Ngồi lâu trước máy tính – Tổn hại cơ thể và nguy cơ tử vong khó lường

4.5/5 - (3 votes)

Cuộc sống hiện đại, nhiều công việc khiến bạn phải ngồi hàng giờ làm việc trên máy tính. Ngồi 8h/ ngày tiếp xúc với máy tính, ngồi làm thêm giờ, ngồi trên xe và về tới nhà lại ngồi ăn cơm, ngồi xem truyền hình… Tất cả dẫn đến nhiều ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong. Hãy xem các tổn hại đó là gì để có ngay những biện pháp khắc phục và cải thiện sức khỏe.

1. Ngồi lâu trước máy tính ảnh hưởng đến thị lực

Ngoài thời gian bắt buộc phải ngồi làm việc với máy tính, chúng ta không thể phủ nhận sức hấp dẫn của các sản phẩm công nghệ, đặc biệt là smartphone, laptop. Việc ngồi sử dụng chúng trong hàng giờ đồng hồ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực đôi mắt, gây mỏi mắt, khô mắt, giảm thị lực, cận thị…

Nhận thấy các vấn đề đó, các bác sĩ ở bệnh viện Mayo (Mỹ) đã đưa ra quy tắc 20-20-20. Cụ thể là cứ 20 phút thì bạn nên rời mắt khỏi màn hình máy tính, nhìn ra xa khoảng 20 feet (khoảng 6m) ít nhất trong vòng 20 giây. Thi thoảng bạn có thể nhắm mắt lại trong vài phút hoặc tập các bài tập cho mắt để mắt được nghỉ ngơi và sau đó có thể bắt đầu làm việc hiệu quả hơn. Nếu mắt bị khô, bạn hãy chớp mắt thường xuyên hơn và có thể sử dụng một lọ thuốc nhỏ mắt bên mình.

2. Ngồi lâu trước máy tính khiến da nhanh lão hóa

Thực tế cho thấy rằng, những người thường xuyên sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử có dấu hiệu lão hóa da nhanh hơn hẳn những người khác kể cả khi họ đã bổ sung các thực phẩm tươi, lành mạnh. 

Nguyên nhân là do các sóng điện từ có khả năng tấn công vào bạch huyết khiến việc loại bỏ chất thải từ các mô và tế bào trong cơ thể bị ảnh hưởng, tác động xấu đến các cấu trúc collagen dưới da. Vì vậy trong một thời gian dài da sẽ dễ tổn thương, yếu dần, xanh xao, dễ nổi mụn và khó để phục hồi.

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên hạn chế ngồi máy tính nhiều nhất có thể, bảo vệ da đúng cách và cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho da.

3. Ngồi lâu trước máy tính khiến đau mỏi vai và lưng

Người bình thường nếu ngồi xuống quá 3 phút sẽ rơi vào tư thế mỏi hoặc không thể ngồi thẳng như lúc đầu. Ngồi nhiều sẽ tạo ra sự hao mòn trong khớp xương của bạn, ảnh hưởng lớn đến dây chằng cột sống khi phải đặt một trọng lực lớn trên cơ vai và lưng trong thời gian dài. Ngoài ra, khi ở đằng trước là máy tính thì tự nhiên bạn sẽ phải vươn cổ về phía trước trong khi tập trung, gây căng thẳng trên cổ và vai.

Một nghiên cứu của Penn State cho biết, ngồi trước máy tính trong ít nhất 4 giờ đồng hồ có thể làm tăng áp lực lên đĩa đệm ở vùng thắt lưng. Sự đè nén này có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, một “bệnh nghề nghiệp” đằng sau cơn đau lưng đối với người ngồi quá lâu trước máy tính. Vì vậy, hãy đứng dậy và di chuyển.

Một nghiên cứu chỉ ra khi những người tham gia thay đổi vị trí của họ sau mỗi 15 phút, họ không thấy bất kỳ tác động bất lợi nào trên vùng đĩa đệm. Nhiều người cho rằng nằm nghỉ là giải pháp để bớt đau lưng, nhưng các nhà nghiên cứu tìm ra rằng chuyển động mới là liều thuốc giảm đau hiệu quả. 

Theo nghiên cứu trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển Phục hồi chức năng, bạn chỉ cần 25 phút tập thể dục nhịp điệu – như chạy bộ hoặc bơi lội – có thể làm giảm 28% cơn đau lưng của bạn. Ngoài ra, bài tập nhỏ giúp cải thiện sức khỏe cho người ngồi nhiều trước máy tính cũng rất quan trọng để duy trì sức khỏe và giảm thiểu cơn đau lưng hiệu quả..

4. Ngồi máy tính quá lâu và thường xuyên sẽ khiến trí tuệ sa sút

Trong một nghiên cứu từ 1,600 người trường thành và 65 người già, các nhà nghiên cứu tìm ra được những người có gen liên quan chặt chẽ với bệnh mất trí nhớ thì khả năng phát triển bệnh gần như gấp đôi so với những người không mang gen bệnh. Nhưng đối với những người không tập thể dục thường xuyên, các nhà nghiên cứu thấy rằng tỷ lệ phát triển chứng mất trí của 2 đối tượng là tương tự nhau.

Điều này liên quan trực tiếp đối với những người ngồi lâu trước máy tính. Nhà tâm lý học người Mỹ – ông Michael Pietrus cho biết: “Có quá nhiều yếu tố kích thích của máy tính khiến chúng ta mất tập trung và làm việc không thực sự hiệu quả”. Khi bạn để những kích thích này thường xuyên “dẫn lối”, bạn sẽ dễ dàng mắc chứng hay quên, đãng trí.

Để tránh những rắc rối này, bạn hãy cố gắng xác định rõ mục tiêu công việc của mình, chẳng hạn như phải hoàn thành bản báo cáo hàng tuần, đưa ra một số nguyên tắc để hạn chế việc truy cập facebook, instagram, twitter,…

Bên cạnh đó, thay vì ngồi một thời gian dài uể oải rồi dán mắt vào phim ảnh hay mạng xã hội, bạn hãy chịu khó vận động sau 1-2 giờ ngồi trước máy tính. Mục đích là để cơ thể thư giãn xương khớp, lưu thông khí huyết.

>> Thể dục, thể thao – Bí quyết dáng đẹp của cô nàng công sở

>> Tự tạo deadline – để deadline không trở thành “ám ảnh kinh hoàng”

5. Ngồi lâu trước máy tính ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Ngồi lâu trước máy tính là một dạng vận động tốn ít năng lượng nhất. Khi bạn ngồi xuống, tư thế ngồi khiến khoang phổi không được mở rộng để thở, làm hạn chế lượng oxi cần thiết vào cơ thể của bạn. Vì vậy, trong thời gian này chúng ta thường có xu hướng thở nông. 

Song, vì hằng ngày chúng ta phải ngồi làm việc lâu trước máy tính nên tình trạng này kéo dài dẫn đến khả năng hấp thu oxy của phổi bị giảm. Điều này có nghĩa là khi nồng độ oxy trong máu thấp thì lượng máu cung cấp cho việc nuôi các cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng khiến bạn không thể hoạt động được tối ưu. Theo thống kê của viện nghiên cứu khoa học Cali (Mỹ) thì ngồi lâu trước máy tính quá 5 giờ/ngày sẽ khiến tinh thần, sức đề kháng bệnh tật, hoạt động của tim đều bị suy giảm tối thiểu là 10%.

Để khắc phục tình trạng này, thỉnh thoảng hít một hơi thật sâu. Bên cạnh đó, nếu có thể nên tập yoga để học cách điều hòa khí thở của mình một cách tốt nhất. Thường xuyên vận động, tập thể dục đều đặn và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

6. Ngồi nhiều ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch

Khi ngồi nhiều ảnh hưởng đến phổi cũng sẽ ảnh hưởng tới hệ thống tim mạch. Trái tim và hệ thống tim mạch sẽ làm việc hiệu quả hơn thông qua các hoạt động đứng lên, di chuyển nhiều.

Phát hiện theo một nghiên cứu từ năm 2010 cho biết sự gia tăng khoảng 125% về bệnh tim mạch do dành thời gian ngồi quá lâu, kéo theo nguy cơ tăng đến 46% tử vong do các nguyên nhân khác.

7. Ngồi nhiều có thể khiến bạn tăng đường huyết

Dựa theo nghiên cứu từ Đại học Chester vào năm 2013 phát hiện việc ngồi xuống đốt cháy calories ít hơn 21% mỗi phút thay vì đứng lên. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu gần đây của trường đại học ở Florida, cho dù bạn ở cân nặng phù hợp, nhưng lượng đường huyết có thể tăng nếu bạn ngồi lâu. 

Thực tế chỉ ra rằng, những người trưởng thành ít vận động thường có đường huyết ở mức 5.7% hoặc hơn và xét nghiệm máu cho kết quả Hemoglobin A1C, đủ cao để được coi là tiền tiểu đường của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu lưu ý.

Trong khi những người này duy trì cân nặng khỏe mạnh, họ có tỷ lệ mỡ cao hơn cơ bắp – trung bình khoảng 25% mỡ cơ thể hoặc nhiều hơn đối với 1 người. Tình trạng “gầy dư mỡ” này dẫn đến các vấn đề trao đổi chất khác nhau, như huyết áp cao hơn, lượng đường trong máu cao cũng như mức cholesterol cao, các nhà nghiên cứu cho biết.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nếu như bạn trong khoảng tiền béo phì, giảm 5% – 7% cân nặng và dành thời gian khoảng 150 phút để luyện tập trong 1 tuần có thể trì hoãn hoặc ngăn chặn sự khởi đầu của bệnh tiểu đường.

8. Ngồi quá lâu trước máy tính có thể vô sinh

Việc ngồi lâu không vận động sẽ khiến lượng máu cung cấp cho các cơ quan không đủ, lượng dưỡng khí trong máu ít đi, cộng thêm những bức xạ từ sóng điện từ ảnh hưởng đến cơ thể, khiến quá trình tuần hoàn khí huyết gặp trở ngại. Thỉnh thoảng khí huyết ứ đọng sẽ dẫn đến tắc mạch máu, lúc này, khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là vùng chậu và vùng chi dưới. Điều này là một trong những thói quen xấu có thể gây vô sinh.

9. Ngồi nhiều có thể khiến bạn mắc bệnh trĩ

Hiện nay, có hơn 50% dân số Việt Nam mắc phải căn bệnh trĩ, trong đó phổ biến nhất là dân văn phòng, phụ nữ mang thai và những người thường xuyên phải làm việc nặng. Nguyên nhân phổ biến chính là hàng ngày ngồi lâu hay ngồi làm việc triền miên với máy tính.

Theo kết quả của một nghiên cứu cho thấy, những đối tượng thường xuyên ngồi làm việc quá lâu sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ lên tới 72,9%, trong khi đó con số này ở những người thường xuyên vận động là 43%. Do đó, đối tượng là nhân viên văn phòng nên đứng lên và vận động đi lại sau mỗi 45 – 60 phút.

Do đó, việc cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi là điều rất quan trọng. Quá trình này giúp bạn phòng trĩ hiệu quả và giúp cơ thể có thời gian hồi phục, đạt trạng thái tốt nhất.

10. Tăng nguy cơ mắc ung thư

Ngồi quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng, vú và tử cung. Cơ chế của sự ảnh hưởng chưa được tìm hiểu rõ, nhưng có thể đó cũng là hậu quả của việc cơ thể sản xuất dư thừa insulin, khuyến khích sự tăng trưởng của tế bào. Thêm nữa, thay vì ngồi một chỗ, khi bạn hoạt động, nồng độ chất chống oxy hóa trong cơ thể sẽ tăng lên, khiến các gốc tự do gây ung thư được loại bỏ.

Ngồi nhiều: Nguy cơ mắc ung thư gia tăng

Ngoài ra, theo một phân tích tổng hợp của 43 nghiên cứu khác nhau của Đức bao gồm hơn 4 triệu người cho thấy: Những người ngồi nhiều có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn 24%, nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn 32% và nguy cơ ung thư phổi cao hơn 21% so với bình thường.

Một lý do khác khiến nguy cơ ung thư gia tăng là tình trạng tăng cân, dẫn đến thay đổi các quá trình sinh hóa, ví dụ như thay đổi nội tiết tố, rối loạn chức năng trao đổi chất, gây viêm nhiễm… đều là lý do thúc đẩy ung thư xảy ra.

11. Đối mặt với nguy cơ tử vong

Kinh hoàng hơn, ngồi quá nhiều còn khiến bạn phải đối mặt với cái chết. Một trong những bằng chứng là nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí Y tế dự phòng Hoa Kỳ, thực hiện trên 54 quốc gia, phân tích mối quan hệ giữa thời gian ngồi nhiều hơn 3 tiếng mỗi ngày cùng với dữ liệu về quy mô dân số, số liệu về bảo hiểm và tử vong chung.

ngoi-lau-truoc-may-tinh-co-nguy-co-tu-vong

Kết quả cho thấy hơn 60% người dân trên toàn thế giới dành hơn 3 tiếng mỗi ngày để ngồi và các nhà nghiên cứu tính toán rằng việc này gây nên khoảng 433.000 ca tử vong mỗi năm từ 2002 đến 2011. Theo thống kê, thời gian ngồi trung bình trên thế giới là 4.7 tiếng/ngày. Các nhà khoa học tính toán, với những người ngồi chỉ bằng 50% thời gian trên, nguy cơ tử vong của họ giảm đi 2.3% do mọi nguyên nhân, bệnh tật.

Đáng chú ý, trong số đó, có 34 bệnh nghề nghiệp có thể phát sinh do lối sống ít vận động, bao gồm các vấn đề về tim mạch, bệnh đái tháo đường, và các rối loạn về xương khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người lao động.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: