Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Chi Tiết Và Chuẩn Nhất

4.5/5 - (2 votes)

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là lời giới thiệu đơn giản, ngắn gọn về định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bạn. Mặc dù nghe có vẻ khá đơn giản nhưng khi làm CV thì nhiều người đã mắc phải những lỗi cơ bản và bị nhà tuyển dụng loại ngay từ vòng duyệt hồ sơ. Vì thế, JobsGO đã tổng hợp các lỗi sai mà rất nhiều bạn đang mắc phải cũng như hướng dẫn chi tiết cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV ấn tượng. Đọc và tham khảo bạn nhé!

Mục lục

1. Mục Tiêu Nghề Nghiệp Là Gì? Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Là Gì?

Mục tiêu nghề nghiệp là đích đến, vị trí mà bạn muốn đạt được trong tương lai. Để có thể xây dựng được mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, bạn nên thực hiện một vài trắc nghiệm để hiểu rõ điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân. Từ đó, xác định được công việc phù hợp cũng như định hướng của mình.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là gì?

JobsGO đã giúp bạn giải đáp mục tiêu nghề nghiệp là gì, từ đó hãy cùng JobsGO tiếp tục định nghĩa về mục tiêu nghề nghiệp trong CV nhé! Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là một phần tóm tắt ngắn gọn về mục đích và hướng nghề nghiệp mà bạn mong muốn đạt được thông qua công việc mà bạn đang ứng tuyển. Phần này thường được đặt ở đầu CV để giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về mục tiêu nghề nghiệp của bạn cùng năng lực, tính cách và thái độ của bạn trong công việc, dựa vào đó đánh giá xem bạn có phù hợp với vị trí và công ty tuyển dụng hay không.

2. Phân Loại Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV

Khi viết CV, mục tiêu nghề nghiệp thường được phân chia thành 2 loại sau:

  • Mục tiêu dài hạn: Mục tiêu dài hạn là những kế hoạch hoặc mục tiêu bạn đặt ra cho tương lai xa, thường từ 5 đến 10 năm hoặc thậm chí xa hơn. Đây là những mục tiêu lớn, yêu cầu thời gian, nỗ lực và sự kiên trì để đạt được. Mục tiêu dài hạn sẽ phản ánh tầm nhìn, ước mơ và định hướng sự nghiệp của bạn.
  • Mục tiêu ngắn hạn: Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu bạn muốn đạt được trong khoảng thời gian ngắn, khoảng từ vài tháng đến một năm. Những mục tiêu này thường là những bước nhỏ hoặc các nhiệm vụ cụ thể giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu dài hạn.

3. Vai Trò Của Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV

Dù là người xin việc hay bất cứ ai trong cuộc sống thì mục tiêu nghề nghiệp đều rất quan trọng. Bởi chỉ khi có mục tiêu rõ ràng, bạn mới có thể phát triển, dễ dàng đạt được thành công.

Mục tiêu nghề nghiệp giống như một chiếc la bàn trên đại dương vô tận, nó sẽ giúp bạn tìm ra hướng đi phù hợp. Không có la bàn, bạn sẽ bị lạc vào biển cả.

Tương tự, nếu không có mục tiêu trong công việc, bạn sẽ không thể phát huy hết khả năng, mất phương hướng.

Bên cạnh đó, các câu hỏi liên quan đến mục tiêu nghề nghiệp cũng được đề cập đến trong vòng phỏng vấn. Với nhà tuyển dụng, đây sẽ là tiêu chí để họ đánh giá, nhận biết bạn có thực sự phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của họ hay không? Bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng muốn tuyển dụng được nhân viên có chí tiến thủ, tham vọng, biết bản thân cần gì và sẽ làm gì trong tương lai.

Vậy nên, khi viết CV xin việc, bạn chắc chắn phải đầu tư, chú ý đến phần mục tiêu nghề nghiệp để bước đầu chinh phục các nhà tuyển dụng.

4. Nhà Tuyển Dụng Mong Muốn Điều Gì Khi Xem Mục Tiêu Nghề Nghiệp Của Ứng Viên?

Nhà tuyển dụng mong muốn điều gì khi đọc mục tiêu nghề nghiệp trong CV?
Nhà tuyển dụng mong muốn điều gì khi đọc mục tiêu nghề nghiệp trong CV?

