Hồ sơ học sinh sinh viên là bản kê thông tin quan trọng trong các đợt nhập học Đại học, Cao đẳng. Là loại giấy tờ phổ biến nhưng không phải bạn học sinh, sinh viên nào cũng nắm được cách viết hồ sơ học sinh, sinh viên chuẩn. Nếu bạn cũng đang ở tình huống tự, hãy theo dõi trọn vẹn bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.
Mục lục
1. Hồ sơ học sinh, sinh viên gồm những gì?
Hồ sơ học sinh sinh viên là văn bản được ban hành theo mẫu của Bộ Giáo dục (Quyết định số 58/2007/QĐ-BGDĐT) gồm các loại giấy tờ cơ bản sau:
- Sơ yếu lý lịch sinh viên/ học sinh có xác nhận của con dấu hoặc chữ ký của địa phương.
- Giấy khai sinh bản sao có công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.
- Ảnh chân dung cá nhân kích thước 3×4 hoặc 4×6 (lưu ý ảnh có hiệu lực phải là ảnh không được chụp quá 6 tháng).
- Bản sao chứng minh thư nhân dân, Căn cước công dân được xác thực.
- Bằng tốt nghiệp THPT (có thể sử dụng bằng tốt nghiệp tạm thời nếu tại thời điểm nộp hồ sơ chưa nhận được bản chính).
- Văn bản, giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)
Sơ yếu lý lịch là “bộ mặt” của mỗi người khi tìm kiếm cơ hội việc làm hoặc nhập học. Trong đó, thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch đóng vai trò quan trọng. Phần này cung cấp những thông tin cá nhân cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại. Tuy nhiên, để sơ yếu lý lịch trở nên nổi bật, bạn nên tập trung vào việc làm nổi bật kinh nghiệm, kỹ năng, và thành tích học tập. Một sơ yếu lý lịch được trình bày rõ ràng, mạch lạc và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với người đọc.
2. Hồ sơ học sinh, sinh viên có giống hồ sơ xin việc?
Về cơ bản, hồ sơ học sinh sinh viên có khá nhiều điểm tương đồng so với hồ sơ xin việc. Cụ thể, cả hai loại hồ sơ này đều cần sơ yếu lý lịch chứng thực; ảnh cá nhân; bản sao CCCD, bản sao Hộ khẩu và bằng cấp liên quan.
Nhưng nếu hồ sơ sinh viên chỉ yêu cầu bằng tốt nghiệp THPT thì hồ sơ xin việc lại cần cả bằng tốt nghiệp Đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, CV. Các văn bản, chứng chỉ khóa học, chương trình đào tạo có liên quan đến công việc cũng cần thiết đối với một hồ sơ xin việc hoàn chỉnh. Viết CV là bước đầu tiên quan trọng để tìm kiếm cơ hội việc làm. Với các bạn học sinh, sinh viên, việc tạo một CV ấn tượng càng trở nên cần thiết. Thay vì mất quá nhiều thời gian cho việc định dạng và cấu trúc, các bạn có thể tận dụng công cụ AI để viết CV. Viết CV bằng AI sẽ giúp bạn tạo ra những mẫu CV chuyên nghiệp, nổi bật, tăng cơ hội được nhà tuyển dụng quan tâm.
Một điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại hồ sơ này là hồ sơ xin việc cần cả giấy khám sức khỏe. Các bạn học sinh, tân sinh viên không cần chuẩn bị vì sẽ được kiểm tra sức khỏe đầu vào tại trực tiếp tại trường.
3. Hồ sơ học sinh, sinh viên mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Hồ sơ học sinh sinh viên hiện nay có thể dễ dàng mua được ở các hiệu sách, cửa hàng văn phòng phẩm. Mức giá một bộ hồ sơ giao động từ 5000 – 10.000 đồng tùy địa phương.
Ngoài ra, trên các trang thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki,… cũng có bán hồ sơ sinh viên với nhiều lựa chọn về mức giá. Các bạn có thể lựa chọn mua theo combo để nhận thêm ưu đãi. Không những vậy, khi mua trên trang thương mại điện tử, bạn cũng tiết kiệm được thời gian chọn lựa và có thể nhận hồ sơ ship trực tiếp đến nhà một cách nhanh chóng.
4. Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch sinh viên, học sinh (kèm ảnh minh họa)
Hồ sơ học sinh sinh viên được viết theo mẫu chuẩn cần cung cấp đúng thông tin và đúng kiểu chữ, chữ số, ký tự.
4.1 Cách viết trang bìa hồ sơ
Bìa hồ sơ là phần đầu tiên bạn cần hoàn thiện trước khi chuẩn bị các giấy tờ khác bên trong. Bìa hồ sơ cần điền đầy đủ và đúng cách thức các thông tin sau:
- Phần Họ và Tên: Ghi họ tên thật theo chứng minh thư, CCCD, giấy khai sinh. Họ tên được viết in hoa hoàn toàn và không thêm các ký tự đặc biệt, các tên phụ, tên thay thế,…
- Ngày tháng, Năm sinh: Ngày tháng năm sinh viết đầy đủ theo giấy khai sinh. Ngày sinh nhỏ hơn 9, tháng sinh nhỏ hơn 3 cần thêm số không đằng trước. Viết đúng ngày sinh theo dạng: Ngày/ Tháng/ Năm sinh (ví dụ: 20/03/1997).
- Hộ khẩu thường trú: Điền đầy đủ thông tin theo đúng trong Hộ khẩu bản gốc. Chú ý viết hoa tên chữ cái đầu trong các danh từ riêng.
- Khi cần báo tin cho ai? Ở đâu?: Cung cấp họ tên người có thể báo tin (Bố, mẹ,…) và phương thức liên lạc phù hợp.
4.2 Cách viết thông tin học sinh, sinh viên (trang 2)
Lưu ý khi điền sơ yếu lý lịch sinh viên, học sinh trang 2:
- Họ tên viết in hoa sơ yếu lý lịch sinh viên, học sinh như ở phần bìa hồ sơ.
- Điền đầy đủ thông tin dân tộc, tôn giáo, thành phần xuất thân theo lý lịch.
- Địa chỉ viết theo chuẩn thông tin trong Hộ khẩu thường trú.
- Ghi rõ thông tin thời gian, năm học, học lực, kỷ luật,… từng năm.
- Các thông tin cần điền theo số, ký hiệu cần tra cứu kỹ thông tin trước viết vào hồ sơ học sinh sinh viên.
4.3 Cách viết thông tin thành phần gia đình (trang 3 & 4)
Ở trang 3&4, thông tin cá nhân điền thống nhất theo trang 2 và bìa hồ sơ. Thông tin cha mẹ, anh chị em, vợ chồng điền trung thực theo chứng minh thư từng đối tượng. Chú ý điền thông tin hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế theo các mốc thời gian trong hồ sơ.
4.4 Cách viết phần xác nhận thông tin (cuối trang 4)
Thông tin xác nhận cuối trang 4 cam đoan và khẳng định chắc chắn về tính chính xác của hồ sơ học sinh sinh viên. Cuối trang, cần có chữ ký nháy của cả học sinh và gia đình để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối của văn bản.
Hồ sơ học sinh sinh viên không chỉ yêu cầu viết đúng quy định mà còn trung thực và chính xác. Bạn hãy lưu lại các thông tin mà JobsGO cung cấp để hoàn thiện hồ sơ, sơ yếu lý lịch sinh viên – học sinh đạt tiêu chuẩn của các trường Đại học, Cao đẳng cho năm học mới sắp tới.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)