Flyer là một trong những ấn phẩm Marketing được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay. Vậy Flyer là gì? Làm thế nào để thiết kế Flyer ấn tượng, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất? JobsGO sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết sau đây.
Mục lục
1. Flyer là gì?
Flyer là gì? Flyer là một thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng để chỉ một dạng ấn phẩm thiết kế trong Marketing, cụ thể là tờ gấp. Flyer khá giống với tờ rơi hay Brochure. Flyer được thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi với mục đích truyền tải những thông điệp về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu tới khách hàng.
2. Đặc trưng của Flyer
Flyer sở hữu những đặc trưng cơ bản sau đây:
2.1 Đặc điểm
Một số đặc điểm của Flyer mà bạn nên nắm rõ là:
- Flyer là hình thức truyền thông offline, không bị tác động, chi phối bởi các yếu tố công nghệ.
- Đối với truyền thông bằng Flyer, doanh nghiệp bỏ ra chi phí cao chưa chắc đã đem lại hiệu quả tốt nhất. Thật vậy, thay vì dù chất liệu Flyer có tốt đến mấy nhưng nội dung không được trau chuốt thì doanh nghiệp rất khó thu hút được sự quan tâm, thích thú của khách hàng.
- Flyer mang tính thời điểm: Flyer thường được sử dụng để mang tới cho khách hàng những thông tin về sự kiện, chương trình nào đó.
2.2 Kích thước
Hiện nay, Flyer được thiết kế phổ biến nhất trên khổ giấy A4, với kích thước cụ thể là 8.5″ x 11″ hay 21cm x 29,7cm. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn hoàn toàn có thể lựa chọn những form giấy phù hợp hơn với nhu cầu, mục đích của mình để tạo nên những Flyer hoàn hảo, ấn tượng nhất.
2.3 Chất liệu
Flyer là hình thức truyền thông được sử dụng để truyền tải thông điệp cho những chương trình, sự kiện nên chúng có tính thời vụ, thường xuyên được thay đổi để phù hợp hơn với từng thời điểm. Vậy nên, loại chất liệu in ấn Flyer sẽ không nhất thiết phải quá dày nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.
3. Flyer có vai trò như thế nào trong chiến dịch truyền thông?
Flyer giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong các chiến dịch truyền thông, cụ thể là:
3.1 Lan truyền thông điệp rộng rãi
Flyer giúp doanh nghiệp lan tỏa thông điệp một cách nhanh chóng và rộng rãi hơn trong công chúng. Thật vậy, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận với khách hàng thông qua các chiến dịch trên Internet. Chính vì thế, Flyer sẽ là một trong những hình thức truyền thông giúp doanh nghiệp lấp đầy khoảng trống, đưa khách hàng đến gần hơn với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Xem thêm: Chiến dịch marketing là gì? 5 chiến dịch marketing của các nhãn hàng lớn
3.2 Tăng độ nhận diện thương hiệu
Qua Flyer, doanh nghiệp có thể truyền tải cho khách hàng thấy về chất lượng sản phẩm và độ uy tín của doanh nghiệp, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và ghi nhớ hơn. Như vậy, doanh nghiệp sẽ dễ dàng gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
3.3 Giúp giảm chi phí quảng cáo
So với các hình thức truyền thông khác như quảng cáo OOH hay quảng cáo thông qua truyền hình, sử dụng Flyer để lan tỏa hình ảnh sản phẩm, dịch vụ được đánh giá là đơn giản và tiết kiệm hơn nhiều. Thật vậy, doanh nghiệp chỉ cần chi trả chi phí thiết kế, chi phí in nhưng hiệu quả đem lại thì vẫn vô cùng tốt.
Xem thêm: Quảng cáo ngoài trời là gì? Các hình thức quảng cáo ngoài trời phổ biến
3.4 Dễ dàng đo lường thành công
Sử dụng Flyer trong truyền thông, doanh nghiệp có thể dễ dàng đo lường được hiệu quả chiến dịch đạt được. Cụ thể, thông qua các cuộc khảo sát mức độ nhận biết của khách hàng hay qua lượng khách hàng đến với doanh nghiệp, mức độ thành công của chiến dịch có thể được xác định một cách dễ dàng.
3.5 Theo đuổi mục tiêu dài hạn
Nếu các hình thức truyền thông trên nền tảng thông tin đại chúng thường chỉ xuất hiện trong một thời gian nhất định thì Flyer lại khác. Bởi nếu doanh nghiệp tiếp cận đúng cách, đúng khu vực thì doanh nghiệp có thể tiếp cận được với rất nhiều khách hàng tiềm năng, mang lại hiệu quả dài hạn cho doanh nghiệp.
4. Các bước thiết kế Flyer chuyên nghiệp, hiệu quả
“Bỏ túi” ngay quy trình thiết kế Flyer chuyên nghiệp, hiệu quả qua nội dung sau:
4.1 Xác định chủ đề
Việc nắm rõ chủ đề của chương trình, sự kiện sẽ giúp bạn xây dựng được Flyer chỉn chu và phù hợp nhất. Hay nói cách khác, đây là bước đệm, là tiền đề hỗ trợ bạn thiết kế Flyer một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả.
4.2 Lên nội dung
Dựa trên chủ đề đã xác định trước đó mà bạn cần lên nội dung bạn muốn truyền tải tới khách hàng. Nội dung cần đảm bảo bám sát thông tin về chương trình, sự kiện. Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên chọn lọc câu từ ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ nhưng vẫn có khả năng tác động mạnh mẽ tới nhận thức và hành vi của khách hàng.
4.3 Chọn bố cục, template
Tiếp đến, bạn cần chọn template sao cho phù hợp, đẹp và ấn tượng nhất. Ngoài ra, những nội dung đã được xây dựng phải được sắp xếp theo một bố cục khoa học, đảm bảo tính liên kết, thống nhất giúp khách hàng hiểu rõ về thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải.
4.4 Bắt đầu thiết kế
Bước thiết kế là bước quan trọng giúp bạn đưa những ý tưởng, định hướng thành một sản phẩm cụ thể. Ở bước này, bạn có thể thêm thắt nội dung, thay đổi màu sắc, thêm những hình ảnh minh hoạ hay hoạ tiết để giúp Flyer thêm phần chỉn chu và chuyên nghiệp hơn.
4.5 Hoàn thành
Sau khi trải qua một quá trình thiết kế, chỉnh sửa và chốt được bản Flyer cuối cùng, bạn chỉ cần gửi file cho các đơn vị sản xuất để in. Nhưng lưu ý rằng, bạn nên cùng họ thống nhất về giấy in để đảm bảo chất lượng tối đa cho sản phẩm của mình.
Xem thêm: Leaflet là gì? Leaflet khác flyer, brochure và pamphlet như thế nào?
5. Bí quyết để thiết kế flyer ấn tượng
Để sở hữu một Flyer đẹp, ấn tượng nhất, bạn không nên bỏ qua những bí quyết sau đây:
5.1 Font chữ
Những nội dung trên Flyer chính là thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng. Vậy nên, việc lựa chọn font chữ phù hợp, đẹp và ấn tượng là một điều cực kỳ quan trọng giúp thu hút sự quan tâm, chú ý của khách hàng. Một số loại font chữ đẹp, dễ đọc mà bạn có thể tham khảo trong thiết kế Flyer là: Sans-serif, Script, Decorative…
5.2 Màu sắc
Là một sản phẩm in ấn nên màu sắc là yếu tố ảnh hưởng lớn hiệu quả của Flyer. Việc sử dụng màu sắc trong thiết kế Flyer thường mang những ý nghĩa nhất định. Bạn có thể lựa chọn màu sắc thương hiệu để làm màu chủ đạo, giúp tăng độ nhận diện trong tâm trí khách hàng. Hoặc tùy thuộc vào sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh mà màu sắc cũng cần có sự phù hợp. Chẳng hạn, màu đỏ thường được sử dụng với các thương hiệu ăn uống hay màu xanh dương cho các ngân hàng, nền tảng mạng xã hội…
5.3 Hình ảnh minh họa
Thay vì dài dòng với những câu chữ khiến người xem chán nản và không đủ kiên nhẫn đọc hết nội dung trên Flyer, bạn có thể lồng ghép thêm nhiều hình ảnh minh họa. Thật vậy, điều này không chỉ giúp Flyer của bạn thêm hài hòa, đẹp mắt mà còn khiến khách hàng mong muốn đọc, tìm hiểu nhiều hơn về doanh nghiệp qua Flyer.
5.4 Chất liệu in
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại chất liệu in khác nhau. Mỗi loại sở hữu những đặc điểm riêng biệt. Vậy nên, bạn cần hiểu rõ để có thể chọn được chất liệu phù hợp nhất với nhu cầu, mong muốn của mình. Một số chất liệu in mà JobsGO gợi ý cho bạn là: giấy Couche, giấy Kraft, giấy Duplex, giấy Bristol, giấy Ford, giấy Crystal…
6. Phân biệt Flyer và Brochure
Có không người nhầm lẫn giữa Flyer và Brochure. Vậy nên, JobsGO sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng 2 dạng ấn phẩm này qua những tiêu chí dưới đây:
Tiêu chí | Flyer | Brochure |
Hình dạng | dạng tờ rơi | dạng quyển gấp |
Chất liệu | Chất liệu sử dụng không nhất thiết phải dày và có trọng lượng lớn. | Chất liệu in ấn được chú trọng nhiều hơn Flyer, thường là loại giấy dày và có trọng lượng lớn để đảm bảo tính bền. |
Nơi phân phát | Flyer thường được doanh nghiệp phân phát ở những nơi công cộng để khách hàng nhận biết tới sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp | Brochure là tài liệu quảng cáo được phát sau khi khách hàng đã biết và tìm đến doanh nghiệp để giúp họ hiểu rõ hơn về các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. |
Thời gian sử dụng | Ngắn hạn, thay đổi thường xuyên theo từng chương trình, chiến dịch. | Dài hạn |
Trên đây là những thông tin về Flyer mà JobsGO muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng qua đó, bạn đã hiểu rõ “Flyer là gì?” cũng như bí quyết để thiết kế Flyer chuyên nghiệp, đem lại hiệu quả cao.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)