Rất nhiều bạn thắc mắc không biết nhà tuyển dụng mong muốn điều gì khi xem mục tiêu nghề nghiệp trong CV ứng viên. Vậy thì JobsGO sẽ giúp bạn giải đáp.

  • Thứ nhất, họ muốn biết bạn có phù hợp với công việc đang tuyển hay không? Chỉ cần qua các chi tiết nhỏ liên quan đến mục tiêu hướng đến, lý tưởng, nhà tuyển dụng sẽ đoán được tính cách, con người và năng lực của bạn có đúng như những gì họ cần không. Từ đó, họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
  • Thứ hai, bạn có gắn bó lâu dài với công ty không? Thực tế, không ai muốn thuê một nhân viên thích “nhảy việc”, sau một thời gian đào tạo sẽ “bay” đi cả. Họ cần những ứng viên trung thành, có ý định sẽ đi cùng công ty đến mãi về sau. Chính vì vậy, dù là mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn thì các bạn đều cần hướng đến sự phát triển của công ty.
  • Thứ ba, tính cách của bạn như thế nào? Bạn có phải người bản lĩnh không? Mục tiêu nghề nghiệp chính là công cụ rõ nhất để nhà tuyển dụng nhận thấy điều này. Nếu là người có tham vọng, biết nhìn xa trông rộng, bản lĩnh thì mục tiêu của bạn sẽ rất khủng nhưng sát thực tế. Còn nếu bạn chỉ biết yên phận, lương đủ sống, không có ước mơ, hoài bão thì mục tiêu sẽ chỉ xoay quanh việc muốn hòa nhập với môi trường, văn hóa doanh nghiệp.
  • Thứ tư, bạn có phải là người biết sắp xếp công việc khoa học? Nếu đúng là như vậy, bạn sẽ có tư duy rất rõ ràng. Bạn sẽ xác định được điều gì là cần thiết, đúng đắn trong khoảng thời gian này cũng như cần làm gì để đạt được nó.

5. Hướng Dẫn Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV

Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Tùy vào từng loại mục tiêu cũng như thực tế bản thân mà bạn sẽ trình bày mục tiêu nghề nghiệp cho phù hợp.

Dưới đây là hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV cho 4 trường hợp khác nhau, bạn hãy tham khảo nhé.

5.1 Cách Viết Mục Tiêu Ngắn Hạn

Mục tiêu ngắn hạn chính là những kế hoạch, dự định về công việc của bạn trong tương lai gần. Nó khá đơn giản, dễ để đưa ra một cách hợp lý.

Nếu bạn chưa xác định được mục tiêu ngắn hạn của bản thân thì cách tốt nhất là hãy dựa vào yêu cầu công việc đang ứng tuyển. Bởi đây là điều mà nhà tuyển dụng đang cần ở ứng viên, hãy cho họ thấy bạn phù hợp, có thể mang lại lợi ích cho công ty.

Lưu ý, bạn tuyệt đối không nên viết bản thân chưa biết gì về những kỹ năng hay không có mục tiêu, bạn sẽ bị loại 100% đấy nhé. Hãy tham khảo ngay một ví dụ dưới đây để biết cách viết mục tiêu ngắn hạn sao cho phù hợp:

Tôi được mọi người đánh giá là khá giỏi trong việc giao tiếp bởi cách nói chuyện dễ nghe, có khả năng dẫn dắt. Thời gian tới, tôi đặt ra mục tiêu sẽ tham gia một số khóa học về kỹ năng mềm để trau dồi thêm các kiến thức, kỹ năng về giao tiếp thực tế qua công việc của mình.

5.2 Cách Viết Mục Tiêu Dài Hạn

Sau mục tiêu ngắn hạn, bạn sẽ cần xác định kế hoạch cho tương lai xa hơn – mục tiêu dài hạn. Đó sẽ là những gì bạn muốn thực hiện trong thời gian 3 – 5 năm hoặc lâu hơn nữa. Tốt nhất, bạn nên đưa ra những mục tiêu phù hợp với định hướng phát triển chung của công ty, để nhà tuyển dụng thấy bạn có tầm nhìn xa trông rộng, có tiềm năng.

Ví dụ, bạn viết mục tiêu dài hạn như sau:

  • Trở thành trưởng phòng kinh doanh với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng cao, cống hiến tốt nhất cho sự phát triển của công ty.
  • Xây dựng được mạng lưới khách hàng đa dạng, quan hệ đối tác vững chắc, có được sự tín nhiệm của đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng,…

5.3 Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Cho Sinh Viên Mới Ra Trường

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường

Với sinh viên mới ra trường thì việc đặt mục tiêu nghề nghiệp lại càng quan trọng. Các bạn cần xác định mình muốn gì, cần gì, sẽ làm gì để thuyết phục nhà tuyển dụng. Khi chưa có kinh nghiệm, kỹ năng thì mục tiêu chính là yếu tố để nhà tuyển dụng đánh giá, quyết định lựa chọn bạn hay không?

Về mục tiêu ngắn hạn, các bạn có thể viết như sau:

  • Tham gia các khóa học kỹ năng mềm (giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm,…) để phục vụ công việc sắp tới.
  • Tích cực trau dồi vốn ngoại ngữ để có cơ hội phát triển trong công việc.
  • Làm việc tại công ty để có cơ hội học tập, trở nên năng động, rèn luyện tính kỷ luật,…

Còn về mục tiêu dài hạn, các bạn có thể tham khảo cách viết dưới đây:

Trong tương lai dài hạn, bằng sự phấn đấu và chứng tỏ khả năng của mình, tôi mong rằng bản thân sẽ được đề bạt lên vị trí Kế toán trưởng. Từ đó có thể cống hiến hơn nữa cho ty cũng như coi đó là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp phấn đấu của tôi.

5.4 Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Cho Ứng Viên Đã Có Kinh Nghiệm

Với ứng viên đã có kinh nghiệm thì mục tiêu nghề nghiệp trong CV càng cần phải rõ ràng, cụ thể. Bởi bạn đã “lăn lộn” trong nghề được một thời gian, bạn chắc chắn phải biết mình mong muốn gì, cần đạt được gì. Và hơn hết, bạn không phải còn quá non nớt để đưa ra những mục tiêu đơn giản, không có tầm nhìn được.

Ví dụ, bạn sẽ viết mục tiêu nghề nghiệp như sau:

  • Mục tiêu ngắn hạn: “Có kinh nghiệm 5 năm với vai trò nhân viên thiết kế thời trang. Mong muốn được làm việc với các thương hiệu lớn và thiết kế ra những sản phẩm được mọi người yêu thích.”
  • Mục tiêu dài hạn: Trong 3 tới, muốn đạt đến vị trí trưởng phòng thiết kế thời trang, xây dựng và phát triển thương hiệu lớn mạnh cho công ty.

Ngoài ra, cùng tìm hiểu thêm các thành phần khác trong CV nữa nhé:

6. Các Lỗi Sai Cần Tránh Khi Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV

Dưới đây là một số lỗi sai phổ biến khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV:

6.1 Mục Tiêu Chung Chung

Sai lầm đầu tiên mà nhiều bạn mắc phải khi viết mục tiêu nghề nghiệp là viết quá sơ sài, sử dụng các từ ngữ chung chung như rèn luyện và phát triển bản thân, trau dồi kinh nghiệm,…

Thay vào đó, điều mà bạn cần thể hiện là chứng minh bản thân mình có điểm gì nổi bật so với các ứng viên còn lại; và bạn có thực sự phù hợp với công việc này hay không.

Các lỗi sai cần tránh khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Các lỗi sai cần tránh khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

6.2 Mục Tiêu Quá Dài Dòng

Sai lầm tiếp theo khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV là viết quá lan man. Thay vào đó, bạn hãy ghi thật ngắn gọn, súc tích và thu hút sự chú ý nhà tuyển dụng. Còn nếu bạn muốn chi tiết hơn thì bạn có thể đưa vào trong các phần tiếp theo của CV.

6.3 Chỉ Đề Cập Đến Bản Thân

Đây là một trong các lỗi sai khi viết mục tiêu nghề nghiệp mà rất nhiều bạn mắc phải. Dù mục tiêu là của bạn, nhưng bên tuyển dụng sẽ chỉ quan tâm tới điều mà bạn đem lại cho công ty là gì chứ không phải là những thứ mà bạn đạt được.

