Công nhân là lực lượng lao động lớn nhất của nhiều doanh nghiệp, vì thế chăm sóc sức khoẻ công nhân là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng và năng suất làm việc. Hiểu được điều này, các doanh nghiệp hiện nay đã có rất nhiều chính sách đảm bảo tốt sức khỏe để công nhân yên tâm làm việc.
Mục lục
Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh
Môi trường làm việc có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động. Vì thế, doanh nghiệp muốn chăm sóc sức khỏe cho công nhân cần phải xây dựng môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.
Có nhiều yếu tố xây dựng môi trường làm việc như:
- Người lao động được làm việc ở môi trường thoáng mát, chất thải trong quá trình sản xuất được vệ sinh, xử lý sạch sẽ, không có các yếu tố gây hại đến sức khỏe.
- Trồng cây xanh ngoài khuôn viên công ty để mang đến bầu không khí trong lành. Sắp xếp nơi làm việc khoa học, tạo không khí thoải mái, thân thiện để người lao động làm việc với hiệu quả và chất lượng cao.
- Doanh nghiệp đảm bảo an toàn trong lao động, với quy trình sản xuất khép kín với các trang thiết bị máy móc hiện đại làm giảm nặng nhọc trong quá trình làm việc và nâng cao tay nghề cho người lao động. Thêm vào đó, làm việc với công nghệ sản xuất hiện đại sẽ tránh được những chấn thương, tai nạn rủi ro trong quá trình làm việc.
- Người lao động được bảo vệ trong quá trình lao động bằng các trang bị đồ bảo hộ lao động đầy đủ tùy thuộc vào tính chất của từng ngành nghề như nón chụp đầu, bao tay, tất chân, quần áo bảo hộ, giày bảo hộ,…
- Tinh thần cũng là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm trong chăm sóc sức khỏe công nhân. Việc xây dựng môi trường làm việc tích cực với những mối quan hệ gắn bó giữa các đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới sẽ giúp người lao động có động lực làm việc mang đến hiệu quả cao.
- Tuyên truyền biện pháp phòng ngừa nguy hiểm tại nơi làm việc để người lao động tự bảo vệ an toàn chính mình trong thời gian làm việc.
👉 Xem thêm: Top 5 chính sách phúc lợi hấp dẫn nhất cho nhân viên
Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo sức khỏe
Người lao động làm việc trong doanh nghiệp với thời gian tối thiểu 8 tiếng/ngày, vì thế bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và an toàn vệ sinh cần được đề cao để đảm bảo sức khỏe làm việc được hiệu quả nhất.
- Công tác vệ sinh nơi ăn ở đảm bảo sạch sẽ và an toàn thực phẩm.
- Xây dựng suất ăn chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo số lượng và chất lượng vừa cung cấp đầy đủ năng lượng đảm bảo tốt cho sức khỏe giúp NLĐ luôn được đảm bảo sức khỏe để làm việc hiệu quả hơn.
- Tuyệt đối không để xảy ra trường hợp mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.
👉 Xem thêm: Doanh nghiệp làm sao để nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân?
Lưu ý sức khỏe cho công nhân thuộc đối tượng đặc biệt
Người lao động thuộc đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, phụ nữ đau bụng kinh hàng tháng, những người lao động có bệnh lý,… cần được lưu ý chăm sóc sức khỏe. Những chế độ phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng người lao động này là thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp giúp NLĐ yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài.
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
Để có lực lượng lao động khỏe mạnh và có năng suất làm việc cao, việc chăm sóc sức khỏe công nhân cần được tổ chức khám sức khỏe định kỳ. Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động được tổ chức 1 lần/năm hoặc 2 lần/năm. Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên sẽ được doanh nghiệp chi trả hoàn toàn.
Hình thức khám sức khỏe này giúp doanh nghiệp đánh giá sức khỏe người lao động và phát hiện những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của NLĐ. Việc kiểm tra sức khỏe này giúp người lao động yên tâm làm việc.
👉 Xem thêm: Các chính sách ưu đãi, chính sách phụ cấp giúp giữ chân nhân viên
Trên đây là những gợi ý giúp doanh nghiệp, công ty xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ công nhân. Nâng cao sức khỏe cho người lao động sẽ giúp doanh nghiệp đạt được năng suất và chất lượng làm việc cao nhất.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)