
- Lãnh đạo và quản lý nhóm: Senior có trách nhiệm lãnh đạo và hướng dẫn các thành viên trong nhóm làm việc. Công việc bao gồm phân công nhiệm vụ, giám sát tiến độ và đảm bảo chất lượng công việc của cả nhóm.
- Tư vấn chuyên môn: Senior là người có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực của mình, vì vậy các thành viên khác trong công ty thường tìm đến Senior khi cần hỗ trợ.
- Nghiên cứu và phân tích: Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Senior phụ trách là nghiên cứu, phân tích các xu hướng mới trong ngành; từ đó đưa ra đề xuất phù hợp dựa trên các thông tin thu thập được.
- Thiết kế và phát triển sản phẩm: Senior thường tham gia vào việc thiết kế và phát triển các sản phẩm/ dịch vụ mới.
- Quản lý dự án: Nhiều Senior chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các dự án quan trọng của tổ chức. Nhiệm vụ cụ thể bao gồm lập kế hoạch, giám sát tiến độ, quản lý rủi ro và tài nguyên.
3. Phân Biệt Senior Với Fresher, Junior Và Intern
Những điểm khác biệt giữa Fresher, Junior, Intern và Senior là gì? Hãy cùng tìm hiểu với JobsGO bạn nhé!
3.1. Về Trình Độ Chuyên Môn
Senior thường có trình độ chuyên môn cao, được tích lũy qua nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cụ thể. Họ đã có kiến thức sâu rộng và hiểu biết chuyên sâu về các khía cạnh của ngành nghề mình đang làm việc.
Những người làm việc ở cấp độ Junior có kiến thức và kinh nghiệm làm việc ít hơn so với Senior. Họ đã có một vài năm kinh nghiệm thực tế trong ngành, nhưng vẫn cần phải tiếp tục học hỏi và phát triển kỹ năng chuyên môn.
Fresher là những người mới ra trường hoặc mới bắt đầu sự nghiệp trong ngành nghề. Họ có kiến thức lý thuyết nhưng chưa có kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc.
Intern là sinh viên hoặc người mới bắt đầu trong ngành nghề, tham gia vào các chương trình thực tập để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Intern thường chỉ có lý thuyết và cần thời gian để áp dụng kiến thức vào thực tế.
3.2. Về Trách Nhiệm Công Việc
Nếu đã thực sự hiểu Senior là gì, hẳn bạn sẽ nhận ra rằng Senior có trách nhiệm lãnh đạo và hướng dẫn nhóm làm việc. Họ thường phải đảm nhận các nhiệm vụ quản lý, đưa ra các quyết định chiến lược và giám sát tiến độ công việc của nhóm.
Trong khi đó, Junior đã tự phụ trách các nhiệm vụ cụ thể trong dự án, nhưng vẫn cần sự hướng dẫn và giám sát từ cấp trên.
Với vai trò là một người mới gia nhập thị trường lao động, Fresher thường chỉ được giao các công việc cơ bản và phải học hỏi thêm từ đồng nghiệp, cấp trên. Trách nhiệm chính của những người này là hoàn thành công việc được giao một cách chính xác, hiệu quả.
Intern tham gia vào các dự án dưới sự hướng dẫn của người cấp trên. Mục tiêu chính khi đi làm của Intern là học hỏi, thực hành và hỗ trợ làm những việc nhỏ.
3.3. Về Tâm Lý, Hành Vi
Ví đã tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm, nên Senior thường rất tự tin khi cần đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề phức tạp. Họ cũng có khả năng lắng nghe, hỗ trợ các thành viên trong nhóm. Đồng thời, vì đang có thu nhập tương đối cao cao và có những thành công nhất định với nghề; do đó Senior hiếm khi rời bỏ công việc của mình.
Những người ở cấp độ senior and junior không còn quá nhiều băn khoăn về việc liệu mình có phù hợp với nghề này hay không. Tuy nhiên, nếu gặp khó khăn trong việc phát triển hoặc mức lương không cải thiện theo thời gian thì họ có thể rời đi và tìm kiếm các cơ hội mới.
Hầu hết các Fresher cảm thấy hồi hộp và lo lắng khi bắt đầu sự nghiệp mới. Họ cần thời gian để thích nghi với môi trường làm việc và xây dựng sự tự tin. Mặc dù vậy, Fresher cũng rất năng động và có tinh thần học hỏi mạnh mẽ; họ sẵn lòng đối mặt với những thách thức mới trên con đường phát triển sự nghiệp.
Ở vai trò là một người đang học việc, Intern rất ham học hỏi và nhiệt huyết khi được tham gia vào môi trường làm việc thực tế. Họ có thể cảm thấy bất an và thiếu tự tin do thiếu kinh nghiệm; nhưng Intern rất chăm chỉ, sẵn sàng nhận việc khi được đồng nghiệp, cấp trên giao phó.
3.4. Về Mức Lương
Senior được trả mức lương cao hơn so với các vị trí khác do có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu. Mức lương của Senior phản ánh sự đóng góp và vai trò quan trọng của họ trong tổ chức.
Lương của Junior nằm ở mức trung bình và có sự tăng trưởng khi họ tích lũy thêm được kinh nghiệm, kỹ năng, có đóng góp tích cực cho doanh nghiệp.
Mức lương của Fresher thấp hơn senior and junior do thiếu kinh nghiệm và thường được xác định dựa trên trình độ học vấn và kỹ năng cơ bản.
Khác với Senior, Junior và Fresher, Intern thường không có lương do nhiệm vụ chính của những bạn trẻ này là học tập. Tại một số doanh nghiệp, Intern sẽ được nhận một khoản trợ cấp khoảng 1 – 3 triệu đồng/tháng.
