8 lý do khiến bạn mất động lực và bí quyết vượt qua!

5/5 - (1 vote)

Thiếu động lực là một căn bệnh muôn thuở của con người. Biểu hiện của nó là sự chán nản, không có mục tiêu làm việc cũng như cải thiện cuộc sống. Bạn có thể cảm thấy stress nếu tình trạng này nghiêm trọng hơn. Thay vì đặt câu hỏi “Động lực của tôi là gì?” thì hãy cùng đi tìm nguyên nhân và cách giải quyết. Và trong bài viết này, JobsGO sẽ chia sẻ 8 lý do khiến bạn mất động lực và bí quyết vượt qua, cùng theo dõi các bạn nhé!

Bạn thiếu một lý do đủ mạnh

Dấu hiệu dễ thấy nhất là bạn đặt ra cho mình quá nhiều mục tiêu, ví dụ như mục tiêu học tiếng Anh, thức dậy sớm, tập thể dục,… và đơn giản bạn nghĩ rằng những điều này tốt thì bạn làm. Chính vì vậy, bạn sẽ rất nhanh chán và từ bỏ. Con bệnh lười sẽ chiến thắng tất cả những mục tiêu với lý do không đủ mạnh.

Cách tốt nhất để trị căn bệnh này đó là hãy chỉ đặt cho mình một mục tiêu và hoàn thành trong một thời hạn nhất định. Những kết quả phải có giá trị cho chính bản thân bạn chứ không phải vì người khác làm thì bạn cũng làm.

👉 Xem thêm: Động lực làm việc là gì? Cách tạo động lực để làm việc hiệu quả nhất

Mục tiêu vượt quá khả năng

Bạn đặt ra mục tiêu rất “hoành tráng”, thậm chí vượt quá khả năng của bản thân. Vậy nên, khi không thể thực hiện, bạn sẽ xuất hiện cảm giác chán nản, mất đi động lực cố gắng.

Mục tiêu vượt quá khả năng

Ví dụ bạn đặt mục tiêu mỗi ngày dành 3 tiếng để học tiếng Anh trong khi bạn không có nhiều thời gian như vậy. Bạn nghĩ rằng cứ bắt tay vào làm là sẽ được thôi nhưng thực tế thì quyết tâm của bạn chỉ được một, hai ngày đầu hoặc nhiều hơn là một tuần, sau đó thì bạn lại bỏ cuộc.

Vì vậy thay vì đặt mục tiêu quá lớn học 3 tiếng một ngày, tại sao bạn không học 1 tiếng một ngày và sẽ hoàn thành trong vòng một tháng. Việc chia nhỏ mục tiêu sẽ khiến bạn cảm thấy bớt áp lực và quyết tâm hơn. Khi bạn đã biến mục tiêu thành thói quen thì việc duy trì nó sẽ khá dễ dàng.

>>>Đọc thêm: Làm thế nào để trở thành một leader giỏi?

Bạn cảm thấy mệt mỏi

Bạn đã khi nào cảm thấy cơ thể mình rất mệt mỏi đến mức không còn năng lượng để làm bất kỳ việc gì chưa? Thậm chí tình trạng này còn xảy ra thường xuyên trong cuộc sống khiến bạn thấy suy sụp cả thể xác lẫn tinh thần. Những lúc như vậy, điều bạn cần làm là suy nghĩ lại xem mình sinh ra trên đời này để làm gì, mình đang sống vì điều gì?  Nếu ngày mai là ngày cuối cùng còn sống thì liệu bạn có thấy hối tiếc vì những điều mà bản thân chưa thật sự cố gắng thực hiện hay không?

Thêm một điều quan trọng nữa là bạn cần quan tâm đến sức khỏe của mình. Bạn hãy đủ ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ và dành ra ít nhất 15 phút để tập thể dục mỗi ngày. Sức khỏe thể chất và tinh thần luôn luôn song hành cùng nhau, một cơ thể khỏe sinh ra tinh thần khỏe và ngược lại.

👉 Xem thêm: 5 cách “đánh bại” mệt mỏi vì áp lực công việc

Bạn cảm thấy mệt mỏi

Bạn sợ hãi một điều gì đó

Khi bạn sợ hãi, ngay cả khi bước vào một lãnh địa do chính bản thân mình tạo ra thì 1 phần trong con người bạn vẫn tìm cách để né tránh, chần chừ. Nỗi sợ hãi sẽ khiến cho bạn bị chậm lại, do dự, đôi khi là mất đi động lực thực hiện.

Cách tốt nhất để xua tan nỗi sự, tìm lại động lực đó là bạn cần đối mặt với chúng. Bạn có thể bắt đầu bằng cách gọi tên chúng, đưa chúng ra khỏi bức tường ẩn nấp. Bạn hãy tự đặt câu hỏi “tại sao mình lại phải sợ những điều đó?”. “Liệu cố gắng thực hiện thì xác suất thành công là bao nhiêu?”,… Trả lời được tất cả những câu hỏi này tức là bạn đang dần đẩy lùi sự sợ hãi trong bản thân mình. Từ đó, bạn sẽ dần có lại động lực để nỗ lực thực hiện mục tiêu của mình.

