Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing kèm mẫu chi tiết

Đánh giá post

Thông qua mục tiêu nghề nghiệp Marketing, nhà tuyển dụng phần nào đánh giá được năng lực và định hướng tương lai của ứng viên. Vậy viết mục tiêu nghề nghiệp của Marketing như thế nào cho ấn tượng khi ứng tuyển việc làm nhân viên Digital Marketing? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Tại sao cần xác định mục tiêu nghề nghiệp?

Trong các cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên về mục tiêu nghề nghiệp tương lai. Khi đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết: bạn có thực sự phù hợp và muốn làm việc lâu dài ở công ty hay không. Từ đó họ có thể đánh giá tham vọng, tầm nhìn và khả năng cống hiến của bạn. Nếu không chuẩn bị từ trước, bạn sẽ rất khó đưa ra câu trả lời thuyết phục. 

Tại sao cần xác định mục tiêu nghề nghiệp?

Hơn nữa, có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm động lực trong công việc. Khi đã có mục tiêu bạn sẽ loại bỏ được hết các yếu tố bên ngoài, chỉ tập trung vào việc bổ sung kiến thức và rèn luyện kỹ năng để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Dù theo đuổi lĩnh vực nào thì ứng viên cũng cần xác định cho mình mục tiêu nghề nghiệp nhất định. Việc này giúp bạn có những định hướng phát triển bản thân trong tương lai một cách cụ thể hơn.

Cách thiết lập mục tiêu nghề nghiệp Marketing hạ gục nhà tuyển dụng

Để ghi điểm với nhà tuyển dụng, trước hết, ứng viên cần xác định được năng lực của mình và định hướng nghề nghiệp Marketing trong tương lai. Sau đây là một số mẹo nhỏ để có được mục tiêu nghề nghiệp Marketing hạ gục nhà tuyển dụng: 

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu bạn muốn đạt được trong vòng 1 năm. Với khoảng thời gian này, bạn chỉ nên liệt kê những việc bạn có thể đạt được, đừng viết những mục tiêu ngoài tầm với. Nếu có thể, bạn hãy cụ thể hóa bằng những giá trị mà bản thân có thể mang lại cho doanh nghiệp khi làm việc tại đó.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing ngắn hạn
Mục tiêu trước mắt của tôi là trở thành nhân viên của JobsGO và hoàn thành tốt các công việc được cấp trên đề ra. Tôi muốn trong 6 tháng có thể giúp thương hiệu JobsGO được nhiều người biết tới hơn.”

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing dài hạn

Mục tiêu dài hạn là những điều bạn muốn đạt được trong vòng 3 năm, 5 năm. Các mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn sẽ là bàn đạp để bạn thực hiện các mục tiêu dài hạn của mình. Bạn phải nêu được những mục tiêu cụ thể của mình trong một khoảng thời gian nhất định và phải thể hiện được bạn có đủ khả năng làm việc đó bằng những kinh nghiệm, nỗ lực của mình. 

Mục tiêu 3 năm tới của tôi là có đủ kiến thức, kỹ năng và trở thành trưởng phòng Marketing của JobsGO.”

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing cho sinh viên mới ra trường

Các doanh nghiệp hiện nay đều mong muốn tuyển được ứng viên có kinh nghiệm trong ngành. Do đó, những sinh viên tốt nghiệp sẽ phải thể hiện được quyết tâm, tầm nhìn của bản thân khi làm tại doanh nghiệp. Bạn phải có những mục tiêu rõ ràng hơn và phải biết cách biến việc thiếu kinh nghiệm thành điểm mạnh trong mắt nhà tuyển dụng.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing cho sinh viên mới ra trường
Em muốn được thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau và học hỏi thêm từ các đồng nghiệp có kinh nghiệm để có thể xây dựng và thực hiện các chiến dịch Marketing sau 1 năm. Em hi vọng mình có thể trở thành một Chuyên viên Marketing sau 2 năm làm việc tại JobsGO.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing dành cho người có kinh nghiệm

Với những người có kinh nghiệm, họ giàu kỹ năng làm việc nên sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá khá cao. Tuy nhiên, để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cần phải xác định được mục tiêu doanh nghiệp đang hướng tới. Qua đó, khẳng định rằng, những kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những thành tựu đó trong tương lai.

Tôi muốn nhanh chóng hòa nhập và hiểu rõ mục tiêu của công ty trong vòng 1 tháng để từ đó đưa ra các kế hoạch cụ thể giúp phát triển thương hiệu JobsGO.”

Ví dụ về cách viết mục tiêu nghề nghiệp của một số vị trí Marketing

Nghề nghiệp Marketing bao gồm nhiều vị trí khác nhau. Mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu kỹ năng, kinh nghiệm và mục tiêu riêng biệt. Việc cụ thể mục tiêu phù hợp với từng vị trí sẽ giúp CV của bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Sau đây là những mục tiêu nghề nghiệp cho một số vị trí Marketing như sau: 

Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên Content Marketing

Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên Content Marketing
“Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành báo chí, có khả năng sử dụng ngôn từ linh hoạt, cuốn hút và thích làm việc trong lĩnh vực Marketing. Tôi sử dụng kiến thức, kỹ năng sáng tạo nội dung của mình trong một số lĩnh vực dịch vụ, kinh doanh sản phẩm,… Đây cũng là cơ hội để tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc và trở thành nhà tiếp thị nội dung chuyên nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào.”

Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên Digital Marketing

“Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành Marketing và đã được đào tạo sử dụng các công cụ tiếp thị kỹ thuật số như SEO, Google Adwords, Facebook Ads, SMS… Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên Digital Marketing của công ty để có cơ hội học hỏi, trau dồi thêm kiến thức kỹ năng, nâng cao chuyên môn. Đồng thời, với những kiến thức và kinh nghiệm đã có, tôi đặt mục tiêu trong 2 năm tới là trở thành một Marketer chuyên nghiệp.”

Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên PR

Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên PR
“Tôi đã có kinh nghiệm trong truyền thông, quảng bá sản phẩm cho một số công ty. Với kỹ năng xây dựng kế hoạch PR và truyền thông mà tôi đang có cùng với những mối liên kết với các bên thông tấn, báo chí, tôi tin rằng bản thân sẽ tạo ra nhiều kế hoạch truyền thông hiệu quả nhất cho quý công ty.”

Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing. Tin rằng, với những thông tin này, bạn đã có những chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn tuyển dụng trong thời gian sắp tới. Nếu bạn đang tìm kiếm về các công việc liên quan đến Marketing thì hãy đăng ký ngay tài khoản tại JobsGO để nhận được những thông tin công việc mới nhất nhé!

? Xem thêm: 5 Tips viết CV xin việc làm ngành Marketing

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: