Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến ngân hàng trung ương, tuy nhiên ngân hàng trung ương là gì và đảm nhiệm chức năng gì thì không phải ai cũng biết được. Tìm hiểu những thông tin về ngân hàng trung ương trong bài viết này bạn nhé.
Mục lục
Ngân hàng trung ương là gì? Ngân hàng trung ương có phải là ngân hàng Nhà nước không?
Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng trung ương là cơ quan Nhà nước đảm trách việc quản lý các hệ thống tiền tệ của quốc gia. Nhiệm vụ của ngân hàng trung ương là phát hành giấy bạc và thực hiện những chức năng quản lý tiền tệ, như ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định nguồn cung tiền trong đất nước, kiểm soát mức lãi suất để ổn định nền kinh tế, cứu giúp các vấn đề của ngân hàng thương mại tránh nguy cơ đổ vỡ.
Chức năng của ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương được biết đến gồm 3 chức năng cơ bản là:
Phát hành tiền tệ
Chức năng đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngân hàng trung ương là việc phát hành tiền tệ chính thức và hợp pháp theo những quy định trong luật pháp và được chính phủ phê duyệt nhằm đảm bảo sự thống nhất trong lưu thông tiền tệ của đất nước. Tiền VNĐ được phát hành bởi ngân hàng trung ương là hợp pháp duy nhất được cưỡng chế dùng trong thanh toán.
Nhiệm vụ của ngân hàng trung ương còn ở việc xác định số lượng tiền cần phát hành, thời điểm và phương thức phát hành tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế để đảm bảo sự ổn định tiền tệ.
👉 Xem thêm: Giải ngân là gì? Những thông tin bạn nên biết về giải ngân
Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng?
Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng vì NHTW không tham gia kinh doanh tiền tệ và tín dụng trực tiếp trong nền kinh tế, mà chỉ thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đối với các ngân hàng trung gian. Các nghiệp vụ đó là:
Mở tài khoản và nhận tiền gửi từ các ngân hàng trung gian
Ngân hàng trung ương đảm trách việc nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian trên cả nước, dưới dạng tiền gửi thanh toán và tiền gửi dự trữ bắt buộc.
Tiền gửi dự trữ bắt buộc là khoản tiền dự trữ ngân hàng trung ương yêu cầu bắt buộc ngân hàng trung gian phải gửi lại. Số tiền này nhằm đảm bảo khả năng chi trả của ngân hàng trung gian trước nhu cầu rút tiền của khách hàng.
Bên cạnh tiền gửi dự trữ, tiền gửi thanh toán là khoản tiền mà ngân hàng trung gian phải duy trì thường xuyên tại tài khoản của ngân hàng trung ương. Khoản tiền này phục vụ nhu cầu thanh toán tiền, đáp ứng nhu cầu giao dịch với NHTW và chi trả với các ngân hàng khác.
Cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian
Chức năng quan trọng tiếp theo của ngân hàng trung ương là thực hiện hoạt động cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian bằng tái chiết khấu chứng từ có giá ngắn hạn được nắm giữ bởi các ngân hàng trung gian. Đây là hình thức cấp vốn của NHTW cho các ngân hàng trung gian mở rộng hoạt động tín dụng.
Ngân hàng Trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng trong chuỗi vay tiền tệ của các ngân hàng. Việc cấp tín dụng dẫn đến phải phát hành một lượng tiền giấy mới, vì thế điều kiện tín dụng rất chặt chẽ và được giới hạn bởi mức tái chiết khấu, thời hạn và chủng loại chứng từ có giá được chấp nhận chiết khấu. NHTW còn đóng vai trò bảo vệ ngân hàng trung gian khỏi nguy cơ phá sản bằng những khoản tín dụng.
Ngoài ra, ngân hàng trung ương là trung tâm thanh toán và bù trừ giúp tiết kiệm chi phí thanh toán, luân chuyển vốn cho các ngân hàng trung gian và nền kinh tế xã hội.
👉 Xem thêm: Bank Statement là gì? Tổng hợp các thông tin liên quan!
Ngân hàng của Chính phủ
Ngân hàng Trung ương là cơ quan của chính phủ, có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho Chính phủ và làm đại lý, tư vấn chính sách về tài chính tiền tệ cho Chính phủ.
Tại sao nói ngân hàng trung ương là ngân hàng của chính phủ?
Trên Thế giới, hầu hết các ngân hàng Trung ương độc lập với Chính phủ về mặt pháp lý, mục tiêu, hoạt động và quản lý.
Tuy nhiên, theo Nghị định 156, thì:
- Ở nước ta ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thuộc sở hữu của Nhà nước và là cơ quan trực thuộc Chính phủ nên không độc lập về pháp lý.
- Ngân hàng Trung ương được xây dựng chỉ tiêu lạm phát, nhưng quyền phê duyệt vẫn thuộc về Chính phủ, nên vẫn chưa có quyền độc lập về quyết định mục tiêu chính sách của mình.
- NHTW được quyền thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia, nhưng việc hoạch định này vẫn chịu tác động của Chính phủ về mục tiêu lạm phát, nên không độc lập trong hoạt động.
- Cuối cùng, những quy định về công tác điều hành hoạt động của NHTW do Chính phủ Nhà nước ban hành. Do đó, NHTW không độc lập trong việc quản lý hoạt động của mình.
Vì những điểm trên đây, Ngân hàng Trung ương nước ta vẫn chỉ là cơ quan thuộc Chính phủ và không độc lập như nhiều nước trên Thế giới.
👉 Xem thêm: Những điều cần biết về nghiệp vụ giao dịch viên ngân hàng
Bài viết trên đây đã làm rõ khái niệm ngân hàng trung ương là gì và những chức năng của ngân hàng trung ương. Mong rằng bạn đã hiểu thêm về ngân hàng trung ương – ngân hàng quan trọng nhất của đất nước.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)