Ngành Năng Lượng Tái Tạo Học Ở Đâu? Ra Trường Làm Gì?

Đánh giá post

Ngành năng lượng tái tạo đang trở thành tâm điểm của sự quan tâm; đặc biệt là khi khí hậu biến đổi ngày càng phức tạp và nguồn năng lượng không tái tạo dần cạn kiệt. Trong bài viết hôm nay, JobsGO sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về ngành này.

Mục lục

1. Ngành Năng Lượng Tái Tạo Là Gì?

Ngành năng lượng tái tạo là một lĩnh vực đào tạo về kỹ thuật hóa học, điện và cơ khí, liên quan đến sản xuất, lưu trữ, quản lý, phân phối các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, nước, nhiệt đất và sinh học.

Năng lượng tái tạo là gì? Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng được sinh ra từ các nguồn tự nhiên có khả năng tự phục hồi và không bị cạn kiệt trong quá trình sử dụng. Chúng bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện, năng lượng địa nhiệt và năng lượng sinh khối.

Ngoài ra, ngành này cũng cung cấp kiến thức về biến đổi khí hậu, chính sách phát triển bền vững và khoa học môi trường để đào tạo những chuyên gia có kiến thức đa ngành, có khả năng ứng dụng các giải pháp năng lượng sạch, bền vững cho cộng đồng và môi trường.

ngành năng lượng tái tạo
Ngành Năng Lượng Tái Tạo Là Gì?

2. Ngành Năng Lượng Tái Tạo Học Những Gì?

Chương trình đào tạo trong ngành năng lượng tái tạo khác nhau tại từng trường, nhưng thường bao gồm các nhóm kiến thức chính:

  • Nhóm kiến thức đại cương: Bao gồm các môn học như Xác suất thống kê, Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam, Kinh tế học đại cương, Toán cao cấp, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng,… Những môn học này cung cấp cho người học kiến thức, tư duy, kỹ năng,… nền tảng để có thể tiếp nhận các kiến thức chuyên sâu hơn ở cấp Đại học.
  • Nhóm kiến thức cơ sở ngành: Bao gồm các môn học như Cơ học, Điện tử, Điện lực, Cơ sở Kỹ thuật Môi trường, Nhiệt lạnh,… giúp sinh viên có kiến thức cơ bản về công nghệ và quy trình sản xuất, lưu trữ, phân phối năng lượng tái tạo.
  • Nhóm kiến thức chuyên ngành: Bao gồm các môn học như Năng lượng Mặt trời, Năng lượng Gió, Năng lượng Nước,… giúp sinh viên hiểu sâu về các nguồn năng lượng tái tạo cụ thể, cách hoạt động, công nghệ và ứng dụng thực tiễn.
  • Thực tập: Phần này cung cấp cơ hội cho sinh viên áp dụng kiến thức đã học vào thực tế thông qua các dự án nghiên cứu, thực hành trên công trình thực tế hoặc tham gia vào các doanh nghiệp, tổ chức liên quan đến năng lượng tái tạo để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng thực tế.

Dưới đây là thông tin chi tiết về chương trình đào tạo ngành Năng lượng kỹ thuật tại một số trường đại học tại Việt Nam.

2.1. Chương Trình Đào Tạo Ngành Năng Lượng Tái Tạo Tại Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM

TT Tên học phần
A KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
a Học phần bắt buộc
1 Các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
2 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Pháp luật đại cương
5 Toán 1
6 Toán 2
7 Toán 3
8 Xác suất thống kê ứng dụng
9 Vật lý 1
10 Vật lý 2
11 Thí nghiệm vật lý 1
12 Hóa học cho kỹ thuật
13 Tin học dành cho kỹ sư Matlab
b Kiến thức tự chọn
Chọn 1 trong các môn:
1 Kinh tế học đại cương
Nhập môn quản trị chất lượng
Nhập môn quản trị học
Nhập môn logic học
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Nhập môn xã hội học
Chọn 1 trong các môn:
2 Tâm lý học kỹ sư
Tư duy hệ thống
Kỹ năng học tập đại học
Kỹ năng xây dựng kế hoạch
Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Chọn 2 môn trong các môn:
3, 4 Toán cao cấp dành cho kỹ sư 1
Toán cao cấp dành cho kỹ sư 2
Vật lý 3
5 Thí nghiệm vật lý 2
6 Đại số tuyến tính
6 Giáo dục thể chất 1
7 Giáo dục thể chất 2
8 Tự chọn giáo dục thể chất 3
9 Giáo dục quốc phòng an ninh
B KIẾN THỨC CHUYÊN NGHIỆP
a Khối kiến thức bắt buộc
I Cơ sở ngành và ngành
1 Kỹ thuật Điện – Điện tử
2 Kỹ thuật vi xử lý
3 Máy điện và Khí cụ điện
4 Điều khiển lập trình (PLC)
5 Nhiệt động lực học và Truyền nhiệt
6 Vẽ kỹ thuật 1
7 Cơ học lưu chất ứng dụng
8 Bơm, Quạt, Máy nén
9 Hệ thống nhiệt lạnh
II Chuyên ngành
1 Kế hoạch khởi nghiệp
2 Lưới điện có nguồn phân tán (Micro grid)
3 Điện gió và ứng dụng
4 Điện mặt trời và ứng dụng
5 Thiết bị biến đổi điện năng (điện tử công suất)
6 Kiểm toán và tiết kiệm năng lượng
7 Năng lượng mặt trời
8 Pin nhiên liệu
9 Đồ án môn học 1 (Năng lượng tái tạo)
10 Đồ án môn học 2 (Điện mặt trời)
11 Đồ án môn học 3 (Điều khiển hệ thống)
III Thực tập xưởng
1 TT máy điện và khí cụ điện
2 TT thiết bị chuyển đổi điện năng
3 TT Năng lượng tái tạo (phần điện)
4 TT vi xử lý
5 TT Điều khiển lập trình
6 Thực tập năng lượng Hybrid
7 TT Hệ thống nhiệt – lạnh
IV Thực tập tốt nghiệp
V Khóa luận tốt nghiệp
b Khối kiến thức tự chọn
I Cơ sở ngành và ngành
Chọn 2 môn trong các môn:
1, 2 Chuyên đề Nhiệt
Đo lường nhiệt
Kỹ thuật chiếu sáng dân dụng và công nghiệp
Năng lượng sinh khối (Biomass, Biogas)
Chuyên đề Năng lượng tái tạo
II Chuyên ngành
Chọn 1 môn 3TC và 2 môn 2TC trong các môn:
1 Quản trị CN & QLDA điện (3)
Hệ thống BMS (3)
Hệ thống SCADA (3)
Ứng dụng Matlab trong kỹ thuật điện (3)
Nguồn dự phòng và hệ ATS (3)
Chất lượng điện năng (3)
Bảo vệ và tự động hóa hệ thống điện công nghiệp (3)
2 Thiết bị trao đổi nhiệt (2)
Năng lượng và quản lý năng lượng (2)
Kinh tế năng lượng (2)
Nhà máy nhiệt điện (2)
III Liên ngành
Chọn 6TC các môn học thuộc chuyên ngành hoặc liên ngành dưới đây:
1 PLC (khoa điện)
2 Máy điện và Khí cụ điện
1, 2, 3 Thiết bị trao đổi nhiệt
Nguyên lý tự động hóa quá trình nhiệt
Kinh tế năng lượng
Chuyên đề nhiệt
Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp
Tự động hóa quá trình sản xuất
Quản trị kinh doanh