>>>Có thể bạn quan tâm:
4. Mất Bao Lâu Để Fresher, Junior Lên Senior?
Để đạt được cấp bậc Senior, bạn cần có nhiều năm kinh nghiệm trong công việc và phát triển được nhiều kỹ năng. Thế nhưng, trong thực tế, có rất nhiều người số năm làm việc rất nhiều nhưng chưa thể đạt đến cấp bậc của Senior vì không có nhiều thành tựu trong công việc.
Chính vì thế, không có bất cứ giới hạn thời gian nào để từ một Fresher, Junior tiến lên Senior. Đây là cả một quá trình phấn đấu, phụ thuộc vào khả năng làm việc, sự cố gắng, nỗ lực phát triển của mỗi cá nhân.
5. Những Kỹ Năng Cần Rèn Luyện Để Trở Thành Senior Là Gì?
Trở thành một Senior đã khó, giữ được vị trí Senior còn khó hơn gấp bội lần. Bởi lẽ, xã hội phát triển không ngừng, để tiếp tục tiến xa hơn, Senior cần phải thường xuyên trau dồi kiến thức, kỹ năng để tránh bị đào thải trong công việc. Vậy những kỹ năng nào sẽ giúp cho Senior nâng cao trình độ?
5.1. Kỹ Năng Chuyên Môn
Yếu tố đầu tiên mà một Senior cần phải trau dồi chính là kỹ năng về chuyên môn, có sự am hiểu về kiến thức nền tảng đến nâng cao. Một Senior sẽ cần phải biết chủ động tạo ra cơ hội cho bản thân, thực hành các kỹ năng thì mới có thể phát triển hơn trong sự nghiệp.
Ví dụ như bạn đang là một Senior Developer thì bên cạnh việc nắm chắc các kiến thức nền tảng về ngôn ngữ lập trình, cấu trúc dữ liệu,… thì còn cần khai thác sâu hơn các khía cạnh liên quan. Có như vậy thì bạn mới nâng cao được trình độ và tạo ra những đột phá trong công việc của mình.
Xem thêm: Supervisor là gì? Yêu cầu công việc supervisor?
5.2. Kỹ Năng Làm Việc Nhóm
Không chỉ có khả năng làm việc độc lập, giải quyết các vấn đề cá nhân mà Senior còn cần biết kết hợp với các đối tác, đồng nghiệp, cấp dưới, cấp trên khác. Chính vì vậy kỹ năng làm việc nhóm là yêu cầu đặc biệt quan trọng cho vị trí này.
Senior sẽ cần biết cách cân bằng bản thân để hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ thành viên trong team, hoàn thành thật tốt các nhiệm vụ được giao.
5.3. Kỹ Năng Giao Tiếp, Đàm Phán
Giao tiếp, đàm phán luôn là kỹ năng cần thiết đối với bất kỳ vị trí nào. Đặc biệt, là một người mang trọng trách quản lý, Senior sẽ cần thường xuyên phải làm việc với các Manager, các lãnh đạo cấp trên để thuyết trình các ý tưởng.
Ngoài ra, Senior cũng sẽ phải làm việc với khách hàng, đàm phán, thuyết phục họ trong các dự án. Chính bởi vậy, việc thường xuyên trau dồi, rèn luyện kỹ năng về giao tiếp là rất quan trọng, giúp các bạn hoàn thành công việc tốt hơn.
5.4. Kỹ Năng Lãnh Đạo
Là một Senior thì bạn cũng cần có khả năng lãnh đạo để hỗ trợ cho thành viên trong team làm việc chuyên nghiệp, phát triển tốt nhất. Bởi bạn sẽ được giao các trọng trách lớn, lập kế hoạch, phân chia nhiệm vụ,… Hơn nữa, kỹ năng này cũng góp phần cho con đường sự nghiệp của bạn được tăng trưởng, thăng tiến nhanh hơn.
Ngoài ra, một người Senior có khả năng lãnh đạo tốt cũng sẽ nhận được sự tin tưởng, có tiếng nói trong bộ phận, team mà mình đang quản lý.
5.5. Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian
Senior là vị trí phải đảm nhiệm khác nhiều công việc khác nhau. Ngoài nhiệm vụ cá nhân thì các bạn còn cần phải quản lý các đầu việc của thành viên khác trong team, một số nhiệm vụ khác được cấp trên giao xuống. Do đó, nếu không có khả năng quản lý, sắp xếp thời gian khoa học thì sẽ khó hoàn thành được công việc.
Một Senior giỏi là người biết phân bổ thời gian hợp lý, biết đâu là việc cần hoàn thành trước, việc nào có thể để lại sau.
Xem thêm: 5 nguyên tắc quản lý thời gian hiệu quả
Bạn đã hiểu “Senior là gì?” và “Fresher, Junior, Senior là gì?” sau khi tham khảo bài viết của JobsGO rồi đúng không? Bạn đang ở vị trí Fresher hay Junior? Ở vị trí cấp thấp, chắc chắn bạn sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức. Nhưng bạn hãy cố gắng nhé! Khi vượt qua những thử thách trong giai đoạn này, bạn sẽ tích lũy được cho mình rất nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm quý giá để bước lên vị trí của các Senior. Và khi đó, bạn sẽ đạt được cả danh vọng, lẫn tiền bạc (thu nhập của Senior thường rất cao, từ 15 triệu/tháng trở lên).
Câu hỏi thường gặp
1. Senior Engineer Là Gì?
Senior Engineer được hiểu là kỹ sư cao cấp - người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực kỹ thuật cụ thể.
2. Senior Manager Là Gì?
Senior Manager có nghĩa là quản lý cấp cao - người chịu trách nhiệm lãnh đạo và quản lý một nhóm hoặc bộ phận trong tổ chức.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)