Cùng với sự bùng nổ của mạng Internet, truyền thông đại chúng là một phần không thể thiếu trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu nhân lực trở nên “nóng” hơn bao giờ hết, thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm đến ngành. Vậy bản chất ngành truyền thông đại chúng là gì? Làm sao để xác định ngành này có phù hợp với bạn không? Cùng JobsGO tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
- 1. Tìm hiểu chung về ngành truyền thông đại chúng
- 2. Ngành truyền thông đại chúng học những gì?
- 3. Ngành truyền thông đại chúng có được ưa chuộng?
- 4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành truyền thông đại chúng
- Ngành truyền thông đại chúng thi khối gì?
- 5. Học truyền thông đại chúng tại trường nào?
- 6. Học ngành truyền thông đại chúng ra trường làm gì?
- 7. Mức lương dành cho ngành truyền thông đại chúng
- 8. Kết luận
1. Tìm hiểu chung về ngành truyền thông đại chúng
Ngành truyền thông đại chúng có mã ngành 7320105, tên gọi tiếng Anh là Mass Communication. Đây là chuyên ngành đào tạo cử nhân năng lực tiếp thị sản phẩm, dịch vụ hay hình ảnh của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân… đến với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông.
Hiện nay, ngành truyền thông đại chúng được chia làm 8 lĩnh vực khác nhau gồm: sách, báo in, tạp chí, ghi dữ liệu, phát thanh, điện ảnh, truyền hình và Internet. Trong đó, báo chí, phát thanh, truyền hình và Internet là những lĩnh vực phổ biến và phát triển nhất.
2. Ngành truyền thông đại chúng học những gì?
Đến với ngành truyền thông đại chúng, sinh viên được học các kiến thức đại cương xen lẫn kiến thức chuyên ngành ngay từ những năm đầu đại học như:
- Lý thuyết truyền thông;
- Truyền thông sáng tạo;
- Quan hệ công chúng và quảng cáo;
- Công chúng báo chí – truyền thông;
- Hệ thống thông tin đối ngoại;
- Quản trị báo chí – truyền thông;
- Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn;
- Pháp luật & đạo đức báo chí – truyền thông;
- Truyền thông quốc tế;
- vv…
Khối kiến thức chuyên ngành nổi bật trong chương trình đào tạo ngành truyền thông đại chúng bao gồm:
- Kỹ thuật và công nghệ truyền thông đại chúng;
- Sáng tạo nội dung truyền thông đại chúng;
- Thiết kế gói nhận diện thương hiệu;
- Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đại chúng;
- Sản xuất sản phẩm quảng cáo;
- Truyền thông chính sách;
- Truyền thông doanh nghiệp;
- Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC);
- Truyền thông về giáo dục, khoa học và công nghệ;
- Truyền thông văn hóa – nghệ thuật;
- Tổ chức hoạt động doanh nghiệp truyền thông;
- Quản trị truyền thông trong khủng hoảng;
- vv…
Bên cạnh kiến thức, sinh viên được thực hành và trang bị đầy đủ các kỹ năng, nghiệp vụ nghề nghiệp như:
- Tìm hiểu nghệ thuật;
- Các khóa học về kỹ năng giao tiếp;
- Khả năng hoạch định, nghiên cứu chiến lược truyền thông;
- Kỹ năng triển khai, quản lý hoạt động truyền thông;
- Kỹ năng sử dụng các công cụ kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sáng tạo và sản xuất sản phẩm truyền thông như: máy quay phim, máy ảnh, phòng thu – phát thanh;
- vv…
3. Ngành truyền thông đại chúng có được ưa chuộng?
Trước sự bùng nổ của mạng lưới Internet, các tòa soạn – báo chí ngày một hoàn chỉnh và chuyên nghiệp hơn khiến việc tương tác, trao đổi thông tin trở thành “tất yếu” trong cuộc sống thường ngày. Có phải bạn rất khó bỏ qua những mẩu tin hot vào mỗi buổi sáng, trong lúc nhâm nhi cà phê hay trước giờ làm việc? Bạn lướt facebook, đọc báo, xem phim… nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí của bản thân?
Chỉ với lý do đơn giản này, ngành truyền thông đại chúng đã và đang là ngành học xu thế, thu hút các bạn trẻ năng động và hé mở tương lai nghề nghiệp hấp dẫn.
4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành truyền thông đại chúng
Hãy đánh giá bản thân theo các tiêu chí JobsGO đưa ra sau đây để biết bạn có phù hợp và có cơ hội phát triển hơn với ngành truyền thông đại chúng hay không. Nếu bạn sở hữu nhiều hơn 3 trong 5 tiêu chí này thì truyền thông đại chúng chính xác là ngành học dành cho bạn đó:
- Bạn năng động, sáng tạo và yêu thích ngành truyền thông;
- Bạn có khả năng giao tiếp, đàm phán và làm chủ tình huống;
- Bạn giỏi viết lách, có khả truyền đạt thông tin qua ngôn ngữ văn bản;
- Bạn chủ động định hướng nghề nghiệp;
- Bạn có năng lực dẫn dắt chuyên môn;
- Bạn có khả năng làm việc độc lập;
- Bạn thích nghi nhanh với các kiểu môi trường làm việc khác nhau.
Ngành truyền thông đại chúng thi khối gì?
Các trường đại học thường sử dụng điểm thi của các tổ hợp môn/khối thi sau để tuyển sinh ngành Truyền thông đại chúng:
- Khối A16: Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Ngữ Văn;
- Khối C15: Ngữ Văn, Toán, Khoa Học Xã Hội;
- Khối D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
Không nhiều sự lựa chọn khối thi xét tuyển cho ngành truyền thông đại chúng, liệu các học sinh có bị giới hạn cơ hội trúng tuyển? Ngành học này có thể học ở những trường nào? Tổ hợp môn và điểm chuẩn ra sao? Cùng JobsGO tìm hiểu trong các phần nội dung tiếp theo nhé!
5. Học truyền thông đại chúng tại trường nào?
Nhu cầu tuyển chọn nhân lực ngành truyền thông đại chúng đang tăng cao trong các năm trở lại đây là khẳng định cho sức hấp dẫn của ngành này. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có duy nhất một trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành truyền thông đại chúng là: Học viện báo chí và tuyên truyền.
Theo đó, điểm chuẩn tham khảo cho từng khối thi ngành truyền thông đại chúng tại trường Học viện báo chí và tuyên truyền là:
Tên trường | Khối xét tuyển | Điểm chuẩn | ||
Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | ||
Học viện báo chí và tuyên truyền | A16 | 25.03 | 26.27 | 26.05 |
C15 | 26.53 | 27.77 | 27.8 | |
D01 | 25.53 | 26.77 | 26.55 |
Bảng 1. Điểm chuẩn ngành truyền thông đại chúng năm 2020 – 2022.
6. Học ngành truyền thông đại chúng ra trường làm gì?
Với ưu thế thị trường đa dạng và nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng, cơ hội việc làm của các bạn tốt nghiệp ngành truyền thông đại chúng trở nên rộng mở hơn bao giờ hết. Bạn có thể làm việc tại các Toà soạn, Đài phát thanh,… hay các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực liên quan, bao gồm cả phạm vi trong nước và quốc tế.
Một vài công việc cụ thể là:
- Chuyên viên phát triển ứng dụng truyền thông;
- Đảm nhận các dự án hợp tác và liên kết truyền thông;
- Chuyên viên sáng tạo nội dung truyền thông ở các vị trí: Content, SEO, Photographer, Editor, Designer,…;
- Xây dựng kế hoạch, thiết kế, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm tại các cơ quan truyền thông đại chúng;
- Chuyên viên tổ chức sự kiện truyền thông, chương trình quảng cáo tại các công ty làm việc trong lĩnh vực của ngành quan hệ công chúng.
- Giảng viên đào tạo các bộ môn liên quan đến lĩnh vực ngành truyền thông đại chúng;
- v/v…
>>>Có thể bạn quan tâm: Muốn làm biên tập viên thì học ngành gì?
7. Mức lương dành cho ngành truyền thông đại chúng
Nhìn chung, ngành truyền thông đại chúng luôn có mức lương ổn định ở “top cao”, trung bình các công ty tuyển dụng nhân viên truyền thông với mức lương khoảng 400USD/ tháng (khoảng 9.5 triệu đồng). Thu nhập của bạn có thể cao hơn nữa nếu bạn là người có năng lực và đủ thời gian cống hiến với nghề.
JobsGO đã phân chia mức lương cơ bản cho từng đối tượng ngành truyền thông đại chúng như sau:
STT | Đối tượng | Mức lương (VNĐ/ tháng) |
1 | Nhân sự chưa có kinh nghiệm | 6.000.000 – 8.000.000 |
2 | Nhân sự có kinh nghiệm 1 – 2 năm | 10.000.000 – 15.000.000 |
3 | Quản lý cấp cao, có trên 3 năm hoạt động trong nghề | 20.000.000 – 30.000.000 |
Bảng 2. Mức lương cơ bản cho từng đối tượng ngành truyền thông đại chúng.
8. Kết luận
Có thể thấy, ngành truyền thông đại chúng đã và đang chiếm được khá nhiều thiện cảm từ các bạn trẻ bởi phạm vi nghề nghiệp lớn, mang đến nguồn thu nhập ổn định. Hy vọng bài viết của JobsGO sẽ tiếp bước bạn tiến xa hơn với lĩnh vực truyền thông đại chúng!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)