Nếu bạn vẫn đang trong giai đoạn tìm kiếm một công việc phù hợp với bản thân thì cũng đừng quá thất vọng, hãy tập trung vào việc tối ưu bản CV xin việc để nhà tuyển dụng không bỏ qua CV của bạn dù bạn đang thất nghiệp.
Tham khảo cách viết CV xin việc sau nếu bạn đang thuộc một trong các trường hợp:
- Bạn vừa trải qua thời gian thực tập sinh.
- Bạn chưa tìm thấy việc làm phù hợp trong một khoảng thời gian ngắn.
- Bạn bị mất việc làm và vẫn chưa tìm được việc làm thay thế.
- Bạn đã thất nghiệp trong một khoảng thời gian dài.
- Bạn nghỉ việc đã một thời gian và muốn quay trở lại làm việc.
Mục lục
Phần thông tin cá nhân
Đây là phần đầu tiên được trình bày trong CV. Bất kỳ loại CV xin việc nào cũng cần thông tin cá nhân của người ứng tuyển. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đã có kinh nghiệm làm việc thì phần thông tin cá nhân chỉ nên tóm gọn ở những thông tin cần thiết gồm:
- Họ tên
- Số điện thoại
- Địa chỉ, email
- Không cần những thông tin như tình trạng sức khỏe hay giới tính.
Phần mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là phần quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực, thái độ và mức độ gắn bó của bạn với công ty. Mục tiêu nên có cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, tốt nhất là có thể định lượng được. Và điều quan trọng là mục tiêu của bạn đừng chỉ hướng tới bản thân mà còn cần tạo ra giá trí cho công ty, nơi mà bạn cống hiến và gắn bó.
Phần thành tích nghề nghiệp
Gạch đầu dòng từ 4-8 thành tích bạn đã đạt được trong thời gian làm việc trước đó. Mô tả cụ thể những dự án mà bạn đã tham gia và lợi ích những dự án đó mang lại cho công ty. Nêu rõ nhiệm vụ của bạn trong từng kế hoạch nhất là những nhiệm vụ liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Trong trường hợp bạn đang là thực tập sinh thì hãy nêu những thành tích trong thời gian thực tập, những hoạt động ngoại khóa hoặc những công việc làm thêm mà bạn đạt được.
Phần kinh nghiệm làm việc
Liệt kê các công việc mà bạn đã làm từ gần đây nhất cho đến xa nhất trước đó. Lưu ý rằng nên liệt kê trong khoảng 3 đến 4 năm trở lại đây chứ không nên quá xa. Nếu trong khoảng thời gian thất nghiệp bạn có làm thêm thì cũng nên đưa vào
còn nếu bạn tham gia các khóa học thì đưa vào phần trình độ học vấn. Trong phần kinh nghiệm làm việc thường đề cập đến tên công ty, vị trí công tác và đặc biệt là phần nhiệm vụ. Hãy liệt kê những đầu công việc mà bạn đã từng đảm nhiệm, chú ý ưu tiên những công việc liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển đưa lên đầu.
Phần trình độ học vấn
Hãy liệt kê những khóa học và bằng cấp, chứng chỉ mà bạn đã đạt được. Nếu bạn không có quá nhiều bằng cấp thì cũng đừng lo lắng vì nhà tuyển dụng quan trọng kinh nghiệm và thái độ hơn bằng cấp.
Phần sở thích chỉ cần nêu một vài sở thích ngắn gọn để đảm bảo CV xin việc súc tích nhất. Với những ứng viên đã có kinh nghiệm nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm nhiều đến phần sở thích cá nhân.
Phần tham chiếu
Việc lạm dụng thông tin cá nhân đang trở thành mối lo ngại hiện nay. Vì vậy nếu bạn không được sự cho phép của người làm chứng thì không nên đưa thông tin của họ vào CV. Nhà tuyển dụng cũng chưa cần đến thông tin này nhiều trong giai đoạn đầu tuyển dụng nên bạn chỉ cần ghi ở mục này là: “Theo yêu cầu”. Trên đây là một số kinh nghiệm viết CV xin việc dành cho những người đang tìm việc làm. Chúc các bạn sớm tìm được công việc như mong muốn!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)