Điện ảnh là một trong những ngành đang rất hot trên thị trường, được đông đảo các bạn trẻ quan tâm, lựa chọn. Vậy ngành điện ảnh là gì? Vai trò của ngành này như thế nào và cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra sao? Để giải đáp cho những thắc mắc trên, mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết sau nhé!
Mục lục
1. Điện ảnh là gì?
1.1 Khái niệm điện ảnh
Điện ảnh là gì? “Điện ảnh” là thuật ngữ xuất phát từ tiếng Pháp – cinema với ý nghĩa khá rộng, bao trùm các bộ phim được tạo nên từ khung hình chuyển động, kỹ thuật ghi hình, âm thanh, ánh sáng,… Điện ảnh cũng có thể hiểu là công nghệ điện ảnh như một ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ với các quy trình sản xuất phim, PR, quảng bá hình ảnh, hoạt động phim ảnh đến khán giả, công chúng.
Xét trên phương diện của nghệ thuật thì điện ảnh cũng chính là một trong những loại hình cơ bản (hay còn gọi là nghệ thuật thứ 7).
Xem thêm: Những ngành nào liên quan đến nghệ thuật? Học ở đâu tại Việt Nam?
1.2 Sự ra đời của điện ảnh
Điện ảnh ra đời nhờ sự phát triển của kỹ thuật vào nửa cuối thế kỷ 19, tập trung vào việc ghi lại hình ảnh chuyển động. Điển hình nhất phải kể đến là những phát minh của Louis Le Prince, Eadweard James Muybridge, Étienne-Jules Marey hay Thomas Edison. Tuy nhiên, các nhà sử học coi ngày khai sinh ra nghệ thuật điện ảnh là 28/12/1895 – khi buổi công chiếu phim chuyển động đầu tiên được tổ chức tại Salon Indien (Phòng Ấn Độ) nằm dưới tầng hầm của quán cafe Grand Café tại Paris, Pháp.
Sự ra đời của điện ảnh nhanh chóng được công chúng đón nhận. Ngay sau đó, điện ảnh được thương mại hóa và công nghiệp điện ảnh cũng xuất hiện.
2. Đặc trưng của điện ảnh là gì?
Các đặc trưng của điện ảnh là:
- Điện ảnh là là loại hình nghệ thuật trẻ, nó xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, đáp ứng cao nhu cầu thẩm mỹ của thời đại.
- Sự ra đời của điện ảnh gắn liền với tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Nó kết hợp các thành tựu khoa học công nghệ với các phương tiện của nhiều loại hình nghệ thuật khác, tạo ra điện ảnh có tính tổng hợp cao nhất.
- Phương tiện ngôn ngữ của điện ảnh là hành động, tuy nhiên nó khác với sân khấu. Hành động của nhân vật đóng vai trò quan trọng hàng đầu, song các yếu tố như quay phim, dựng phim cũng không thể thiếu.
- Cấu trúc của các tác phẩm nghệ thuật điện ảnh phụ thuộc vào nghệ thuật dựng phim. Từ kịch bản văn học sang kịch bản phim, phân cảnh đến dựng phim đều cần một quá trình sáng tạo, làm sao thể hiện đúng ý đồ của đạo diễn trong việc tạo ra tác phẩm điện ảnh.
3. Vai trò của điện ảnh là gì?
Kể từ khi xuất hiện với sự thành công của bộ phim đầu tiên, điện ảnh đã mang lại những lợi nhuận tức thời và nhanh chóng thu hút được sự chú ý, đầu tư. Và đến thời điểm hiện tại, ngành điện ảnh đóng vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu hay thay thế được trong ngành công nghiệp giải trí. Nó giúp truyền tải đến cho con người những thông điệp ý nghĩa, giá trị nhân văn sâu sắc, to lớn. Nhiều bộ phim điện ảnh kinh điển trong và ngoài nước đã, đang và có lẽ sẽ mãi in sâu vào tiềm thức của con người, dù nó có trải qua hàng thập kỷ, thế kỷ.
Thật vậy, bạn hãy thử tưởng tượng, nếu một ngày những bộ phim điện ảnh không còn được sản xuất nữa thì cuộc sống sẽ buồn chán, tẻ nhạt như thế nào? Những thông điệp, câu chuyện sẽ bị mất đi cách truyền tải đến công chúng một cách nhanh và ăn sâu nhất.
Bên cạnh đó, khi ngành điện ảnh phát triển, cơ hội việc làm dành cho những người theo đuổi nghề cũng vô cùng lớn. Mức thu nhập của người làm trong ngành điện ảnh được đánh giá là rất khủng, nhất là những ai có chuyên môn, trình độ và làm ở các vị trí cao, chủ chốt.
Xem thêm: [Cập nhật] Mô tả công việc quay phim – Nghề cần nhiều kỹ năng
4. Các loại hình phim điện ảnh hiện nay
Hiện nay, phim điện ảnh gồm các loại hình sau:
- Phim truyện: sử dụng cốt truyện hư cấu, có diễn viên đóng và tạo bối cảnh giả, tạo ảo giác giống như cuộc đời thực.
- Phim khoa học: chủ đề của phim là một vấn đề khoa học, mục đích là truyền tải thông tin, thông điệp để nâng cao nhận thức khoa học cho mọi người.
- Phim hoạt hình: diễn viên là các hình vẽ, vật thể bất động, áp dụng phương pháp quay phim từng hình, chiếu lên màn ảnh liên tục, tạo ảo giác chuyển động.
- Phim tài liệu: đi thẳng vào những vấn đề trong cuộc sống, ghi lại hình ảnh, hành động thực của con người.
5. Ngành công nghiệp điện ảnh và cơ hội việc làm cho sinh viên
Khi nhắc đến điện ảnh, chắc chắn chúng ta không thể biết đến ngành công nghiệp điện ảnh. Để hiểu rõ hơn về ngành này cũng như cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, các bạn hãy tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây nhé.
5.1 Ngành công nghiệp điện ảnh là gì?
Theo wikipedia định nghĩa, công nghiệp điện ảnh chính là ngành công nghiệp làm về phim (phim lẻ, phim chiếu rạp). Nó bao gồm các cơ sở công nghệ, thương mại và dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất phim. Ví dụ như là các công ty làm phim, hãng phim, kỹ thuật điện ảnh, các khâu tiền sản xuất, hậu kỳ, phân phối phim, các diễn viên điện ảnh,…
Hiện nay, ngành công nghiệp điện ảnh đang rất hot, thu hút được nhiều bạn trẻ, nhất là những ai có đam mê, năng khiếu nghệ thuật. Một phần bởi cơ hội nghề nghiệp rộng mở, phát triển được khả năng sáng tạo. Hơn nữa, ngành này mang lại mức thu nhập rất tốt, cao hơn nhiều so với các ngành nghề khác. Vậy cụ thể cơ hội cho các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành công nghiệp điện ảnh ra sao?
5.2 Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành điện ảnh ra sao?
Tốt nghiệp ngành điện ảnh, các bạn có thể đảm nhiệm rất nhiều công việc, vị trí khác nhau trong các công ty lớn về giải trí, truyền hình, báo đài,… Đây đều là những môi trường làm việc mơ ước của nhiều bạn trẻ hiện nay. Cụ thể, các cơ hội việc làm đó bao gồm:
- Dựng phim: theo học ngành này, các bạn có thể trở thành nhân viên dựng phim. Đây là vị trí đặc biệt quan trọng, không thể thiếu, góp phần tạo nên các bộ phim điện ảnh. Mức lương dành cho công việc quay, dựng phim cũng rất hấp dẫn, dao động từ 12 – 20 triệu đồng/tháng, tùy vào từng công ty và trình độ chuyên môn.
- Sản xuất phim điện ảnh: đối với chuyên ngành này, các bạn có thể làm ở rất nhiều vị trí như biên kịch, nhà sản xuất, đạo diễn, quay phim, biên tập viên, trợ lý đạo diễn, thư ký trường quay,… Tùy vào từng vị trí mà mức lương sẽ có sự khác nhau, song các vị trí cao như đạo diễn, biên kịch,… sẽ có mức lương vô cùng hấp dẫn.
- Làm việc ở các vị trí phổ biến, quảng bá phim điện ảnh như Marketing, Truyền thông, báo chí, thiết kế,… Các công việc này cũng rất quan trọng, góp phần tạo nên sức hút, mức độ thành công của bộ phim. Mức lương dành cho các vị trí này khá tốt, dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng, hoặc có thể hơn nếu làm ở vị trí cao.
- Làm việc ở bộ phận kỹ thuật, phát sóng phim điện ảnh.
- Ngoài ra, với một số bạn có năng khiếu, kỹ năng dẫn dắt còn có thể kiêm nhiệm thêm nhiều công việc liên quan khác trong lĩnh vực giải trí, điện ảnh như MC, phóng viên, nhà báo, thậm chí là cả diễn viên,…
👉 Xem thêm: Nghề thiết kế bối cảnh: Công việc đầy cơ hội và thách thức ở Việt Nam hiện nay
Bài viết trên đây của JobsGO đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “điện ảnh là gì?” cùng các thông tin xoay quanh ngành này. Hy vọng đây sẽ là kiến thức hữu ích, giúp các bạn có thể xác định được ngành học cũng như định hướng nghề nghiệp phù hợp trong tương lai nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)