Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân là hoạt động được tổ chức thường xuyên tại các doanh nghiệp, giúp bảo vệ sức khỏe của người lao động. Trong bài viết này, Jobsgo sẽ chia sẻ về những quy định khám sức khỏe cho công nhân để bạn nắm được chi tiết.
Mục lục
Lợi ích của việc khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân viên là thực hiện các nội dung kiểm tra sức khỏe của người lao động. Doanh nghiệp thường xuyên tổ chức khám sức khỏe định kỳ với thời gian hàng năm hoặc 6 tháng/lần để biết được sức khỏe của người lao động.
Những lợi ích của việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cụ thể là:
Đối với người lao động
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp NLĐ được biết về sức khỏe bản thân, phát hiện được các vấn đề sức khỏe (nếu có) để chữa trị hiệu quả, giảm những nguy hiểm đến sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Đối với doanh nghiệp sử dụng lao động
Người lao động làm việc trong doanh nghiệp cần có đủ sức khỏe để hiệu suất làm việc được tốt nhất. Vì thế, việc xác định được sức khỏe của NLĐ có phù hợp với công việc giúp doanh nghiệp giảm được chi phí y tế hay bồi thường sức khỏe do nghề nghiệp.
👉 Xem thêm: Giấy khám sức khỏe xin việc và tất tần tật thông tin bạn cần biết
Bao lâu cần khám sức khỏe định kỳ cho công nhân?
Trước khi tham gia làm việc ở bất cứ doanh nghiệp nào, thì đều phải khám sức khỏe đầu vào cho công nhân nhằm xác định xem NLĐ có đủ sức khỏe đảm trách công việc. Tiếp sau đó, theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp cần phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm. Đặc biệt công nhân làm các nghề nghiệp có tính chất nặng nhọc, tiếp xúc với độc hại, nguy hiểm thì bắt buộc khám sức khỏe công nhân 2 lần/năm hay 6 tháng/năm.
Lưu ý: Danh mục các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại được quy định tại Thông tư 15 năm 2016 của Bộ lao động thương binh và xã hội.
Nội dung khám sức khỏe định kỳ cho công nhân tại doanh nghiệp
Doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên công ty phải áp dụng theo quy định của pháp luật Bộ Y tế. Cụ thể là khám sức khỏe cần có các danh mục khám cơ bản như sau:
- Lập hồ sơ và cập nhật những thông tin về tiền sử bệnh tật của người lao động và gia đình.
- Khám tổng quát người lao động thông qua các thông tin được đo trực tiếp như cân nặng, chiều cao, kiểm tra huyết áp, mạch đập,…
- Khám chuyên khoa nội: Khám toàn diện cơ thể, kiểm tra hoạt động của các cơ quan trong cơ thể để phát hiện các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, gan mật, cơ xương khớp, bệnh truyền nhiễm,…
- Khám chuyên khoa mắt:Đo thị lực và khám dưới kính hiển vi, phát hiện các bệnh lý về mắt.
- Khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng
- Khám phụ khoa cho nữ đã lập gia đình
- Xét nghiệm máu và nước tiểu
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang để chẩn đoán lâm sàng các bệnh phổi, tim mạch, cột sống,…
So với các hình thức khám sức khỏe thông thường, việc thực hiện khám định kỳ này định hướng phát hiện những vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp, môi trường làm việc. Nội dung khám bệnh nghề nghiệp được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa dựa trên điều kiện làm việc của công nhân tại doanh nghiệp.
👉 Xem thêm: [Giải đáp] Làm công nhân điện tử có độc hại không?
Chi phí khám sức khỏe nhân viên công ty: Ai chi trả?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người sử dụng lao động có nghĩa vụ và trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Theo đó, doanh nghiệp/cơ quan cần tổ chức hoạt động khám sức khỏe hàng năm và có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí. Tuy nhiên, nếu người lao động có nhu cầu khám sức khỏe ngoài những danh mục khám sức khỏe định kỳ hoặc điều trị sau thăm khám, thì chi phí này do NLĐ chi trả.
Những thông tin về quy định khám sức khỏe định kỳ cho công nhân hy vọng sẽ giúp người lao động nắm được quyền lợi của mình và người sử dụng lao động thực hiện đúng quy định pháp luật trong tổ chức khám sức khỏe định kỳ.
👉 Xem thêm: Những lưu ý và quy định không thể bỏ qua khi làm công nhân thời vụ
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)