Nhân viên trắc địa là một trong những vị trí đang rất hot, thu hút đông đảo sự quan tâm và lựa chọn từ nhiều bạn trẻ. Vậy công việc của nhân viên trắc địa như thế nào? Liệu làm nghề này có vất vả không? Cùng theo dõi thông tin được JobsGO tổng hợp trong bài viết sau nhé!
Mục lục
Giới thiệu chung về nhân viên trắc địa
Nhân viên trắc địa là người có năng lực về mảng thiết kế, thi công, giám sát, quản lý các dự án chuyên về mặt trắc địa trong hoạt động địa chính, hầm mỏ, thi công hạng mục xây dựng. Họ có thể đo đạc, xử lý các số liệu, lập trình toán trắc địa tương đối tốt.
Ngoài ra, nhân viên làm công việc này còn hoạt động ở mảng nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong trắc địa bản đồ, hệ thống thông tin GIS, kỹ thuật định vị vệ tinh GPS,…
👉 Xem thêm: Kỹ sư trắc địa và những cơ hội việc làm hấp dẫn hiện nay
Mô tả công việc nhân viên trắc địa
Công việc của vị trí này tương đối nhiều và áp lực, chủ yếu họ phải làm việc ngoài trời. Cụ thể như sau:
Lập phương án, kế hoạch trắc địa
Tùy thuộc vào từng yêu cầu của dự án mà các nhân viên đảm nhiệm công việc này sẽ phải lên kế hoạch, phương án thi công trước để xác định: Đặc điểm của dự án, vị trí thi công, địa chất khu vực thi công. Khi phương án lên càng chi tiết, rõ ràng thì việc thực hiện sẽ thuận tiện hơn và đem lại hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt nhân viên còn hạn chế và lường trước được những sai sót khi đo đạc.
Tiến hành thu thập số liệu trắc địa
Ngay sau khi kế hoạch dự án hoàn thành, họ sẽ thực hiện khảo sát trực tiếp địa hình, đo đạc để thu được số liệu chính xác. Tiếp theo sẽ phải phân tích, xử lý số liệu phục vụ việc thi công.
Giám sát dự án, công trình khi thi công
Trong khoảng thời gian thi công dự án, những nhân viên này phải đánh dấu, kiểm tra mốc, giám sát thi công, đảm bảo đúng tiến độ công trình. Đặc biệt, họ còn phải chịu trách nhiệm quan sát, đo đạc các biến đổi trắc địa. Công việc quan sát vô cùng quan trọng vì nó liên quan đến biến đổi địa chất, địa hình khi triển khai công trình.
Hỗ trợ hoạt động quy hoạch
Vị trí này còn có trách nhiệm nghiên cứu đất đai, số liệu thực tế để xác định vùng đất có khả năng gây nguy hiểm, tiềm ẩn thiên tai khi thi công. Bên cạnh đó, họ cũng là người ghi kết quả đo đạc, xác minh tính chính xác của số liệu.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Nhân viên Triển khai bản vẽ
Hỗ trợ các hoạt động liên quan đến pháp luật
Trong trường hợp xét xử những vụ đất đai có liên quan, họ sẽ là người cung cấp số liệu chính xác. Từ đó toà án đưa ra được quyết định đúng, hợp tình hợp lý.
Nghiên cứu tài nguyên đất
Ở mảng nghiên cứu tài nguyên đất, các nhân viên làm ở vị trí này sẽ có nhiệm vụ kiểm tra, nghiên cứu, phân tích thành phần kết cấu đất. Từ những kết quả thu được tại phòng thí nghiệm, họ sẽ căn cứ và lập bản đồ địa chất, bản đồ vùng có liên quan đến khu vực thi công, khai thác. Cùng với đó, nhân viên địa chất sẽ thực hiện ước lượng, dự trữ khoáng sản, nguồn nước dựa vào hình chụp từ trên cao và hoạt động nghiên cứu.
Quản lý hồ sơ, dữ liệu trắc địa
Một nhân viên trắc địa có nhiệm vụ lưu giữ, bảo quản hồ sơ, số liệu của các dự án liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra về sau. Đó là toàn bộ công việc của một người nhân viên trắc địa.
Trên thực tế, khối lượng việc của họ còn nhiều và vất vả hơn. Vì thế, khi xác định theo đuổi nghề này, bạn cần chuẩn bị một tinh thần thép, một niềm đam mê mãnh liệt.
Yêu cầu công việc của nhân viên trắc địa
Để trở thành nhân viên trắc địa là điều không hề đơn giản. Bạn sẽ phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định từ các công ty, điển hình như:
- Có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên trong chuyên ngành đo đạc tại các trường: Đại học Mỏ địa chất, đại học Thuỷ Lợi, đại học Xây Dựng,… Đây là yêu cầu cơ bản nhất chứng minh bạn có đủ khả năng, chuyên môn để thực hiện công việc.
- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề. Đây là yêu cầu mà rất nhiều doanh nghiệp đề ra cho ứng viên. Bởi chỉ có như vậy bạn mới có khả năng phân tích tốt, phán đoán hình ảnh chính xác.
- Có các kỹ năng làm việc như: Kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, phân tích, tư duy logic, quản lý thời gian,…
- Có khả năng tiếng Anh tốt để đọc hiểu các tài liệu liên quan, làm việc được với đối tác người nước ngoài.
- Có khả năng chịu được áp lực công việc lớn và sắp xếp được thời gian đi khảo sát, nghiên cứu thực địa.
👉 Xem thêm: Kỹ sư hạ tầng – Việc làm “hot” với nhu cầu tuyển dụng cao
Quyền lợi được hưởng
- Môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp và ổn định lâu dài.
- Được đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của nhà nước.
- Được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe toàn diện.
- Được hưởng lương tháng 13, du lịch hàng năm.
- Được hưởng các quyền lợi khác theo chính sách của công ty.
Mức lương của nhân viên trắc địa
Mức lương là vấn đề được rất nhiều ứng viên quan tâm khi bước chân vào con đường trở thành nhân viên trắc địa. Như chúng ta đã biết, đây là nghề nhiều vất vả, chịu nhiều nắng mưa ngoài trời, thế nhưng liệu đây có phải công việc đem lại mức thu nhập cao hay không?
Theo JobsGO tìm hiểu và thu thập thông tin từ các tin tuyển dụng, hiện tại, mức lương của nhân viên Trắc địa trung bình khoảng 10 triệu đồng/tháng, khoảng lương phổ biến là 8-12 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào năng lực có thể cao hơn nữa
Nhìn chung, nhân viên trắc địa là công việc vất vả nhưng có tính ổn định. Trên đây là mô tả công việc chi tiết nhất mà JobsGO muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho bạn đọc.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)