Do đó, bạn hãy tìm những thông tin có liên quan tới vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Đồng thời, bạn hãy nhấn mạnh vào kinh nghiệm, kỹ năng và đem lại giá trị gì cho công ty khi được chấp nhận vào làm việc.

6.4 Nhiều Lỗi Chính Tả, Câu Từ Lủng Củng

Đây là lỗi sai tai hại nhất mà khá nhiều người mắc phải khi viết mục tiêu nghề nghiệp. Nếu bạn diễn đạt lủng củng, sai chính tả thì nhà tuyển dụng sẽ loại hồ sơ của bạn ngay lập tức. Vì thế, bạn nên đọc lại nhiều lần sau khi viết, hoặc có thể nhờ bạn bè xem có mắc phải lỗi nào trong CV không.

6.5 Không Phân Chia Dài Hạn – Ngắn Hạn

Nhiều bạn mắc sai lầm khi gộp chung mục tiêu lại với nhau. Trên thực tế, nhà tuyển dụng lại muốn nắm rõ bạn dự định như thế nào trong tương lai gần và xa hơn. Mỗi giai đoạn của con người sẽ có những mục tiêu, kế hoạch riêng, thậm chí nó có thể thay đổi tùy vào hoàn cảnh. Bạn không thể mới vào làm việc đã muốn lên vị trí trưởng phòng, giám đốc được. Vậy nên, hãy lưu ý tách riêng các mục tiêu của mình nhé.

6.6 Mục Tiêu Không Thực Tế

Có mục tiêu nghề nghiệp là rất tốt, song các bạn cũng cần xem xét về sự khả thi của nó. Bạn không thể nào đưa ra tham vọng quá lớn, muốn thành “ông nọ bà kia” trong khi năng lực không có. Nhà tuyển dụng rất tinh tường, họ chỉ cần đọc qua thông tin hay đặt ra một số câu hỏi khi phỏng vấn điện thoại là sẽ biết bạn có thực sự phù hợp, tiềm năng hay không? Do đó, khi đặt mục tiêu, hãy chú ý đến khả năng của bản thân.

6.7 Mục Tiêu Hướng Đến Vị Trí Của Phỏng Vấn Viên

Thực tế, sẽ không ai muốn bị mất chức quyền cả. Nếu người phỏng vấn bạn là trưởng phòng kinh doanh nhưng mục tiêu bạn đặt ra trong tương lai lại là ngồi vào vị trí đó thì chắc chắn cơ hội của bạn sẽ tuột mất. Dù đó có là mong muốn và bạn quyết tâm đạt được thì cũng đừng nên trình bày quá thẳng thắn vào CV xin việc nhé.

Xem thêm: Những lỗi sai khi thiết kế CV xin việc điều dưỡng online

7. Những Lưu Ý Khi Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV

Ngoài việc tránh các lỗi sai khi viết mục tiêu nghề nghiệp thì các bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

7.1 Thông Tin Rõ Ràng, Và Hướng Tới Lợi Ích Doanh Nghiệp

Trong phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần nêu cụ thể và chính xác về khối ngành, phòng ban, bộ phận của vị trí mà bạn ứng tuyển. Đặc biệt, bạn hãy viết mục tiêu nghề nghiệp có mối liên hệ gần với định hướng kinh doanh của đơn vị mà bạn đang ứng tuyển.

7.2 Viết Ngắn Gọn, Đơn Giản

Mục tiêu nghề nghiệp là 1 phần của CV xin việc nên nó luôn đề cao sự ngắn gọn, đơn giản. Vì thế, khi ghi mục tiêu nghề nghiệp cần hạn chế sự dàn trải, lan man. Và tốt nhất bạn chỉ nên viết trong khoảng 100 từ. Bởi nhà tuyển dụng sẽ sẵn sàng bỏ qua bạn nếu bạn viết đoạn văn thiếu trọng tâm và quá dài dòng.

Những lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Những lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

7.3 Có Mục Tiêu Dài Hạn Và Ngắn Hạn

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao các ứng viên xác định được mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của mình. Bởi điều này sẽ giúp ứng viên lên kế hoạch thực hiện cho tương lai, đồng thời tăng khả năng thành công cho doanh nghiệp.

7.4 Nhấn Mạnh Về Kỹ Năng Và Kinh Nghiệm

“Tốt nghiệp đại học ngành marketing – truyền thông, với hơn 5 năm kinh nghiệm làm truyền thông thương hiệu cho công ty A”.

“Áp dụng những kỹ năng xây dựng và quảng bá thương hiệu để xây dựng và phát triển thương hiệu ra khắp Việt Nam và thế giới”.

Với phần giới thiệu như trên, nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt được ngay các từ khóa:

  • “kỹ năng xây dựng và quảng bá thương hiệu”
  • “5 năm kinh nghiệm”

Bởi điều đó thể hiện phần nào bạn là một người đã có kinh nghiệm trong ngành, và chắc rằng nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu thêm về bạn ở những phần tiếp theo.

7.5 Gây Ấn Tượng Bởi Thành Tích

Chỉ với phần “mục tiêu nghề nghiệp” bạn hoàn toàn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách nêu bật thành tích mà bạn đã đạt được trong công việc. Cách viết này vô cùng ấn tượng và tạo ra sự khác biệt.“Nhân viên SEO với hơn 3 năm kinh nghiệm, đã có 20 từ khóa trong lĩnh vực bán lẻ lọt top 1 trong vòng 6 tháng đầu năm 2018”. Đặc biệt nếu bạn đưa thêm phần số liệu vào sẽ làm cho thành tích làm việc trở nên nổi bật và tin cậy hơn.

Xem thêm: Việc làm Nhân Viên Marketing không yêu cầu kinh nghiệm.

7.6 Liệt Kê Theo Gạch Đầu Dòng

Đây là cách phổ biến mà mình thấy nhiều bạn đã dùng, đó là viết thành các gạch đầu dòng. Lợi thế của việc viết thành các gạch đầu dòng là giúp cho nhà tuyển dụng đọc nhanh hơn. Ngoài ra cũng khiến CV xin việc của chúng ta cũng gọn gàng hơn nữa. Bạn nào muốn viết theo gạch đầu dòng thì ít nhất nên có 2 ý:

  • Kinh nghiệm trong những lĩnh vực nào, số năm bao nhiêu?
  • Mục tiêu nghề nghiệp trong 3 đến 5 năm tới ?

Xem thêm: Lưu ý khi viết CV: 9 sai lầm phổ biến khiến bạn bị từ chối

8. Tổng Hợp Một Số Mẫu Mục Tiêu Nghề Nghiệp Cho Các Ngành Nghề

Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp hay trong CV, đừng bỏ qua những mẫu gợi ý dưới đây của JobsGO nhé.

8.1 Mẫu Mục Tiêu Nghề Nghiệp Cho CV Bằng Tiếng Việt

8.1.1 Mẫu Mục Tiêu Nghề Nghiệp Cho Ngành Kế Toán

Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán với bằng giỏi, tôi mong muốn ứng tuyển vào vị trí Kế toán Tổng hợp, nơi tôi có thể sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình để thực hiện các hoạt động tài chính kế toán liên quan đến kế toán thanh toán, kế toán thu chi và kế toán tổng hợp, được đóng góp một phần sức lực của mình vào sự phát triển lâu dài của công ty. Là một kế toán chú trọng chi tiết, đang tìm kiếm một vị trí tương tự tại Công ty ABC để nâng cao hơn nữa kiến thức của tôi về thuế và phần mềm kế toán, kỹ năng tính toán, giải quyết vấn đề và phân tích.

8.1.2 Mẫu Mục Tiêu Nghề Nghiệp Cho Ngành IT

Mong muốn được làm việc tại Công ty trong lĩnh vực Công nghệ thông tin để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm xử lý công việc hiệu quả, nhanh chóng. Phát huy hết khả năng của mình đóng góp sự thành công của Công ty. Trở thành một nhân viên IT chuyên nghiệp, mang đến nhiều sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Từ đó giúp Công ty tăng số lượng khách hàng. Và mong muốn được trở thành nhân viên chính thức của Công ty.

8.1.3 Mẫu Mục Tiêu Nghề Nghiệp Cho Ngành Marketing

Tôi tốt nghiệp ngành chuyên ngành Marketing và 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Digital Marketing. Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên Digital Marketing của công ty để sử dụng và phát huy những kỹ năng nghề nghiệp của mình đóng góp vào sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp. Mục tiêu đặt ra trong vòng 02 năm tới sẽ trở thành một Marketer chuyên nghiệp.

8.1.4 Mẫu Mục Tiêu Nghề Nghiệp Cho Ngành Nhân Sự – Tuyển Dụng

Sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý học đang tìm kiếm một vị trí tuyển dụng tại Công ty ABC. Đã hoàn thành khóa thực tập nhân sự tại Trung tâm giới thiệu việc làm Y. Kinh nghiệm đầu vào vững chắc về công việc tuyển dụng, bao gồm việc chọn trước các ứng viên đủ tiêu chuẩn và tuyển chọn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mong muốn phát triển hơn nữa kinh nghiệm của tôi trong lĩnh vực nhân sự và giúp quý công ty vượt lên trên và ngoài nhu cầu tuyển dụng của họ.

8.1.5 Mẫu Mục Tiêu Nghề Nghiệp Cho Ngành Giáo Dục

Mong muốn đóng góp và phát triển hơn nữa sự nghiệp giáo dục bằng cách thực hiện các phương pháp giảng dạy thành công đã học được trong 5 năm qua với tư cách là giáo viên mầm non đến các tập thể học sinh khác nhau.

8.2 Viết Objective Cho CV Bằng Tiếng Anh

8.2.1 Mẫu Mục Tiêu Nghề Nghiệp Cho Ngành Marketing

In the future, I want to become a marketing expert with a huge passion for media, advertising, and technology, a promotional staff in VNP Inc to work with the team in building highly effective advertising solutions for clients.

(Trở thành một chuyên gia marketing có niềm đam mê lớn về lĩnh vực truyền thông, quảng cáo và công nghệ, mong muốn trong tương lai sẽ làm vị trí nhân viên quảng cáo tại tập đoàn VNP để có cơ hội làm việc với đội nhóm và xây dựng các giải pháp quảng cáo hiệu quả cao cho khách hàng).

8.2.2 Mẫu Mục Tiêu Nghề Nghiệp Cho Ngành Kế Toán

I want to work as a senior accountant with experience in both the public and private sectors, also become a person to lead sustainable change at your company. (Tôi mong muốn trở thành một kế toán viên cao cấp có kinh nghiệm trong cả lĩnh vực công và tư nhân, trở thành một người tạo nên sự thay đổi vượt bậc tại công ty của bạn).

8.2.3 Mẫu Mục Tiêu Nghề Nghiệp Cho Ngành Tài Chính – Ngân Hàng

Become a dedicated banking specialist with in-depth knowledge of banking strategies and methods. Hoping to secure a position as a banker in an organization where my abilities will be maximized. (Trở thành một chuyên gia với kiến thức chuyên sâu về các chiến lược của ngân hàng, là một nhân viên ngân hàng trong tổ chức lớn nơi khả năng của tôi sẽ được phát huy một cách tối đa).

8.2.4 Mẫu Mục Tiêu Nghề Nghiệp Cho Ngành IT

A self-motivated IT professional with huge knowledge and proficiency in JavaScript, HTML , CSS, and mobile responsive web development, as well as strong skills and ability in writing clean and efficient code, seeks the position of Front-End Web Developer with XXX Tech.

(Một chuyên gia CNTT có kiến thức vững và thành thạo về JavaScript, HTML, CSS, phát triển web đáp ứng di động, cũng như có các kỹ năng để viết mã sạch và hiệu quả, làm việc tại vị trí Nhà phát triển web Front-End với công nghệ XXX).

8.2.5 Mẫu Mục Tiêu Nghề Nghiệp Cho Ngành Kinh Doanh – Bán Hàng

Have a sales job that offers a vibrant workplace where I can use my solid sales experience and proven customer-relationship strengths to achieve challenging sales goals.

(Bán hàng trong một môi trường sôi động, nơi tôi có thể sử dụng kinh nghiệm vững chắc của mình và sức mạnh mối quan hệ để đạt được các mục tiêu bán hàng đầy thách thức).