Bạn không biết mình muốn gì

Không xác định được mình muốn gì là 1 trong những nguyên nhân lớn nhất khiến bạn mất đi động lực. Bạn làm việc gì cũng cảm thấy chán nản, bạn không thích nó nhưng không biết mình có thể làm được gì. Từ đó, bạn trở nên phó mặc tất cả và không muốn cố gắng, để tương lai đến đâu thì đến.

Bạn không biết mình muốn gì

Cách để lấy lại động lực chính là bạn cần ngồi lại suy nghĩ xem thực sự bản thân có thể làm gì, những việc nào khiến bạn cảm thấy vui vẻ. Khi đã xác định được, bạn sẽ cần quyết tâm, cố gắng để thực hiện, theo đuổi sở thích đó. Bạn phải tự tin rằng bản thân có thể làm được, bằng tất cả đam mê, nỗ lực, bạn chắc chắn sẽ thành công.

👉 Xem thêm: Làm sao để biết mình thích gì? Cách xác định đam mê nghề nghiệp

Mất động lực do xung đột các giá trị

Giá trị là những điều rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nếu như bạn gặp phải các cuộc xung đột giá trị, tức là đang có 2 hoặc nhiều hơn giá trị quan trọng nhưng bạn lại cảm thấy mình không thể thỏa mãn chúng. Chính điều này sẽ khiến cho bạn bị đẩy vào tình thế giằng xé giữa nhiều con đường, sự lựa chọn khác nhau. Bạn có thể có hứng thú bất chợt về điều gì đó, thế nhưng bạn lại mất đi động lực và bắt tay vào việc khác. Hoặc rất có thể động lực của bạn đã bị cạn kiệt vì năng lượng bị tiêu tốn cho các xung đột.

Để giải quyết những xung đột này, bạn cần tìm cách gỡ rối, điều phối giữa các bên để đưa ra phần khác trong con người bạn. Bạn hãy bắt đầu bằng việc nhìn nhận xung đột nội tại. Bạn có thể lấy 1 tờ giấy, vẽ ra 1 đường thẳng ở giữa rồi viết về 2 chiều chướng khác nhau mà mình đang bị lôi cuốn vào, phân tích chi tiết từng bên để có được cho mình câu trả lời. Bên cạnh đó, việc đọc sách kỷ luật bản thân cũng có thể giúp bạn phát triển khả năng tự kiểm soát và quản lý xung đột nội tại một cách hiệu quả hơn.

Bạn mất đi quyền tự quyết

Bạn mất đi quyền tự quyết

Chúng ta phát triển nhờ quyền tự quyết. Não của ai cũng có một trung tâm thần kinh đóng vai trò đưa ra quyết định, và nó cần phải được rèn luyện. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bằng cách luyện tập sử dụng vùng não này để đưa ra các quyết định, những cơn buồn phiền thường sẽ qua đi.

Trong cuốn sách Drive của mình, Daniel Pink viết về những nghiên cứu cho thấy rằng khi làm những công việc sáng tạo, có quyền tự do đưa ra quyết định mình sẽ làm gì, bao giờ làm, làm thế nào và làm với ai là cốt lõi của việc tạo ra và duy trì động lực, óc sáng tạo và năng suất làm việc.

Cách lấy lại động lực là hãy xem bạn có được bao nhiêu quyền tự quyết liên quan đến mục tiêu mình đang cố gắng theo đuổi. Có những lĩnh vực nào khiến bạn cảm thấy bị bó buộc và kiểm soát không? Hãy xem bạn có thể làm cách nào để dần có nhiều quyền tự quyết hơn trong công việc, thời gian, kỹ thuật, địa điểm và với những đồng nghiệp của mình, và nếu bạn đi làm, hãy bàn luận với quản lý của bạn, xin có thêm nhiều quyền tự quyết hơn ở một số lĩnh vực chuyên môn nhất định mà bạn có ưu thế.

Bạn cảm thấy cô đơn

Đây là một điều cực kỳ quan trọng với những ai làm việc một mình xa nhà. Bạn biết đó, có những ngày bất chợt cảm thấy bực bội trong người, đơn giản là không muốn làm việc, và thả ra ngoài chơi, uống nước với bạn bè hay chơi đá bóng thì hơn. Có lẽ điều này là do chúng ta là những sinh vật xã hội và thỉnh thoảng phần thiết yếu của con người bạn chỉ muốn một chút kết nối với người khác, nên nó nhảy vào, uy hiếp động lực của bạn để bạn có thể ngừng làm việc một chút, rồi ra ngoài, dành thời gian với người khác, cho nó điều nó cần.

Cách lấy lại động lực là bạn hãy ngừng làm việc một chút, ra ngoài, dành thời gian với ai đó bạn mến. Bạn sẽ ngạc nhiên vì tác động của việc này lên động lực của bạn đấy và bạn sẽ thấy mình minh mẫn và năng suất hơn khi trở lại với công việc. Đồng thời hãy tìm những phương pháp để bắt đầu kết nối nhiều hơn và cùng hợp tác trong công việc.

👉 Xem thêm: Làm gì khi mình có cảm giác bị cô lập nơi công sở?

Bạn cảm thấy cô đơn

Trên đây là 8 lý do khiến bạn mất động lực cùng bí quyết để vượt qua chúng. Hy vọng rằng thông qua bài viết của JobsGO, các bạn sẽ biết cách để khơi dậy động lực của bản thân, thực hiện những mục tiêu, dự định và đạt được thành công trong tương lai nhé.

 

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: