Nhân viên lười biếng luôn khiến ban lãnh đạo cảm thấy đau đầu. Lười biếng trở thành căn bệnh nguy hiểm và là rào cản lớn đối với sự phát triển của công ty. Mọi việc trở lên tồi tệ và lâu dần sẽ kéo doanh nghiệp đi xuống rơi vào tình trạng khủng hoảng. Vậy có cách nào “trị” nhân viên lười biếng hiệu quả không? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu nhé!
Mục lục
Nguyên nhân dẫn đến việc nhân viên lười biếng
Để tìm ra cách “trị” nhân viên lười biếng, trước hết, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để giải quyết tận gốc vấn đề. “Căn bệnh lười biếng” ở nhân viên không phải là trong một khoảnh khắc hay thời điểm mà nó là cả quá trình.
3 trong số những nguyên nhân chính khiến nhân viên trở nên lười biếng bao gồm:
- Do bản chất của nhân viên đó là lười biếng
- Do khi nhân viên mới vào công ty, đồng nghiệp không tin tưởng chia sẻ công việc, lâu dần sẽ mặc định không làm những việc của người khác, không có sự tương tác hỗ trợ với mọi người xung quanh.
- Do quản lý không giám sát sát sao, không thường xuyên kiểm tra tiến độ công việc đã giao cho nhân viên dẫn tới tình trạng ỷ lại, trì hoãn mọi kế hoạch.
? Xem thêm: Bên lề tuyển dụng – Freelancer – Nghề cho kẻ lười?
Các giải pháp “trị” nhân viên lười biếng
Thúc đẩy một nhân viên lười biếng làm việc không hề đơn giản và thường cần một quá trình lâu dài. Điều đó khiến nhiều chủ doanh nghiệp cảm thấy nản lòng và buộc phải lựa chọn hình thức kỷ luật: sa thải. Mặc dù biết rằng rất khó, nhưng JobsGO hi vọng, trước khi quyết định sa thải, bạn có thể cho nhân viên mình một cơ hội để thay đổi.
Dưới đây là 4 cách bạn có thể giúp nhân viên của mình trở nên chăm chỉ hơn.
Chủ động giao việc cho nhân viên mới
Với nhân viên mới, người quản lý cần nhiệt tình hướng dẫn, yêu cầu nhân viên san sẻ công việc với đồng nghiệp. Ấn tượng ban đầu về một môi trường có sự tương hỗ cao giữa các nhân viên sẽ giúp cho người mới bắt đầu công việc với guồng quay tích cực hơn là ngồi im một chỗ chờ đợi hay rụt rè.
Đừng chỉ trích
Đối với những nhân viên lười biếng, bạn không cần phải lớn tiếng quát mắng; thay vào đó, hãy tỏ thái độ không hài lòng, thất vọng. Điều đó khiến họ tự nhìn lại bản thân, tự đánh giá lại năng lực của mình để cải thiện tốt hơn.
Có thể bạn chưa biết, nhân viên “lười” không thích bị phê bình, lại càng không muốn nhận lỗi. Họ sẽ tìm lý do để biện minh cho sự lười biếng của mình và việc bạn quát mắng, chỉ trích có thể trở thành cái cớ cho họ.
Với đối tượng này, người quản lý cần có thái độ mềm mỏng, kiên nhẫn và khéo léo giải thích về mức độ quan trọng của công việc mà nhân viên đó đang làm. Ngoài ra, bạn cũng nên đánh giá cao năng lực của họ; khuyến khích, tiếp thêm động lực giúp họ thêm yêu thích công việc. Và bạn cũng đừng quên nêu rõ hậu quả của việc trễ deadline để cảnh tỉnh và răn đe.
Giao việc khó cho nhân viên lười
Trong trường hợp nhân viên tỏ ra lười biếng, không chủ động trong công việc, bạn nên giao cho họ những công việc có độ khó cao. Điều này sẽ làm cho họ có thêm áp lực, giải quyết công việc một cách thông minh hơn, nhanh chóng hơn.
Bill Gates từng nói “Tôi luôn chọn những người lười cho công việc khó khăn vì họ luôn biết tìm con đường dễ dàng nhất để thực hiện nói”.
Chính vì thế, giao thêm công việc cho nhân viên lười biếng vừa là cách giảm bớt thời gian nhàn rỗi của họ, vừa là cách hiệu quả để tìm ra nhân viên ưu tú.
? Xem thêm: 5 công việc hấp dẫn dành cho người thông minh những “lười”
Thường xuyên kiểm tra tiến độ công việc
Những nhân viên lười biếng thường không biết cách quản lý thời gian của họ sao cho hiệu quả nhất. Vì thế mà lịch trình công việc của họ sẽ xếp đống và không có thứ tự ưu tiên giải quyết rõ ràng.
Người quản lý khi đã nắm được nguyên nhân này sẽ lên kế hoạch kiểm tra báo trước để họ có thời gian chuẩn bị và tiến hành giải quyết từng công việc theo thứ tự mà quản lý đã đưa ra. Đồng thời, người quản lý cũng nên phải giám sát tiến độ kế hoạch thực hiện để nhắc nhở kịp thời, đưa ra các góp ý khi nhân viên cần sự hỗ trợ.
Trước khi giao công việc cho nhân viên, bạn cần đưa ra thời gian hoàn thành để nhân viên tập trung thực hiện. Ngoài ra, người quản lý phải đưa ra chế độ thưởng phạt rõ ràng cho những trường hợp chậm trễ deadline hoặc hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Đó là động lực để nhân viên trong công ty thi đua phấn đấu nỗ lực hết mình để cống hiến.
? Xem thêm: Những phương pháp trị bệnh lười biếng hiệu quả
Kết
Qua việc phân tích rõ nguyên nhân của căn bệnh lười biếng ở nhân viên và cách “trị” nhân viên lười biếng mà JobsGO đã chia sẻ ở trên, hy vọng doanh nghiệp của bạn sẽ áp dụng hiệu quả để biến môi trường trở lên chuyên nghiệp hơn, đào tạo được nhiều đội ngũ nhân sự tài giỏi. Chúc các bạn thành công!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)