Trên đây là hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV cùng các lỗi sai khi viết mà bạn cần tránh. Chỉ một chút sai lầm là lợi thế sẽ thuộc về các ứng viên khác. Do đó trước khi nộp CV xin việc thì các bạn hãy đọc và trau chuốt lại để có bản CV hoàn hảo nhất. Và cũng đừng quên truy cập vào website JobsGO.vn để tham khảo hàng ngàn mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp và miễn phí nhé!

Để có 1 bản CV hoàn chỉnh, đừng bỏ qua những hướng dẫn riêng cho các phần khác trong CV nữa nhé:

Câu hỏi thường gặp

1. Có Nên Ghi Mục Tiêu Trong CV?

Rất nhiều ứng viên khi làm CV đều thắc mắc “Có nên ghi mục tiêu vào CV?”. Theo lời khuyên từ các chuyên gia tuyển dụng, các bạn nên đề cập đến mục tiêu nghề nghiệp trong CV.

Bởi mục tiêu trong CV là một phần quan trọng để làm nổi bật mục đích và mục tiêu nghề nghiệp của bạn đối với nhà tuyển dụng. Mục tiêu trong CV giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về những gì bạn muốn đạt được trong sự nghiệp và cách bạn định hướng công việc của mình.

Khi viết mục tiêu trong CV, hãy chắc chắn rằng nó rõ ràng, ngắn gọn và tập trung vào mục đích cụ thể của bạn. Điều này giúp nhà tuyển dụng nắm bắt nhanh chóng những kỹ năng, kinh nghiệm và lợi ích mà bạn có thể mang lại cho công ty.

2. Làm Sao Để Xác Định Mục Tiêu Nghề Nghiệp Phù Hợp Với Bản Thân?

Để xác định mục tiêu nghề nghiệp phù hợp, bạn nên tự đánh giá sở thích, đam mê, kỹ năng và giá trị cá nhân của mình. Bạn hãy xem xét những gì bạn thích làm, những gì bạn giỏi và những gì bạn muốn đạt được trong cuộc sống. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm, đồng thời nghiên cứu thị trường lao động để có cái nhìn tổng quan.

3. Có Thể Thay Đổi Mục Tiêu Nghề Nghiệp Không?

Có, bạn hoàn toàn có thể thay đổi mục tiêu nghề nghiệp khi cần thiết. Cuộc sống, công việc thường xuyên thay đổi và mục tiêu của bạn nên linh hoạt để phản ánh những thay đổi đó. Điều quan trọng là bạn cần thường xuyên đánh giá, điều chỉnh mục tiêu để phù hợp với tình hình hiện tại.

4. Làm Sao Để Biết Rằng Tôi Đang Hướng Đúng Tới Mục Tiêu Nghề Nghiệp?

Bạn có thể đặt ra các mục tiêu cụ thể, đo lường được và kiểm tra định kỳ tiến độ của mình. Bạn nên đánh giá những gì bạn đã đạt được, so sánh với mục tiêu ban đầu và điều chỉnh kế hoạch nếu cần. Phản hồi từ đồng nghiệp, cấp trên và những người có kinh nghiệm cũng rất hữu ích để đánh giá sự tiến bộ của bạn.

5. Làm Sao Để Thuyết Phục Nhà Tuyển Dụng Rằng Mục Tiêu Nghề Nghiệp Của Tôi Phù Hợp Với Công Ty?

Để thuyết phục nhà tuyển dụng, bạn hãy nghiên cứu kỹ về công ty và vị trí ứng tuyển. Giải thích rõ ràng tại sao mục tiêu của bạn phù hợp với sứ mệnh, giá trị của công ty, cũng như bạn có thể đóng góp như thế nào vào sự phát triển của công ty.

6. Tôi Nên Làm Gì Nếu Cảm Thấy Mục Tiêu Nghề Nghiệp Hiện Tại Không Còn Phù Hợp?

Nếu bạn cảm thấy mục tiêu nghề nghiệp hiện tại không còn phù hợp, bạn hãy dành thời gian để đánh giá lại tình hình và xác định nguyên nhân. Có thể bạn cần điều chỉnh mục tiêu hoặc tìm kiếm một hướng đi mới. Bạn cũng nên chia sẻ với người có kinh nghiệm, tham khảo ý kiến từ đồng nghiệp và nghiên cứu thêm các cơ hội khác để tìm ra con đường phù hợp hơn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: