Thương mại điện tử là ngành nghề đang phát triển mạnh hiện nay. Riêng Việt Nam, giai đoạn đầu đã đạt được thành công nhất định và trong tương lai còn phát triển hơn nữa. Hiện tại, bạn nên hướng đến mục tiêu thành công chứ không chỉ là một công việc. Vậy, cần chuẩn bị gì để thành công với thương mại điện tử?
Mục lục
1. Thương mại điện tử tiềm năng như thế nào?
Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trên nền tảng công nghệ với hỗ trợ của internet. Nhìn vào những thành quả của ngành thương mại những năm gần đây, có thể thấy, đây là một ngành rất tiềm năng. Du không còn là ngành lạ trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển đầu tiên. Tiếp cận nhanh, truyền thông tốt là hai lý do quan trọng giúp thương mại điện tử Việt Nam thành công.
Trong tương lai, sự phát triển của thương mại điện tử rất đáng mong đợi. Cùng với sự phát triển đó, các công ty thương mại điện tử ngày càng phải trưởng thành hơn. Nhân sự vì thế cũng yêu cầu ngày một cao cả chất lượng và số lượng.
Nếu bạn là một người đang muốn theo đuổi thương mại điện tử. Ngay từ bây giờ, bạn cần chuẩn bị thật tốt để đạt được thành công với nghề tương lai của mình.
>> Xem thêm: Thương mại điện tử làm gì?
2. Học gì để làm thương mại điện tử?
Thương mại điện tử là ngành rất đa dạng về nhiều mặt. Nhân sự cũng vậy. Trong một công tư thương mại điện tử, không chỉ kinh doanh, truyền thông, nhân sự phải mạnh mà công nghệ cũng rất quan trọng. Vậy nên, nếu muốn làm việc trong ngành này, bạn có thể học những ngành sau:
Thương mại điện tử
Nếu muốn làm thương mại điện tử, hiển nhiên là chọn học thương mại điện tử. Đây là ngành học đào tạo chuyên sâu về cách thức kinh doanh trên nền tảng công nghệ. Kiến thức chuyên ngành và các kiến thức liên quan giúp bạn có thể làm việc trong ngành hoặc tự mình kinh doanh qua các kênh bán hàng công nghệ.
Khi học ngành này, hiểu biết về ngành của bạn sẽ chuyên sâu hơn. Các kiến thức bám sát trong ngành sẽ giúp bạn không mất nhiều thời gian thích ứng. Nếu không thể làm việc tại một công ty thương mại điện tử, bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp, bộ phận Kinh doanh và quản lý kênh bán hàng này.
Công nghệ thông tin
Nếu không muốn đặt nặng vấn đề kinh doanh, bạn có thể chọn học công nghệ thông tin. Với nền tảng công nghệ, nhân sự IT đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử rất quan trọng. Với các vị trí này, bạn vẫn có thể tiếp cận tốt với ngành.
Thương mại – Kinh doanh – Kinh tế
Một lựa chọn an toàn hơn đó là khối các ngành thương mại, kinh tế,… Khi học khối các ngành này, bạn sẽ có kiến thức chung về kinh doanh và ứng dụng chúng sau này. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc bạn cần thời gian thích ứng. Chỉ khi học và hiệu vè thương mại điện tử thì bạn mới có thể làm tsot chúng. Dù gì đây cũng là những kiến thức tương đối liên quan nên không mất quá nhiều thời gian.
Truyền thông
Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến thương mại điện tử. Nhìn lại hoạt động của ngành thương mại điện tử 1-2 năm trở lại đây sẽ cảm nhận được điều này. Vậy nên, bạn có thể trải nghiệm thương mại điện tử bằng con đường truyền thông. Cách thức này vừa năng động, sáng tạo lại được trải nghiệm những thử thách khác nhau khi truyền thông cho một ngành tương đối mới tại Việt Nam.
>> Việc làm thương mại điện tử cập nhật mới nhất
3. Chuẩn bị những kỹ năng gì để làm thương mại điện tử?
Kỹ năng làm việc tại ngành thương mại điện tử cũng rất nhiều. Vị trí càng cao càng yêu cầu kỹ năng đa ngành hơn. Hãy cùng điểm qua một số kỹ năng cần thiết đối với ngành này nhé:
Kiến thức kinh doanh, công nghệ, thương mại
Kinh doanh trên nền tảng công nghệ nhìn thì đơn giản nhưng lại tổng hòa rất nhiều ngành nghề khác nhau. Bạn không chỉ cần kiến thức kinh doanh, thương mại, công nghệ cũng cần hiểu tương đối. Quá trình làm việc của một công ty thương mại điện tử cũng cần sự phối hợp rất nhiều. Dù ở bộ phận nào, bạn cũng cần hiểu đôi chút. Để các kế hoạch phát triển được thành công trọn vẹn hơn.
Làm việc nhóm hiệu quả
làm việc nhóm là điều không thể không có trong môi trường công sở. Đối với môi trường ở các doanh nghiệp thương mại điện tử càng chú trọng. Đơn giản vì thương mại điện tử yêu cầu sự kết hợp bởi rất nhiều nền tảng. Kinh doanh với công nghệ. Công nghệ tạo ra môi trường phát triển. Truyền thông cũng phải phù hợp với yếu tố thương mại và nền tảng công nghệ. Các bộ phận vốn không dễ tách rời.
Kỹ năng giao tiếp, đàm phán
Thương mại điện tử là một mô hình các mối quan hệ phức tạp. Từ nhà đầu tư, đối tác, các chủ tư nhân nhỏ lẻ đến khách hàng, đối thủ,.. Kỹ năng giao tiếp là điều cần thiết cho điều này. Hoạt động đàm phán là phổ biến nhất trong thương mại điện tử. Vậy nên kỹ năng đàm phán là kỹ năng cần được thể hiện tốt nhất.
Sáng tạo
Môi trường công nghệ nếu không sáng tạo là tự tìm ngõ cụt cho mình. Sự sáng tạo ấy cũng yêu cầu rất cao. Gần như hoạt động nào cũng thay đổi rất nhiều về mọi mặt. Vừa cạnh tranh đối thủ, vừa chạy theo xu hướng. Vậy nên người làm trong ngành thương mại điện tử cần sáng tạo rất nhiều.
Tinh thần cạnh tranh hiệu quả, chịu áp lực tốt
Kinh doanh, bản thân nó đã có một sự cạnh tranh rất lớn. Với một ngành phát triển nhanh như thương mại điện tử, tính cạnh tranh càng mạnh hơn. Chúng ta luôn thấy hào hứng trướng những lần cạnh tranh giữa Lazada, Shoppee, hay sự tăng tốc thần kỳ của Tiki. Đằng sau tất cả những điều đó là công việc đầy căng thăng của những người làm trong lĩnh vực này.
4. Những trường đại học tại Việt Nam dạy thương mại điện tử
Các trường đại học hiện nay cũng ngày càng nâng cao chất lượng ngành thương mại điện tử. Vậy nên, nếu thích ngành này, bạn có thể theo học ở một số trường sau:
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Thương mại
- Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
- Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông ( Phía Bắc )
- Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại học Thái Nguyên
Khu vực miền Trung:
- Đại học Kinh Tế – Đại học Huế
- Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
Khu vực miền Nam:
- Đại học Kinh Tế – Tài Chính TP.HCM
- Đại học Công Nghiệp TP.HCM
- Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM
- Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Trà Vinh
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)