2.2. Công Nghệ Kỹ Thuật Năng Lượng – Chuyên Ngành Năng Lượng Tái Tạo, Đại Học Điện Lực

STT Học kỳ Mã học phần Tên học phần
1 1 003870 Giáo dục quốc phòng 1
2 1 003871 Giáo dục quốc phòng 2
3 1 003872 Giáo dục quốc phòng 3
4 1 003873 Giáo dục quốc phòng 4
5 1 000801 Giáo dục thể chất 1
6 1 000808 Giáo dục thể chất 2
7 1 000813 Giáo dục thể chất 3
8 1 000816 Giáo dục thể chất 4
9 1 003137 Tiếng Anh 1
10 1 003360 Toán cao cấp 1
11 1 003366 Toán cao cấp 2
12 1 003923 Triết học Mác – Lê nin
13 1 000976 Hóa học
13 2 003925 Kinh tế chính trị Mác – Lê nin
14 2 001893 Nhập môn tin học
15 2 003144 Tiếng Anh 2
16 2 003369 Toán cao cấp 3
17 2 003612 Vật lý
18 2 003657 Xác suất thống kê
20 3 003926 Chủ nghĩa xã hội khoa học
21 3 001189 Kinh tế học đại cương
22 3 001326 Kỹ thuật đo lường điện
23 3 001359 Kỹ thuật nhiệt 1
24 3 001588 Lý thuyết mạch 1
25 3 002018 Pháp luật đại cương
26 3 002074 Phương pháp tính
27 3 003629 Vẽ kỹ thuật 1
28 4 003739 Cơ học chất lưu
29 4 000881 Hệ thống cung cấp điện
30 4 001243 Kỹ thuật an toàn
31 4 001299 Kỹ thuật điện tử
32 4 001559 Lý thuyết điều khiển tự động 1
33 4 001700 Máy điện 1
34 4 003505 Tư tưởng Hồ Chí Minh
35 4 002742 Thực tập Điện cơ bản (D1)
36 5 000330 Công nghệ sản xuất điện + Bài tập

dài

37 5 000421 Điện tử công suất
38 5 000502 Điều khiển và bảo vệ hệ thống

điện*

39 5 003928 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
40 5 002314 Sử dụng năng lượng tiết kiệm và

hiệu quả

41 5 004515 Tiếng Anh chuyên ngành năng

lượng

42 5 002575 Thiết bị trao đổi nhiệt
43 6 000447 Điều khiển các bộ biến đổi
44 6 000847 Hệ DCS và SCADA*
45 6 001322 Kỹ thuật đo lường các đại lượng

không điện

46 6 001760 Năng lượng địa nhiệt*
47 6 001761 Năng lượng mặt trời
48 6 001769 Năng lượng sinh khối
49 6 001778 Năng lượng và xử lý chất phát

thải

50 6 002000 Phân tích và quản lý dự án
51 7 000299 Công nghệ điện gió
52 7 000312 Công nghệ lưu trữ năng lượng
53 7 004314 Đồ án năng lượng mặt trời
54 7 004315 Đồ án năng lượng sinh khối
55 7 001145 Kiểm toán năng lượng
56 7 003106 Thủy điện
57 7 003775 Thực tập sửa chữa thiết bị nhiệt
58 7 003586 Vật liệu cho các ứng dụng năng

lượng tái tạo*

59 8 000101 Các hệ thống điều khiển tiên tiến*
60 8 004316 Đồ án điện gió
61 8 004317 Đồ án thủy điện
62 8 001205 Kinh tế năng lượng
63 8 002723 Mô phỏng các nguồn năng lượng

tái tạo

64 8 001864 Nhà máy điện ảo*
65 8 004318 Tích hợp hệ thống năng lượng tái

tạo*

66 8 003297 Tin học ứng dụng năng lượng tái

tạo

67 9 004211 Đồ án/Khóa luận tốt nghiệp
68 9 004218 Thực tập tốt nghiệp

3. Ngành Năng Lượng Tái Tạo Học Ở Đâu? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam và điểm tuyển sinh ngành này năm 2023 để bạn tham khảo:

TT Tên trường Tên ngành Khối thi Điểm chuẩn 2023
1 Đại học Bách khoa Hà Nội Ngành Hệ thống điện và năng lượng tái tạo (CT tiên tiến) A00; A01 24.47
2 Đại hoc Khoa học và Công nghệ Hà Nội Kỹ thuật điện và Năng lượng tái tạo A00; A01; A02; D07 22.65
3 Đại học Điện lực Công nghệ kỹ thuật Năng lượng A00; A01; D07; C01 20
4 Đại học Nông lâm TPHCM Phân hiệu Ninh Thuận Công nghệ Kỹ thuật Năng lượng Tái tạo A00; A01; D07 15
5 Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM Năng lượng tái tạo A00; A01; D01; D90 22.4
6 Đại học Nông lâm TPHCM Công nghệ Kỹ thuật Năng lượng Tái tạo A00; A01; D07 16

4. Học Ngành Năng Lượng Tái Tạo Ra Làm Gì?

các trường đào tạo ngành năng lượng tái tạo
Học Ngành Năng Lượng Tái Tạo Ra Làm Gì?

Dưới đây là một số công việc mà người học Ngành năng lượng tái tạo có thể theo đuổi:

4.1. Kỹ Thuật Viên Năng Lượng Mặt Trời

Kỹ thuật viên năng lượng mặt trời chịu trách nhiệm lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống năng lượng mặt trời. Họ có nhiệm vụ đảm bảo rằng các hệ thống này hoạt động hiệu quả, an toàn; đồng thời cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng và quản lý dự án

4.2. Kỹ Sư Xây Dựng Năng Lượng Mặt Trời

Kỹ sư xây dựng năng lượng mặt trời tham gia vào quá trình thiết kế và xây dựng các hệ thống năng lượng mặt trời từ xác định địa điểm lắp đặt, cơ sở hạ tầng đến việc lựa chọn, cài đặt các thiết bị phù hợp.

4.3. Kỹ Sư Nhiên Liệu

Kỹ sư nhiên liệu nghiên cứu và phát triển các phương pháp sản xuất, lưu trữ và sử dụng nhiên liệu tái tạo như biogas, ethanol và hydro năng lượng để đáp ứng nhu cầu về năng lượng sạch, bền vững.

4.4. Kỹ Thuật Viên Kỹ Thuật Môi Trường

Kỹ thuật viên Kỹ thuật Môi trường tham gia vào việc đánh giá tác động môi trường của các dự án năng lượng tái tạo và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, định hướng theo chuyển đổi xanh. Họ cũng thường thực hiện các nghiên cứu về các công nghệ và phương pháp xử lý chất thải, khí thải.

4.5. Kỹ Sư Kiến Trúc

Kỹ sư kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế các công trình và cơ sở hạ tầng sử dụng năng lượng tái tạo. Họ tạo ra các giải pháp kiến trúc hiệu quả để tối ưu hóa việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo trong các tòa nhà và cơ sở hạ tầng.

4.6. Kỹ Sư Hoá Học

Kỹ sư hoá học tham gia vào nghiên cứu, phát triển, sản xuất các vật liệu, công nghệ mới để cải thiện hiệu suất và tính bền vững của các hệ thống năng lượng tái tạo như pin mặt trời, pin nhiên liệu và các quá trình sản xuất nhiên liệu từ nguồn tái tạo.

4.7. Kỹ Thuật Viên Hạt Nhân

Kỹ thuật viên hạt nhân thường làm việc trong các lĩnh vực như nghiên cứu, phát triển, thiết kế và vận hành các thiết bị, hệ thống năng lượng hạt nhân. Họ phải tuân thủ các quy định về vấn đề an ninh hạt nhân và bảo vệ môi trường.

4.8. Kỹ Sư Vật Liệu

Kỹ sư vật liệu chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển và lựa chọn các vật liệu phù hợp để sử dụng trong các ứng dụng năng lượng tái tạo như vật liệu cách nhiệt, vật liệu tiết kiệm năng lượng, vật liệu chịu lực.

4.9. Nhà Địa Chất Học

Nhà địa chất học tham gia vào việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng nước, năng lượng nhiệt đất, năng lượng sinh học thông qua việc đánh giá và khai thác tài nguyên tự nhiên một cách bền vững, hiệu quả.

4.10. Quản Lý Trang Trại Gió

Người quản lý trang trại gió chịu trách nhiệm vận hành, bảo trì các trang trại gió. Họ đảm bảo các trang trại này hoạt động hiệu quả và an toàn. Quản lý trang trại gió cũng thường thực hiện việc đánh giá và tối ưu hóa hiệu suất của các hệ thống này.

4.11. Tư Vấn Năng Lượng Tái Tạo

Các chuyên gia tư vấn năng lượng tái tạo cung cấp dịch vụ tư vấn cho các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng về việc triển khai, quản lý các dự án năng lượng tái tạo, công nghiệp xanh. Công việc này bao gồm đánh giá nhu cầu, thiết kế, lập kế hoạch và đề xuất giải pháp phù hợp nhất.

5. Mức Lương Ngành Năng Lượng Tái Tạo Cao Không?

Mức lương trong ngành năng lượng tái tạo có sự biến động tương đối lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, địa điểm làm việc và quy mô công ty.

Theo số liệu thống kê mới nhất của JobsGO, mức lương trung bình cho một số vị trí phổ biến trong ngành năng lượng tái tạo, công ty năng lượng xanh ở Việt Nam nằm trong khoảng từ 10 triệu đến 30 triệu đồng mỗi tháng. Điển hình như sau:

  • Kỹ sư thiết kế điện mặt trời có thể nhận được mức lương từ 10 – 20 triệu đồng/tháng.
  • Kỹ sư thiết kế hệ thống điện gió có thể nhận được mức lương từ 15 – 25 triệu đồng/tháng.
  • Kỹ sư điện năng lượng mặt trời có thể nhận được mức lương từ 8 – 18 triệu đồng/tháng.
  • Kỹ sư hệ thống năng lượng tái tạo có thể nhận được mức lương từ 10 – 25 triệu đồng/tháng.
  • Kỹ sư quản lý dự án năng lượng tái tạo có thể nhận được mức lương từ 15 – 30 triệu đồng/tháng.

6. Ngành Năng Lượng Tái Tạo Có Được Ưa Chuộng?

ngành hệ thống điện và năng lượng tái tạo
Ngành Năng Lượng Tái Tạo Có Được Ưa Chuộng?

Tại Việt Nam, ngành năng lượng tái tạo đang trở thành một trong những lĩnh vực được ưa chuộng và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngày càng có nhiều người hiểu biết về biến đổi khí hậu và ý thức tốt hơn về bảo vệ môi trường. Điều đó thúc đẩy nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng sạch và bền vững tăng cao. Cùng với đó, chính phủ cũng đang đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ để khuyến khích đầu tư và phát triển lĩnh vực này.

Các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, nước,… đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cả các doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan nhà nước. Việc xây dựng các dự án năng lượng tái tạo, bao gồm trang trại gió, nhà máy điện mặt trời,… đang được triển khai trên khắp đất nước.

Ngoài ra, ngành năng lượng tái tạo cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và là một trong những ngành có tiềm năng phát triển cao trong tương lai. Rất nhiều bạn trẻ đã nhận thấy điều này. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng điểm tuyển sinh ngành năng lượng tái tạo đang tăng qua các năm.

7. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Năng Lượng Tái Tạo

Để học ngành năng lượng tái tạo và thành công trong lĩnh vực này, sinh viên cần phải có một số tố chất cơ bản sau:

7.1. Đam Mê Năng Lượng Tái Tạo

Sinh viên ngành năng lượng tái tạo cần có niềm đam mê với các nguồn năng lượng sạch và bền vững. Yếu tố này chính là nguồn động lực để sinh viên nỗ lực học tập, vượt qua mọi thách thức và tận hưởng thời gian nghiên cứu, làm việc, khám phá các giải pháp mới.

7.2. Học Tốt Các Môn Khoa Học Tự Nhiên

Kiến thức vững chắc về các môn khoa học tự nhiên như Toán, Vật lý, Hóa học và Sinh học là nền tảng để sinh viên ngành năng lượng tái tạo có thể học tốt các môn chuyên ngành. Đó cũng chính là lý do vì sao khi tuyển sinh, các trường đại học lại xét tuyển điểm thi các khối A00, A01.

7.3. Thích Nghiên Cứu, Sáng Tạo

Năng lượng tái tạo là một ngành tương đối mới, chính vì vậy, sinh viên theo học ngành này sẽ phải thường xuyên tham gia vào các thực nghiệm khoa học. Nếu không thích nghiên cứu, các bạn sẽ rất khó để gặt hái được thành tựu trong ngành này.

7.4. Khả Năng Phân Tích, Tư Duy Logic Tốt

Khả năng phân tích các vấn đề phức tạp và áp dụng tư duy logic để giải quyết chúng là tố chất quan trọng trong việc nghiên cứu, phát triển các giải pháp năng lượng tái tạo. Yếu tố này giúp sinh viên hiểu rõ về các hệ thống, quy trình, từ đó tối ưu hóa hiệu suất và tính hiệu quả của các dự án năng lượng tái tạo.

7.5. Khả Năng Lập Kế Hoạch, Quản Lý Công Việc

Trong ngành năng lượng tái tạo, việc lập kế hoạch và quản lý công việc là rất quan trọng để đảm bảo tiến độ, cũng như chất lượng của các dự án. Người học năng lượng tái tạo cần phải có khả năng tổ chức công việc một cách hiệu quả, đặt ra mục tiêu rõ ràng và tuân thủ kế hoạch làm việc để đạt được kết quả mong muốn.

7.6. Khả Năng Làm Việc Nhóm, Giao Tiếp Tốt

Người lao động ngành năng lượng tái tạo cần phải có khả năng hợp tác và làm việc cùng đồng nghiệp để giải quyết các vấn đề phức tạp. Khả năng giao tiếp tốt cũng giúp bạn truyền đạt ý tưởng và thông tin một cách rõ ràng, hiệu quả đến đồng nghiệp, khách hàng.

8. Cơ Hội Việc Làm Ngành Năng Lượng Tái Tạo Như Thế Nào?

cổ phiếu ngành năng lượng tái tạo
Cơ Hội Việc Làm Ngành Năng Lượng Tái Tạo Như Thế Nào?

Cơ hội việc làm trong ngành năng lượng tái tạo đang ngày càng mở rộng. Theo đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:

  • Các nhà máy điện và các công ty điện: Cử nhân ngành năng lượng tái tạo có thể tìm kiếm cơ hội làm việc tại các nhà máy điện truyền thống hoặc các công ty phân phối điện. Công việc có thể bao gồm vận hành, bảo trì hệ thống điện, nghiên cứu và phát triển công nghệ năng lượng sạch,…
  • Các công ty tư vấn và thiết kế hệ thống năng lượng tái tạo: Công ty như Artelia, VNEEC, GreenViet cung cấp cơ hội cho người lao động tham gia vào các dự án tư vấn, thiết kế và triển khai hệ thống năng lượng tái tạo.
  • Cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ: Cử nhân ngành năng lượng tái tạo có thể tìm hiểu cơ hội làm việc tại các cơ quan nhà nước như Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hoặc các tổ chức phi chính phủ như GreenID, GIZ, Netherlands, USA,…
  • Các trường đại học và viện nghiên cứu: Cử nhân ngành năng lượng tái tạo cũng có thể tìm kiếm cơ hội tham gia vào dự án nghiên cứu tại các trường đại học và viện nghiên cứu như Trung tâm Tư vấn năng lượng (VECC), Viện Khoa học năng lượng, Viện Nghiên cứu điện tử, tin học, tự động hóa,… để đóng góp vào sự tiến bộ của ngành năng lượng tái tạo.

Cử nhân ngành năng lượng tái tạo có thể tận dụng những cơ hội này để phát triển sự nghiệp và góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Bạn có thể đọc thêm các báo cáo ngành năng lượng tái tạo và tham khảo các ngành nghề khác như nông nghiệp tuần hoàn là gì để có cái nhìn cụ thể hơn về triển vọng ngành này tại Việt Nam.

Bạn có muốn tham gia vào hành trình “giải cứu trái đất” khỏi ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,… không? Nếu câu trả lời là có, đừng ngại tìm hiểu và theo đuổi ngành năng lượng tái tạo nhé!

Câu hỏi thường gặp

1. Năng Lượng Không Tái Tạo Là Gì?

Năng lượng không tái tạo là loại năng lượng hữu hạn, được sản xuất từ các nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo trong thời gian ngắn như than đá, dầu mỏ, khí đốt,...

2. Có Những Cổ Phiếu Ngành Năng Lượng Tái Tạo Nào Tại Việt Nam?

Dưới đây là danh sách một số cổ phiếu ngành năng lượng tái tạo:

  • BCG: Công ty cổ phần Bamboo Capital
  • HDG: Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô
  • PC1: Công ty cổ phần Tập đoàn PC1
  • REE: Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh
  • FCN: Công ty cổ phần FECON
  • ASM: Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai

3. Tìm Việc Ngành Năng Lượng Tái Tạo Bằng Cách Nào?

Để tìm việc trong ngành năng lượng tái tạo, bạn có thể tham khảo các trang web việc làm uy tín như JobsGO, gửi hồ sơ ứng tuyển trực tiếp tới các công ty hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này và tham gia các sự kiện, hội thảo chuyên ngành,...

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: