Các Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại & Vấn Đề Liên Quan

Đánh giá post

Nghiệp vụ ngân hàng giúp bạn khám phá và hiểu rõ về các quy trình và hoạt động quan trọng trong ngành ngân hàng. Bạn sẽ hiểu hơn về các dịch vụ tài chính, quy trình xử lý giao dịch và cách ngân hàng quản lý rủi ro. Thông qua nghiệp vụ ngân hàng, bạn có cái nhìn toàn diện về lĩnh vực tài chính và thế giới ngân hàng đang phát triển mạnh như thế nào. Cùng JobsGO khám phá trong nội dung bài viết nhé.

1. Nghiệp Vụ Ngân Hàng Là Gì?

Nghiệp vụ ngân hàng là tập hợp các hoạt động và quy trình được thực hiện bởi các tổ chức ngân hàng để cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng. Nó bao gồm một loạt các công việc, quy trình và quy định liên quan đến tiếp nhận, xử lý và quản lý tiền tệ, giao dịch tài chính, vay vốn, đầu tư, các dịch vụ liên quan khác.

Các nghiệp vụ ngân hàng có thể bao gồm: Mở tài khoản ngân hàng, cung cấp thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, chuyển khoản tiền, xử lý hồ sơ vay vốn, cung cấp các dịch vụ thanh toán như chi trả hóa đơn, quản lý tài khoản.

Nghiệp Vụ Ngân Hàng Là Gì?
Nghiệp Vụ Ngân Hàng Là Gì?

Ngoài ra, nghiệp vụ ngân hàng cũng liên quan đến việc đánh giá rủi ro tín dụng, quản lý tài sản và liên kết với các tổ chức tài chính khác như ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính quốc tế.

Xem thêm: Ngành Ngân Hàng là gì? Các ngành nghề Tài Chính Ngân Hàng

2. Các Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại

Nghiệp vụ ngân hàng thương mại được chia thành các loại như sau:

2.1. Nghiệp Vụ Tài Sản Nợ, Huy Động Vốn

Nghiệp vụ tài sản nợ và huy động vốn sẽ phản ánh trực tiếp thông qua nguồn vốn của ngân hàng (vốn đầu tư, vốn tự có):

  • Về vốn đầu tư: Gồm vốn điều lệ ngân hàng hoặc vốn thuộc sở hữu của ngân hàng. Thông thường vốn điều lệ sẽ được sử dụng để trang mua thiết bị, tài sản và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, vốn tự có sẽ có thêm được nguồn quỹ dự trữ. (Đây là nguồn có do các hoạt động sinh lợi nhuận ròng trong một tháng).
  • Về vốn tự có: Ngân hàng sẽ dùng khoản vốn này để chi tiêu cho các mục tạm thời.

2.2. Nghiệp Vụ Nhận Tiền Gửi

Hiện nay các ngân hàng thường nhận một khoản tiền từ khách hàng, doanh nghiệp, sau một khoản thời gian sẽ gửi trả tiền lãi và gốc. Đây cũng là một hoạt động mà các doanh nghiệp đang đẩy mạnh. Vì thế, nhân viên ngân hàng cần quan tâm và nắm chắc về nghiệp vụ giao dịch viên hơn.

2.2.1. Tiền Gửi Không Kỳ Hạn

Khoản tiền này sẽ được ngân hàng cất trong tài khoản vãng lai. Theo đó bạn có thể chủ động gửi thêm hoặc tất toán để sử dụng khi cần thiết. Hình thức gửi tiền này có lãi suất tương đối thấp hoặc thậm chí là không được trả lãi.

Các Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại
Các Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại

Thế nhưng, nó lại giúp cho khách hàng có cảm giác yên tâm hơn vì dịch vụ bảo mật tốt. Không chỉ vậy bạn còn rất dễ để thanh toán, sử dụng, liên kết ngân hàng.

  • Tiền gửi không kỳ hạn sẽ được tiến hành dưới các hình thức như:
  • Tài khoản séc
  • Tài khoản NOW
  • Tài khoản NOW cao cấp
  • Tài khoản tiền gửi thị trường tiền tệ
  • Tài khoản ATS

2.2.2. Tiền Gửi Có Kỳ Hạn

Loại tiền gửi có kỳ hạn tức là bạn gửi tại ngân hàng ở một khoản thời gian cố định:

Tiền gửi dưới dạng tài sản

Tiền gửi dưới dạng phát hành kỳ phiếu của ngân hàng. Có thể ngân hàng sẽ phát hành phiếu nợ để huy động vốn và thực hiện mục đích riêng.

Hình thức tiền gửi này có lãi suất cao so với những phương pháp khác. Thế nhưng bạn lại không được rút tiền ra trước thời hạn. Trong trường hợp bạn cần phải rút gấp thì vẫn có thể liên hệ với ngân hàng. Tuy nhiên kèm theo đó là khoản phạt mà ngân hàng đề ra như: Không có lãi suất, lãi thấp hơn so với hợp đồng,…

Tiền gửi tiết kiệm

Bạn có thể gửi tiền vào ngân hàng theo các mốc thời gian như: 1 – 3 – 6 – 9 – 12 tháng. Mức lãi suất sẽ dựa vào con số đã công khai trước đó.

Sau khi gửi, bạn được ngân hàng cấp cho một quyển sổ gọi là “sổ tiết kiệm”. Nó sẽ ghi lại toàn bộ quá trình, thời gian và số tiền mà mỗi lần bạn gửi hoặc rút ra. Hiện nay ngân hàng còn chia tiền gửi tiết kiệm thành 3 loại khác nhau:

  • Tiết kiệm không kỳ hạn: Bạn có thể gửi hoặc rút bất kỳ lúc nào mà không cần báo trước với ngân hàng.
  • Tiết kiệm có kỳ hạn: Bạn gửi tiền theo thời gian cố định, ứng với mức lãi suất nhận được. Bạn chỉ được rút 1 lần duy nhất trong kỳ.
  • Tiết kiệm có mục đích: Tiền bạn gửi vào sẽ được tiết kiệm trong khoảng thời gian trung và dài hạn.

2.3. Nghiệp Vụ Tín Dụng

Các ngân hàng ngày nay đều có những nguồn vốn huy động và dùng cho mục đích vay để tăng lợi nhuận. Hình thức này còn được gọi là tín dụng. Nghiệp vụ tín dụng sẽ liên quan đến một số tính chất, hình thức của khoản vay như sau:

Nghiệp Vụ Tín Dụng
Nghiệp Vụ Tín Dụng

2.3.1. Căn Cứ Vào Mục Đích

  • Khoản vay thương mại, công nghiệp là khoản vay ngắn hạn, cung cấp thêm nguồn vốn cho công ty đang hoạt động trong ở ngành thương mại hoặc dịch vụ, công nghiệp.
  • Khoản vay thuê mua.
  • Khoản vay nông nghiệp.
  • Khoản vay liên quan đến bất động sản.

2.3.2. Căn Cứ Vào Thời Điểm

  • Cho vay ngắn hạn dưới 12 tháng (thường cho vay với mục đích là hỗ trợ thiếu hụt vốn lưu động cho công ty).
  • Khoản vay trung hạn (thời gian: 1-3 năm). Nó được dùng cho mục đích đầu tư, mua các loại tài sản cố định.
  • Khoản vay dài hạn (ít nhất 3 năm). Nó được ngân hàng cho khách hàng vay với mục đích xây nhà hoặc đầu tư lớn.

2.3.3. Dựa Vào Mức Độ Uy Tín

  • Vay thế chấp: Khách hàng muốn vay sẽ phải cầm một tài sản nào đó có giá trị gần tương đương để được chấp nhận vay.
  • Vay tín chấp: Khách hàng có thể dựa vào uy tín cá nhân để vay, thủ tục của hình thức này thường đơn giản hơn nhiều so với thế chấp.

2.3.4. Dựa Vào Phương Pháp Hoàn Trả

  • Vay trả góp: Nếu năng lực tài chính không đủ thì khách hàng có thể trả góp trong một khoản thời gian nhất định, kèm theo đó là số tiền gốc + tiền lãi mà 1 tháng cần trả.
  • Vay trả 1 lần: Khách hàng sẽ tiến hành trả gốc và lãi 1 lần ở cuối thời gian vay.

2.4. Nghiệp Vụ Đầu Tư

Ngoài các hình thức trên thì ngân hàng còn phải tiến hành đầu tư, mua bán chứng khoán để tạo ra lợi nhuận. Khi nghiệp vụ đầu tư của nhân viên tốt có thể quản lý và dự đoán được thị trường, ngân hàng sẽ có được lợi nhuận từ hình thức này.

2.5. Nghiệp Vụ Kinh Doanh Đối Ngoại

Nghiệp Vụ Kinh Doanh Đối Ngoại
Nghiệp Vụ Kinh Doanh Đối Ngoại

Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại chính là những hoạt động liên quan đến mua bán, huy động vốn ngoại tệ để giúp ngân hàng thu về lợi nhuận lớn. Các hoạt động tiêu biểu trong nghiệp vụ này phải kể đến như:

  • Mua bán ngoại tệ
  • Huy động vốn ngoại tệ
  • Cho vay, mua bán ngoại tệ
  • Thanh toán quốc tế
  • Chiết khấu, tái chiết khấu
  • Bảo lãnh, tái bảo lãnh cho công dân Việt Nam

Xem thêm: Tìm hiểu các nghiệp vụ kế toán ngân hàng cơ bản hiện nay

2.6. Nghiệp Vụ Cho Vay

Cho vay là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại, có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh.

2.6.1. Dựa Vào Mục Đích Cho Vay

Muốn vay được tiền của ngân hàng, bạn cần có mục đích, dự án,… khả thi và tiềm năng. Do đó, để thuận lợi cho khâu kiểm định, ngân hàng đã chia mục đích vay thành nhiều loại khác nhau như:

  • Cho vay nông nghiệp.
  • Cho vay bất động sản: dành cho các hoạt động mua sắm, sửa chữa hoặc xây nhà,…
  • Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại vay ngắn hạn với mục đích bổ sung vốn lưu động cho các hoạt động liên quan tới công nghiệp, thương mại, du lịch,…
  • Thuê mua và các loại khác.

2.6.2. Dựa Vào Thời Hạn Cho Vay

Thời gian ngân hàng thương mại cho vay đối với cá nhân hoặc tổ chức được chia thành 3 phần bao gồm:

  • Cho vay ngắn hạn: Hình thức cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng. Mục đích chính của cho vay ngắn hạn là giúp người vay giải quyết các vấn đề tài chính tạm thời hoặc đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong thời gian ngắn.
  • Cho vay trung hạn: Thời hạn cho vay trong khoảng từ 1 – 3 năm.
  • Cho vay dài hạn: Thời hạn cho vay quy định là trên 3 năm. Mục đích vay để đầu tư thiết bị phương tiện vận tải, máy móc hoặc xây dựng công trình, nhà máy.

2.6.3. Dựa Vào Sự Tín Nhiệm Của Khách Hàng

Cách thức cho vay này được khách hàng gọi là cho vay không đảm bảo. Điều này tạo ra sự khác biệt so với các khoản vay truyền thống, vốn yêu cầu người vay phải có tài sản để thế chấp hoặc cầm cố. Khi áp dụng hình thức vay tín chấp, quy trình vay vốn được đơn giản hóa đáng kể, giúp khách hàng tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Tuy nhiên, việc được chấp thuận cho vay tín chấp không phải là điều dễ dàng đối với mọi người. Các tổ chức tín dụng thường đặt ra những tiêu chí nghiêm ngặt để đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Họ thường ưu tiên cho những cá nhân có uy tín cao, công việc ổn định và vị trí xã hội đáng tin cậy. Những yếu tố này giúp ngân hàng đánh giá mức độ tin cậy của khách hàng trước khi quyết định giải ngân khoản vay không có tài sản đảm bảo.

2.6.4. Dựa Vào Giá Trị Của Tín Dụng

Giá trị tín dụng được ngân hàng quy đổi bằng tiền và thực hiện qua 3 hình thức:

  • Tín dụng thời vụ.
  • Tín dụng ứng trước.
  • Thấu chi.

Vay bằng tiền là hình thức tương đối phổ biến hiện nay, được nhiều người tin tưởng và sử dụng.

2.6.5. Dựa Vào Phương Thức Hoàn Trả

Người vay có 2 lựa chọn khi hoàn trả tiền cho ngân hàng gồm:

  • Trả cả lãi và gốc theo định kỳ nhất định khi hoàn tất.
  • Vay hoàn trả theo yêu cầu.

2.7. Một Số Nghiệp Vụ Khác

Bên cạnh những nghiệp vụ trên thì ngân hàng thương mại còn phải làm các công việc quan trọng khác như:

  • Dịch vụ chuyển tiền: Tiến hành lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng tại quầy hoặc trên ứng dụng điện thoại.
  • Dịch vụ thu chi của ngân hàng: Tiến hành ủy nhiệm thu chi.
  • Ủy thác: Thay mặt cho khách hàng xử lý các hoạt động chuyển giao tài sản, tiền bạc, vàng hoặc giấy tờ.
  • Mua bán hộ: Khi được khách hàng tin tưởng và giao cho việc mua bán trái phiếu, chứng khoán thì ngân hàng sẽ phải nỗ lực rất nhiều để làm tăng giá trị của số tiền đó.

Ngoài ra, ngân hàng cũng cần thực hiện các quy trình kyc check để đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng chống rửa tiền và bảo vệ an toàn thông tin của khách hàng.

Như vậy, bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn tìm hiểu xong về nghiệp vụ ngân hàng cần nắm rõ. Nếu muốn tìm kiếm việc làm ngân hàng, hãy truy cập ngay vào jobsgo.vn để chớp lấy cơ hội tốt nhất bạn nhé.

Câu hỏi thường gặp

1. Làm Thế Nào Để Áp Dụng Hiệu Quả Kiến Thức Từ Giáo Trình Vào Thực Tế Công Việc Ngân Hàng?

Để áp dụng kiến thức từ giáo trình thành kỹ năng thực tế trong môi trường ngân hàng, bạn cần:

  • Có một chiến lược học tập và áp dụng toàn diện. 
  • Tham gia các khóa đào tạo nội bộ, chủ động học hỏi từ đồng nghiệp giàu kinh nghiệm và liên tục cập nhật thông tin mới trong ngành cũng là những yếu tố then chốt. 
  • Rèn luyện các kỹ năng mềm như: giao tiếp, làm việc nhóm,... 
  • Đặt ra mục tiêu cụ thể và thường xuyên đánh giá tiến độ sẽ giúp bạn điều chỉnh phương pháp học tập và làm việc.

2. Có Cần Chứng Chỉ Nghiệp Vụ Ngân Hàng Để Làm Việc Tại Ngân Hàng Không?

Không. Mặc dù không phải tất cả các vị trí trong ngân hàng đều yêu cầu chứng chỉ nghiệp vụ ngân hàng, việc có chứng chỉ này vẫn là một lợi thế đáng kể.

3. Có Thể Gửi Tiền Tại VCB Digibiz Không?

Có, bạn có thể gửi tiền tại VCB DigiBiz - nền tảng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Vietcombank. Đây là một trong những tính năng quan trọng mà VCB DigiBiz cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: