3 bước quan trọng giúp đăng tuyển dụng hiệu quả – Bước 1 nhiều người bỏ qua

Đánh giá post

Nhiều người cho rằng, đăng tuyển dụng bao gồm việc chuẩn bị nội dung mô tả công việc sau đó đăng lên các trang mạng xã hội hoặc trang web tuyển dụng. Kế đó là chờ đợi ứng viên tìm đến. Điều đó không sai, nhưng chưa đủ; và những bước mà chúng ta đang bỏ qua chính là nguyên nhân hàng đầu khiến việc đăng tuyển dụng trở nên tốn kém mà không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Vậy làm thế nào để đăng tin tuyển dụng hiệu quả? Cùng JobsGO tìm hiểu nhé!

Khởi đầu bằng việc phân tích ứng viên tiềm năng

Trước khi đăng tuyển dụng bạn cần hiểu rõ về ứng viên.

Phần lớn HR mới vào nghề đều thực hiện bước này rất sơ sài khi nhận yêu cầu tuyển dụng từ cấp trên hay các trưởng bộ phận. Tuy nhiên, để có thể tìm kiếm ứng viên hợp lý và hiệu quả nhất, Nhà tuyển dụng nên bắt đầu đặt thật nhiều câu hỏi và phân tích kĩ lưỡng:

  • Đối tượng cần tuyển là ai?
  • Họ thường có mặt ở đâu?
  • Họ quan tâm điều gì khi tìm kiếm việc làm?
  • Thói quen đọc và tiếp nhận thông tin của họ ra sao?

Hãy đặt hàng loạt các câu hỏi về Nhân khẩu học của một ứng viên tiềm năng, để thiết kế được chân dung một ứng viên chuẩn xác và hoàn hảo nhất.

Đối tượng cần tuyển là ai?

Trước khi đăng tuyển dụng, bạn cần biết:

  • Đối tượng cần tuyển bao nhiêu tuổi?
  • Yêu cầu kinh nghiệm, kỹ năng, học vấn, tính cách,… đối với đối tượng này ra sao?

Ví dụ về chân dung của một ứng viên Senior Marketing Executive.

  • Kinh nghiệm: Đã có 3 năm kinh nghiệm tại vị trí chuyên viên Marketing, ưu tiên những bạn đã từng làm việc trong Marketing Agency tại các vị trí Content Executive, Media Planner, hoặc Account Manager.
  • Học vấn: Tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, Marketing, Báo chí, Truyền thông, Kinh Tế, hoặc các ngành khác có liên quan.
  • Năng động, cá tính, hướng ngoại, khả năng giao tiếp tốt.
  • Có mắt thẩm mỹ hiện đại và tinh tế.
  • Có kĩ năng thẩm định và đánh giá sản phẩm truyền thông.

Đây cũng chính là thông tin được sử dụng để viết JD công việc và là hình mẫu nhân viên mà doanh nghiệp đang tìm kiếm (được sử dụng như căn cứ để đánh giá sự phù hợp của ứng viên).

Lựa chọn kênh mà ứng viên thường xuyên xuất hiện

Từ những yếu tố đã xác định, như kinh nghiệm, tuổi tác, phẩm chất và cá tính, hãy kết hợp thêm yếu tố và tính chất công việc đang tuyển, từ đó tìm ra các kênh mà ứng viên tiềm năng sẽ sử dụng hoặc thường xuyên sử dụng.

Ví dụ một người làm Marketing ngành Thời Trang thường xuyên sử dụng Instagram, thậm chí đôi khi sử dụng kênh này để tìm việc và tuyển dụng. Đối với họ, Instagram vừa là nơi để bắt trend sáng tạo, vừa là nơi để xây dựng thương hiệu cá nhân, từ đó có thể thấy rằng đây hiển nhiên là 1 kênh tiếp cận rất tốt với ứng viên ngành này.

Một người làm Sales B2B sẽ hoạt động rất mạnh trên mạng xã hội LinkedIn, bởi đây là cái mỏ vàng để tìm kiếm khách hàng – những người nắm giữ các vị trí quan trọng tại các công ty lớn nhỏ.

👉 Có thể bạn quan tâm: Tặng 05 tin trải nghiệm| Đăng tin miễn phí chỉ trong 5 phút

Ứng viên quan tâm tới điều gì khi tìm kiếm công việc mới

Mỗi ứng viên sẽ có một mối quan tâm riêng dành cho công việc mới, có thể là lương, thưởng, có thể là môi trường làm việc, cũng có thể là ngành hàng/ sản phẩm/ lĩnh vực, hay sẽ có những người tìm kiếm thử thách lớn hơn trong sự nghiệp của mình.

Thông thường một ứng viên sẽ cân nhắc những điều sau:

  • Quyền lợi
  • Giờ làm việc
  • Địa điểm làm việc
  • Thành viên trong nhóm
  • Văn hóa công ty
  • Đam mê bản thân
  • Cơ hội thăng tiến trong công việc
  • Khả năng phát triển bản thân
  • Cơ hội học tập và nâng cao tay nghề chuyên môn
  • Ngành hàng/ sản phẩm/ lĩnh vực/ dịch vụ kinh doanh.
  • Thương hiệu tuyển dụng

Tuy nhiên, không có một cuốn giáo trình nào dạy rằng ai ưu tiên cái gì hơn, mỗi người đều sẽ có mức độ ưu tiên khác nhau cho những tiêu chí trên. Ví dụ đối với một người, Quyền lợi chiếm tới 4 điểm, và địa điểm làm việc chiếm 3 điểm họ sẵn sàng chọn 1 công việc lương cao hơn một công việc gần nhà.  

Việc xác định được yêu cầu công việc sẽ giúp HR dự đoán được một ứng viên tiềm năng sẽ dành sự quan tâm tới yếu tố nào cao nhất. Ví dụ đối với một người làm Sales Bất động sản, người này cần phải có sự đam mê trong kinh doanh và sẵn sàng chấp nhận thử thách, thế nên mọi vấn đề đều không quan trọng với họ, ngoại trừ Quyền lợi, cơ hội phát triển, vị thế công ty trên thị trường. Trong khi đó, một bạn sinh viên mới ra trường sẽ quan tâm đến cơ hội học tập, phát triển bản thân.

Thói quen đọc và tiếp nhận thông tin của ứng viên ra sao?

Việc tìm hiểu thói quen đọc và tiếp nhận thông tin của ứng viên trên các kênh tiếp cận không giống nhau. Một ứng viên sử dụng Instagram sẽ thích thú với những tấm ảnh được thiết kế chỉn chu và hiện đại, một ứng viên trên Facebook sẽ dễ hứng thú với những nội dung hơi hướng giải trí hơn một chút, và một ứng viên đọc tin tuyển dụng trên web sẽ cần một bộ thông tin đầy đủ và nghiêm túc nhất.

Thế nên việc đăng tuyển dụng không thể sử dụng nguyên nội dung từ website sang Facebook, cũng không thể đăng tin tuyển dụng trên Instagram như Facebook,… Mỗi nền tảng hay kênh tiếp cận đều có phong cách được định hình sẵn phù hợp với những nhu cầu đọc và tiếp nhận thông tin riêng của ứng viên.

Thiết kế nội dung đăng tuyển dụng

Thiết kế nội dung tuyển dụng phù hợp với đối tượng ứng viên và kênh đăng tin.

Thiết kế nội dung đăng tuyển dụng là bước quan trọng để đảm bảo thu hút sự quan tâm của các ứng viên.

Nội dung tuyển dụng bao gồm mặt hình ảnh và chữ. Hình ảnh tuyển dụng cần nổi bật; mang màu sắc, hình ảnh thương hiệu và cung cấp các thông tin hấp dẫn nhất đối với ứng viên (lương, thu nhập,…). Tùy theo kênh đăng tuyển và thói quen đọc của ứng viên mà phần chữ có thể được viết dài hoặc ngắn, hài hước hoặc nghiêm túc,… song nội dung nên cung cấp đầy đủ các thông tin:

  • Trách nhiệm, nhiệm vụ chính trong công việc
  • Quyền lợi ứng viên được hưởng
  • Cách ứng tuyển, cách thức liên hệ với công ty

Nếu bạn có ý định đăng tuyển dụng trên Facebook, Instagram,… với một bài viết ngắn, thật hài hước (chỉ 2 – 3 câu), bạn nên đính kèm một đường link dẫn đến nội dung tuyển dụng chi tiết được đăng tải trên Website hoặc Google Docs,… Điều này cho phép ứng viên tìm hiểu chi tiết về công việc nếu họ có nhu cầu.

👉 Tham khảo thêm: Tổng hợp slogan tuyển dụng hay, thu hút 

Đăng tuyển dụng

JobsGO – kênh đăng tuyển dụng uy tín NTD không nên bỏ qua.

Việc bạn cần làm tiếp theo là đăng tuyển dụng: đăng tải nội dung đã chuẩn bị lên kênh tuyển dụng phù hợp. Và sau đó là chờ đợi ứng viên ứng tuyển.

Tuy nhiên, có một điều mà các Nhà tuyển dụng cần lưu ý, khi đăng tuyển dụng trên các nền tảng mạng xã hội, bạn cần tích cực bình luận để bài viết không bị trôi (dẫn đến giảm tiếp cận) và liên tục phản hồi ứng viên để tạo độ thảo luận cho bài viết của mình.

Trong khi đó, nếu đăng tin tuyển dụng trên các website (chẳng hạn như JobsGO), bạn nên sử dụng các gói đăng tuyển trả phí để được sử dụng nhiều tính năng hiện đại giúp tiếp cận ứng viên tốt hơn.

Lưu ý: Bạn cũng có thể chủ động tìm kiếm, liên hệ với ứng viên phù hợp bằng cách sử dụng các gói dịch vụ Lọc hồ sơ ứng viên.

👉 Có thể bạn quan tâm: Báo giá đăng tin tuyển dụng JobsGO, Vietnamwork, TopCV,….

Kết luận

Trên đây là 3 bước quan trọng giúp việc đăng tuyển dụng đạt được hiệu quả cao nhất. Hãy áp dụng để nhanh chóng có được những ứng viên phù hợp nhất, bạn nhé!

Nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất trong quá trình tuyển dụng nhân sự, JobsGO chính thức triển khai chương trình: MIỄN PHÍ TIN TUYỂN DỤNG dành cho khách hàng mới trên toàn quốc.

Thông tin chi tiết về chương trình

🔹 Đối tượng nhận ưu đãi: Khách hàng mới của JobsGO (*).

🔹 Thời gian bảo lưu ưu đãi: 30 ngày.

🔹 Quyền lợi dịch vụ:

  • Đăng tin việc làm miễn phí 100%.
  • Tin tuyển dụng online 30 ngày (trên website và ứng dụng JobsGO).
  • Tin tuyển dụng hiển thị đồng thời trên các kênh liên kết: Indeed, Jobstreet,…

(*) Khách hàng chưa có tài khoản NTD trên JobsGO hoặc khách hàng đã có tài khoản NTD trên JobsGO nhưng chưa sử dụng dịch vụ.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: