Ngành bảo vệ thực vật là gì? Cơ hội nghề nghiệp tương lai sau ra trường

Đánh giá post

Bảo vệ thực vật là một trong những ngành rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam. Chính vì vậy, cơ hội việc làm dành cho các bạn tốt nghiệp ngành này là vô cùng lớn. Và nếu bạn cũng đang quan tâm, tìm hiểu hay có dự định theo đuổi ngành bảo vệ thực vật, hãy theo dõi ngay nội dung bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu chung về ngành bảo vệ thực vật

Ngành bảo vệ thực vật là ngành chuyên nghiên cứu các vấn đề về đất, môi trường sống, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây. Đặc biệt, ngành này sẽ đi sâu vào các kiến thức liên quan đến sâu, bệnh hại cây trồng, các biện pháp để phòng trừ, khắc phục bệnh,…, từ đó xây dựng mạng lưới bảo vệ thực vật, cải thiện thu nhập cho người nông dân.

Ngành bảo vệ thực vật
Ngành bảo vệ thực vật là gì?

Sinh viên theo học ngành bảo vệ thực vật sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức từ tổng quát đến chuyên sâu về cây trồng, hệ thống nông nghiệp, các kỹ thuật canh tác, phương pháp phòng sâu bệnh,… Ngoài ra, các bạn còn được đào tạo các kỹ năng cần thiết, phục vụ cho công việc sau này như điều tra, chẩn đoán, thu thập, phân tích, xử lý thông tin,…

2. Ngành bảo vệ thực vật học những gì?

Chương trình đào tạo ngành bảo vệ thực vật bao gồm rất nhiều ngành khác nhau, được chia thành 3 khối kiến thức cơ bản là:

Khối kiến thức Giáo dục đại cương
1 Giáo dục quốc phòng và An ninh 1 (*)
2 Giáo dục quốc phòng và An ninh 2 (*)
3 Giáo dục quốc phòng và An ninh 3 (*)
4 Giáo dục quốc phòng và An ninh 4 (*)
5 Giáo dục thể chất 1+2+3 (*)
6 Anh văn căn bản 1 (*)
7 Anh văn căn bản 2 (*)
8 Anh văn căn bản 3 (*)
9 Anh văn tăng cường 1 (*)
10 Anh văn tăng cường 2 (*)
11 Anh văn tăng cường 3 (*)
12 Pháp văn căn bản 1 (*)
13 Pháp văn căn bản 2 (*)
14 Pháp văn căn bản 3 (*)
15 Pháp văn tăng cường 1 (*)
16 Pháp văn tăng cường 2 (*)
17 Pháp văn tăng cường 3 (*)
18 Tin học căn bản (*)
19 TT. Tin học căn bản (*)
20 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1
21 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2
22 Tư tưởng Hồ Chí Minh
23 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
24 Pháp luật đại cương
25 Logic học đại cương
26 Cơ sở văn hóa Việt Nam
27 Tiếng Việt thực hành
28 Văn bản và lưu trữ học đại cương
29 Xã hội học đại cương
30 Kỹ năng mềm
31 Sinh học đại cương A1
32 TT. Sinh học đại cương A1
33 Hóa vô cơ và hữu cơ đại cương
34 TT. Hóa vô cơ và hữu cơ đại cương
35 Toán cao cấp B
Khối kiến thức cơ sở ngành
36 Sinh hóa B
37 TT. Sinh hóa
38 Vi sinh học đại cương-BVTV
39 Di truyền học đại cương
40 TT. Di truyền học đại cương
41 Sinh lý thực vật B
42 TT. Sinh lý thực vật
43 Hệ sinh thái nông nghiệp
44 Thổ nhưỡng B
45 Phì nhiêu đất B
46 Dinh dưỡng cây trồng
47 Cây lúa
48 Cây ăn trái
49 Cây màu
50 Cây rau
51 Cây công nghiệp dài ngày
52 Cây công nghiệp ngắn ngày
53 Cây hoa kiểng
54 Phương pháp nghiên cứu khoa học- BVTV
55 Xác suất thống kê và phép thí nghiệm – BVTV
56 Côn trùng đại cương
57 Bệnh cây đại cương
Khối kiến thức chuyên ngành
58 Côn trùng hại cây trồng 1
59 Bệnh hại cây trồng 1
60 Cỏ dại 1
61 Hóa bảo vệ thực vật A
62 Động vật hại trong nông nghiệp
63 Phòng trừ sinh học côn trùng
64 Phòng trừ sinh học bệnh cây trồng
65 IPM trong bảo vệ thực vật 1
66 Thực tập giáo trình – BVTV
67 Thực tập cơ sở – BVTV
68 Công nghệ sinh học trong Bảo vệ thực vật
69 Kiểm dịch thực vật và dịch hại sau thu hoạch
70 Tuyến trùng nông nghiệp
71 Phương pháp giám định côn trùng hại cây trồng
72 Phương pháp giám định bệnh hại cây trồng
73 Virus hại thực vật
74 Anh văn chuyên môn – BVTV
75 Pháp văn chuyên môn KH&CN
76 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
77 Bệnh sau thu hoạch
78 Côn trùng trong kho vựa
79 Bệnh và côn trùng hại cây rừng
80 Vi sinh vật và chuyển hóa vật chất trong đất
81 Nuôi cấy mô thực vật
82 Chọn giống cây trồng trong bảo vệ thực vật
83 Di truyền quần thể – số lượng
84 Nông nghiệp sạch và bền vững
85 Thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
86 Khuyến nông
87 Quản trị nông trại
88 Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn
89 Khí tượng thủy văn
90 Marketing nông nghiệp
91 Kỹ năng giao tiếp trong nông nghiệp
92 Ứng dụng GIS và Viễn thám trong BVTV
93 Phân loại thực vật B
94 Luận văn tốt nghiệp – BVTV
95 Tiểu luận tốt nghiệp – BVTV
96 Côn trùng hại cây trồng 2
97 Bệnh hại cây trồng 2
98 Cỏ dại 2
99 IPM trong bảo vệ thực vật 2

(Theo Đại học Cần Thơ)

3. Ngành bảo vệ thực vật có được ưa chuộng?

bảo vệ thực vật
Ngành bảo vệ thực vật có được ưa chuộng không?

Hiện nay, nền nông nghiệp Việt Nam đang còn khá nhiều hạn chế bởi những hành vi lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, vấn đề thực phẩm bẩn,… Điều đó gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe con người, môi trường sống,…

Nhận thấy điều này, Chính phủ đã và đang có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển ngành bảo vệ thực vật. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược và Cạnh tranh và Vibiz.vn, thị trường thuốc bảo vệ thực vật ở nước ta rất lớn. Hàng năm, có tới 70.000 – 100.000 tấn thuốc được sử dụng, hơn 200 doanh nghiệp, gần 100 nhà máy chế biến thuốc, khoảng 30.000 đại lý thuốc bảo vệ thực vật đang hoạt động.

Có thể thấy, ngành bảo vệ thực vật đang ngày càng được ưa chuộng. Tốt nghiệp ngành này, bạn sẽ không phải quá lo lắng về cơ hội việc làm bởi số lượng doanh nghiệp lớn thì nhu cầu nhân sự chắc chắn cũng sẽ cao. Vậy nên, nếu bạn quan tâm, muốn phát triển sự nghiệp với ngành bảo vệ thực vật thì hãy mạnh dạn theo đuổi nhé.

4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành bảo vệ thực vật

Để theo đuổi ngành bảo vệ thực vật, bạn sẽ cần có những tố chất như:

  • Yêu thích, hòa hợp với thiên nhiên, môi trường.
  • Thích trồng, chăm sóc cây.
  • Thích các hoạt động ngoài trời như làm vườn, leo núi, cắm trại,…
  • Có trí nhớ tốt, ghi nhớ được tên các loại cây.
  • Có khả năng thu thập, nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên.
  • Giỏi các môn sinh, hóa, địa lý,…

Bạn cần tự đánh giá, xem xét bản thân có những tố chất, khả năng trên hay không? Nếu có thì đây là một ngành rất phù hợp với bạn đó nhé.

5. Ngành bảo vệ thực vật thi khối gì?

Hiện nay, ngành bảo vệ thực vật xét tuyển khá nhiều khối khác nhau, mở rộng sự lựa chọn cho các bạn:

bảo vệ thực vật là gì
Ngành bảo vệ thực vật thi khối nào?
  • A00: Toán – Lý – Hóa học
  • A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
  • B00: Toán – Hóa – Sinh học
  • A16: Toán – Khoa học tự nhiên – Ngữ văn
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • D09: Toán – Lịch sử – Tiếng Anh
  • B02: Toán – Sinh học – Địa lý
  • D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh

6. Học bảo vệ thực vật tại trường nào?

Ngành bảo vệ thực vật đang được đào tạo ở nhiều trường ở cả 3 khu vực Bắc, Trung, Nam. Tùy vào nguyện vọng, mức điểm mà các bạn có thể đưa ra lựa chọn trường học phù hợp. Dưới đây, JobsGO sẽ tổng hợp danh sách một số trường hot cùng điểm chuẩn mới nhất xét theo điểm tốt nghiệp THPT.

Tên trường Tổ hợp xét tuyển Điểm chuẩn
2022 2021 2020
Miền Bắc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam A00; B00; B08; D01 15 15 15
Đại học Nông lâm Bắc Giang A00; A01; B00; D01 15 15 15
Đại học Tây Bắc D08; B00; A02; B04 15 15
Miền Trung
Đại học Nông lâm – Đại học Huế A00; A02; B00; D08 15 15 15
Đại học Quảng Nam A02; B00; B02; B04 13 14 13
Đại học Tây Nguyên A00; A02; B00; B08 15 15 15
Miền Nam
Đại học Nông lâm TP.HCM A00; B00; D08 17 19 19,5
Đại học Cần Thơ B00; B08; D07 16 21,75 16
Đại học An Giang A00; B00; C15; D01 19,7 16 16

7. Học ngành bảo vệ thực vật ra trường làm gì?

Như đã đề cập ở trên, ngành bảo vệ thực vật đang ngày càng hot với cơ hội việc làm hấp dẫn. Tốt nghiệp ngành này, bạn có thể làm rất nhiều công việc, vị trí khác nhau như:

  • Cán bộ, công chức tại các cơ quan Nhà nước như: Bộ – Sở – Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
  • Giảng viên, nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, trường cao đẳng, đại học, viện, trung tâm bảo vệ thực vật.
  • Nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn liên quan đến lĩnh vực bảo vệ thực vật.
  • Tự xây dựng doanh nghiệp, phát triển trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.

8. Mức lương dành cho ngành bảo vệ thực vật

ngành bảo vệ thực vật là gì
Lương ngành bảo vệ thực vật

Mức lương ngành bảo vệ thực vật được đánh giá là khá cao, thuộc top đầu trên thị trường hiện nay. Tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, vị trí làm việc,… mà mức lương sẽ có sự khác nhau. Theo khảo sát của JobsGO, lương ngành này sẽ như sau:

  • Mức lương trung bình: khoảng 7 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương phổ biến: khoảng 6 – 15 triệu đồng/tháng.

Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin chi tiết về ngành bảo vệ thực vật. Hy vọng các bạn sẽ nắm rõ và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn về ngành học, trường học nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: