Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Mầm Non: 15 Tiêu Chí Đánh Giá Chuẩn Nhất

Đánh giá post

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là yêu cầu không thể thiếu nếu như bạn muốn tham gia vào công việc này. Để hiểu và nắm rõ hơn về những quy định, tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, bạn hãy cùng JobsGO theo dõi bài viết sau nhé.

Mục lục

1. Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Mầm Non Là Gì?

chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Thông tư 26 đánh giá chuẩn giáo viên mầm non

Đầu tiên bạn nên hiểu đúng, chính xác về chuẩn giáo viên mầm non là gì? Vấn đề này đã được quy định khá cụ thể tại Quy định ban hành và kèm thông tư 26 chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT).

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là bộ tiêu chí, tiêu chuẩn được quy định nhằm đánh giá năng lực, phẩm chất và hiệu quả làm việc của giáo viên mầm non. Đây là cơ sở để xác định mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ nhỏ, đồng thời hỗ trợ việc tự đánh giá, phát triển nghề nghiệp.

Trẻ em là mầm non, là tương lai của đất nước, chính vì thế các quy định cũng như tiêu chuẩn về giáo viên dạy trẻ khá nghiêm ngặt. Điều này thể hiện sự quan tâm đến thế hệ tương lai, tạo điều kiện cho các em được phát triển trong môi trường tốt nhất.

Xem thêm: Nghề giáo viên mầm non là gì? Mô tả công việc giáo viên mầm non

2. Ý Nghĩa Của Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Mầm Non

Việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non sẽ mang đến nhiều giá trị như sau:

2.1. Đảm Bảo Chất Lượng Giáo Dục Và Chăm Sóc Trẻ Em

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non cung cấp một cơ sở để các giáo viên mầm non đảm bảo rằng họ có đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm cần thiết để giúp trẻ phát triển toàn diện. Điều này không chỉ bao gồm việc giảng dạy các kỹ năng cơ bản như ngôn ngữ, toán học mà còn chú trọng đến phát triển thể chất, cảm xúc và xã hội của trẻ. Việc tuân thủ chuẩn nghề nghiệp giúp giáo viên hiểu rõ cách thức xây dựng một môi trường học tập an toàn, sáng tạo, kích thích trẻ khám phá.

2.2. Cơ Sở Cho Đào Tạo Và Phát Triển Nghề Nghiệp

Một trong những vai trò quan trọng của chuẩn nghề nghiệp là giúp định hình chương trình đào tạo cho giáo viên mầm non. Khi các cơ sở đào tạo có các chuẩn mực rõ ràng, sinh viên sẽ được học, thực hành theo những yêu cầu, tiêu chuẩn nghề nghiệp thực tế. Ngoài ra, nó còn giúp các giáo viên hiện tại tự đánh giá năng lực của mình, tìm kiếm các cơ hội phát triển nghề nghiệp thông qua các khóa học, đào tạo bổ sung.

2.3. Xây Dựng Môi Trường Làm Việc Chuyên Nghiệp

Dựa trên chuẩn nghề nghiệp, giáo viên mầm non có thể xây dựng các hành vi, thái độ, kỹ năng giao tiếp cần thiết trong môi trường làm việc. Giáo viên sẽ biết cách giao tiếp với phụ huynh, đồng nghiệp và quản lý một cách chuyên nghiệp. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn tạo ra một môi trường giáo dục đoàn kết, hỗ trợ và hợp tác. Môi trường làm việc chuyên nghiệp cũng giúp giảm bớt những xung đột trong quá trình làm việc, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho từng cá nhân.

2.4. Tăng Cường Sự Tin Tưởng Từ Phụ Huynh Và Cộng Đồng

Chuẩn nghề nghiệp không chỉ có tác động đến bản thân giáo viên mà còn tới mối quan hệ với phụ huynh, cộng đồng. Khi giáo viên mầm non làm việc theo chuẩn nghề nghiệp, phụ huynh sẽ cảm thấy yên tâm hơn về chất lượng giáo dục, sự an toàn của trẻ. Đây là yếu tố giúp củng cố niềm tin, sự tín nhiệm của cộng đồng đối với môi trường giáo dục mầm non.

2.5. Khuyến Khích Sự Sáng Tạo Và Đổi Mới

Không đơn thuần là những quy định cứng nhắc, chuẩn nghề nghiệp còn có thể khuyến khích giáo viên mầm non sáng tạo và đổi mới trong công việc của mình. Giáo viên có thể linh hoạt áp dụng các phương pháp giảng dạy, công cụ hỗ trợ học tập mới để phù hợp với sự phát triển của từng trẻ. Việc sáng tạo trong cách thức truyền đạt kiến thức sẽ giúp trẻ tiếp thu dễ dàng hơn, đồng thời khơi gợi sự tò mò, ham học hỏi của trẻ.

2.6. Đảm Bảo Sự Công Bằng Trong Nghề

Chuẩn nghề nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự công bằng trong nghề giáo viên mầm non. Tất cả giáo viên đều được yêu cầu đạt được các tiêu chuẩn giống nhau, qua đó đảm bảo rằng mọi trẻ em đều được tiếp cận với chất lượng giáo dục tương tự. Nhờ vậy, giáo viên mầm non dễ dàng theo dõi sự phát triển nghề nghiệp của mình, nhận được sự công nhận xứng đáng từ cộng đồng.

3. Đánh Giá Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Mầm Non Bao Gồm Những Gì?

Để trở thành một giáo viên mầm non, bạn cần phải đạt 5 tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non với 15 tiêu chí như sau:

3.1. Tiêu Chuẩn Phẩm Chất Nhà Giáo

Giáo viên cần phải tuân thủ đúng mọi quy định, rèn luyện tốt về đạo đức với nhà giáo. Bên cạnh đó họ còn phải chia sẻ kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ giáo viên khác khi rèn luyện đạo đức và xây dựng phong cách nhà giáo.

Tiêu chí 1: Đạo đức của nhà giáo

  • Về mức đạt: Cần phải thực hiện một cách nghiêm túc quy định đạo đức nhà giáo.
  • Về mức khá: Giáo viên cần phải có ý thức tự học, tự rèn luyện bản thân và phấn đấu để nâng cao đạo đức, phẩm chất.
  • Về mức tốt: Trở thành tấm gương sáng về đạo đức nhà giáo, có khả năng chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp khi rèn luyện đạo đức.
thông tư 26 chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non: Tiêu chuẩn phẩm chất nhà giáo

Tiêu chí 2 – phong cách, tác phong làm việc

Về mức đạt: Giáo viên cần có một tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với nhiệm vụ được giao.

  • Về mức khá: Giáo viên luôn có ý thức tự giác rèn luyện và xây dựng phong cách làm việc khoa học, gần gũi với trẻ.
  • Về mức tốt: Giáo viên phải trở thành tấm gương về phong cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học. Họ luôn tôn trọng, có thái độ gần gũi với trẻ em và các bậc phụ huynh, sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp.

3.2. Quy Định Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Mầm Non: Tiêu Chuẩn Phát Triển Chuyên Môn, Nghiệp Vụ

Mỗi giáo viên cần nắm vững về chuyên môn sư phạm mầm non, cập nhật thông tin kịp thời và tự nâng cao khả năng bản thân để phù hợp với đổi mới.

Tiêu chí 3 – Phát triển chuyên môn cho bản thân

  • Mức đạt: Cần phải đạt trình độ đào tạo theo quy định của Bộ giáo dục đào tạo. Giáo viên còn phải tham gia đầy đủ, hoàn thành khóa học, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn.
  • Mức khá: Làm theo kế hoạch học tập và bồi dưỡng thích hợp với điều kiện bản thân, luôn có thái độ cập nhật kiến thức mới, phương pháp mới trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
  • Mức tốt: Có khả năng chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm và hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp.

Tiêu chí 4 – Thiết lập kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ toàn diện

  • Mức đạt: Cần xây dựng được một kế hoạch hoàn hảo về chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với nhu cầu của trẻ trong lớp.
  • Mức khá: Cần phải chủ động, linh hoạt để điều chỉnh kế hoạch đề ra phù hợp với điều kiện thực tế của trường học.
  • Mức tốt: Giáo viên cần tham gia vào việc phát triển chương trình giáo dục của nhà trường, hỗ trợ đồng nghiệp và hướng đến phát triển toàn diện cho trẻ.

Tiêu chí 5 – Chăm sóc sức khỏe cho trẻ

  • Mức đạt: Làm theo các kế hoạch về nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ theo nhóm, lớp. Giáo viên luôn luôn phải đảm bảo chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và an toàn cho trẻ.
  • Mức khá: Cần linh hoạt, chủ động thực hiện đổi mới trong hoạt động chăm sóc trẻ và đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
  • Mức tốt: Luôn có thái độ chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp hoàn thành tốt công việc.

Tiêu chí 6 – Phát triển theo hướng toàn diện cho trẻ

  • Mức đạt: Tuân theo kế hoạch giáo dục trong lớp, hỗ trợ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện.
  • Mức khá: Cần chủ động trong việc đổi mới phương pháp giáo dục, linh động với các hoạt động giáo dục để đáp ứng nhu cầu của từng trẻ.
  • Mức tốt: Cần có hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc, nâng cao chất lượng giáo dục.

Tiêu chí 7 – Quan sát, nhận định và đánh giá trẻ

  • Mức đạt: Giáo viên phải sử dụng các phương pháp quan sát, đánh giá trẻ để đưa ra điều chỉnh kịp thời.
  • Mức khá: Cần phải chủ động trong việc sử dụng phương pháp, công cụ đánh giá một cách khách quan nhất.
  • Mức tốt: Luôn luôn chia sẻ, giúp đỡ đồng nghiệp trong việc vận dụng phương pháp quan sát, đánh giá trẻ.

Tiêu chí 8 – Quản lý lớp, nhóm

  • Mức đạt: Tuân thủ yêu cầu về quản lý trẻ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, sổ sách từng lớp.
  • Mức khá: Có ý kiến đóng góp vào hoạt động quản lý lớp.
  • Mức tốt: Giáo viên cần phải chia sẻ được nhiều kinh nghiệm và hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc.

Xem thêm: Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Thông tin mới nhất

3.3. Tiêu Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Mầm Non Về Gây Dựng Môi Trường Giáo Dục Cho Trẻ

đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non về gây dựng môi trường giáo dục cho trẻ

Tiêu chí 9 – Xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện cho trẻ

  • Mức đạt: Tuân thủ, thực hiện nghiệm quy định về vấn đề môi trường giáo dục lành mạnh. Giáo viên cần nói không với bạo lực trẻ.
  • Mức khá: Luôn chủ động phát hiện trường hợp gây mất an toàn đối với trẻ, cần phản ánh kịp thời các trường hợp xấu, lợi dụng trẻ.
  • Mức tốt: Hỗ trợ đồng nghiệp của mình trong vấn đề xây dựng trường văn hóa, đảm bản an toàn cho học sinh.

Tiêu chí 10 – Thực hiện quyền dân chủ tại trường

  • Mức đạt: Làm đúng theo quy định về quyền của trẻ em, quyền của bản thân, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.
  • Mức khá: Có đưa ra những đề xuất bảo vệ quyền của trẻ, phát huy được quyền dân chủ trong nhà trường. Đồng thời, giáo viên cũng phải phát hiện, ngăn chặn và xử lý người vi phạm quyền dân chủ.
  • Mức tốt: Giáo viên đó phải hướng dẫn được đồng nghiệp thực hiện các quyền bảo vệ trẻ em.

3.4. Tiêu Chuẩn Về Gây Dựng Các Mối Quan Hệ Trường Học, Gia Đình, Cộng Đồng

Tiêu chí 11 – Phối hợp với phụ huynh nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ

  • Mức đạt: Giáo viên phải xây dựng được các mối quan hệ tốt, cần tôn trọng và hợp tác cùng cha mẹ trẻ trong việc giáo dục, chăm sóc trẻ.
  • Mức khá: Phối hợp cùng với phụ huynh để nâng cao chất lượng, chú trọng đến phát triển toàn diện.
  • Mức tốt: Luôn biết chia sẻ các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mình có được cho đồng nghiệp và người khác để hoàn thành tốt công việc.

Tiêu chí 12 – Phối hợp cùng phụ huynh để bảo vệ quyền trẻ em

  • Mức đạt: Xây dựng được mối quan hệ thân thiết với phụ huynh, cộng đồng trong việc thực hiện các quy định về quyền của trẻ.
  • Mức khá: Luôn có thái độ chủ động, tích cực phối hợp cùng cha mẹ để bảo vệ trẻ.
  • Mức tốt: Giáo viên có thể chia sẻ nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong việc bảo vệ trẻ. Bên cạnh đó họ còn có thể đề xuất các biện pháp bảo vệ quyền trẻ em tốt hơn.

3.5. Tiêu Chuẩn Về Sử Dụng Ngoại Ngữ, Công Nghệ Thông Tin

Tiêu chí 13 – Sử dụng ngoại ngữ, tiếng dân tộc mà trẻ nói

  • Mức đạt: Giao tiếp cơ bản, sử dụng thành thạo từ, câu đơn giản trong giao tiếp, truyền đạt thông tin.
  • Mức khá: Có thể trao đổi thông tin về các vấn đề nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc trẻ.
  • Mức tốt: Có thể viết, trình bày được thành đoạn văn bằng tiếng Anh hoặc tiếng dân tộc thiểu số mà trẻ sử dụng giao tiếp.

Tiêu chí 14 – Sử dụng công nghệ thông tin

  • Mức đạt: Có thể dùng các phần mềm cơ bản tin học văn phòng.
  • Mức khá: Có thể làm bài giảng điện tử và sử dụng thiết bị công nghệ.
  • Mức tốt: Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc sử dụng công nghệ thông tin.

Tiêu chí 15 – Khả năng nghệ thuật trong việc giáo dục trẻ

  • Mức đạt: Có khả năng tạo hình, âm nhạc,… đơn giản trong khi dạy học.
  • Mức khá: Linh hoạt vận dụng và sáng tạo nghệ thuật đơn giản vào việc giáo dục, chăm sóc trẻ.
  • Mức tốt: Có thể gây dựng môi trường giáo dục giàu nghệ thuật, hỗ trợ được các giáo viên khác trong công việc.

Xem thêm: Điều gì quyết định thành công của CV xin việc giáo viên?

4. Quy Định Về Giáo Viên Mầm Non Cốt Cán

Giáo viên mầm non cốt cán là một hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non. Về chức vụ này, sẽ có những quy định cụ thể là:

4.1. Tiêu Chuẩn Lựa Chọn Giáo Viên Mầm Non Cốt Cán

hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non
Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên mầm non cốt cán

Để trở thành giáo viên mầm non cốt cán, bạn phải đảm bảo đủ các tiêu chí sau:

  • Có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non với các nhiệm vụ như chăm sóc, giáo dục trẻ em.
  • Tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non phải đạt mức khá trở lên. Trong đó, phải đạt mức tốt ở các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9.
  • Có khả năng thiết kế và tổ chức các tọa đàm, hội thảo, các hoạt động giáo dục mẫu giáo.
  • Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, công nghệ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở giáo dục.
  • Có nguyện vọng trở thành giáo viên mầm non cốt cán.

4.2. Quy Trình Lựa Chọn Giáo Viên Mầm Non Cốt Cán

Quy trình lựa chọn giáo viên mầm non cốt cán sẽ được thực hiện như sau:

  • Danh sách giáo viên mầm non cốt cán sẽ được các cơ sở giáo dục mầm non đề xuất tới cơ quan quản lý cấp trên.
  • Trưởng phòng giáo dục đào tạo phê duyệt danh sách nhận được rồi tiếp tục báo cáo lên Sở Giáo dục và Đào tạo.
  • Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục lựa chọn và phê duyệt danh sách, sau đó báo cáo lên Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.3. Nhiệm Vụ Của Giáo Viên Mầm Non Cốt Cán

Với vị trí giáo viên mầm non cốt cán, bạn sẽ cần đảm nhiệm những công việc như:

  • Thực hiện công tác hỗ trợ, tư vấn cho giáo viên của các cơ sở giáo dục mầm non về các vấn đề liên quan tới việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
  • Biên soạn tài liệu để cung cấp cho giáo viên, cha mẹ hay người giám hộ trẻ những kiến thức cần thiết.
  • Tổ chức kết nối với giảng viên sư phạm chuyên ngành giáo dục mầm non tại các trường Đại học.
  • Hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên trong và ngoài trường trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục của đơn vị hay tổ chức các khóa đào tạo,bồi dưỡng giáo viên để nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho họ.
  • Có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn về công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cho cấp quản lý trực tiếp để đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra.

5. Mẫu Đánh Giá Mẫu Đánh Giá Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Mầm Non

Để đảm bảo sự chuyên nghiệp, hiệu quả trong việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, việc sử dụng một mẫu đánh giá chuẩn hóa là cần thiết. Mẫu đánh giá được xây dựng dựa trên các tiêu chí chính trong lĩnh vực giáo dục mầm non, bao gồm phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo đổi mới. Mẫu đánh giá này không chỉ giúp hệ thống hóa quá trình đánh giá mà còn hỗ trợ nhà quản lý giáo dục, giáo viên tự đánh giá, cải thiện năng lực của bản thân.

TẢI NGAY MẪU ĐÁNH GIÁ CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON

Có thể thấy những tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là vô cùng quan trọng, đánh giá một cá nhân xem có đủ điều kiện để tham gia vào công việc hay không. Nếu như bạn muốn theo đuổi trở thành giáo viên mầm non, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua các tiêu chuẩn này. Với bài viết chia sẻ trên đây, JobsGO rất mong rằng sẽ có ích cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

1. Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Mầm Non Có Thay Đổi Theo Thời Gian Không?

Có, chuẩn nghề nghiệp thường được cập nhật để phù hợp với những thay đổi trong hệ thống giáo dục và nhu cầu xã hội. Điều này đảm bảo rằng giáo viên luôn đáp ứng các yêu cầu mới nhất trong giáo dục mầm non.

2. Chuẩn Nghề Nghiệp Có Áp Dụng Đồng Nhất Trên Cả Nước Không?

Thông thường, chuẩn nghề nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nên được áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Tuy nhiên, các địa phương có thể có những điều chỉnh nhỏ để phù hợp với đặc điểm riêng.

3. Những Khó Khăn Khi Áp Dụng Chuẩn Nghề Nghiệp Là Gì?

Một số giáo viên có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng tất cả các tiêu chí, đặc biệt khi chưa được đào tạo đầy đủ hoặc khi thiếu nguồn lực hỗ trợ. Ngoài ra, việc đo lường, đánh giá năng lực cũng đòi hỏi sự minh bạch, công bằng.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: