Tổng Hợp Lý Do Xin Nghỉ Việc Thuyết Phục Sếp Hay Nhất

4.5/5 - (2 votes)

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào nói lời tạm biệt cũng thật khó khăn và xin nghỉ việc cũng vậy. Làm thế nào để đơn xin nghỉ việc nhanh chóng được duyệt và các mối quan hệ đồng nghiệp công ty vẫn tốt đẹp? Chắc hẳn điều đó phụ thuộc vào biên bản xin nghỉ việc của bạn, nhất là ở lý do rời đi. Bài viết này JobsGO sẽ tổng hợp các lý do xin nghỉ việc thuyết phục nhất giúp bạn xua tan nỗi lo trên.

1. Lý Do Xin Nghỉ Việc Từ Doanh Nghiệp

Có rất nhiều lý do xin nghỉ việc đến từ doanh nghiệp khiến nhân viên quyết định nghỉ việc như:

  • Doanh nghiệp không bố trí, sắp xếp đúng công việc, địa điểm làm việc như thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Doanh nghiệp không trả đủ lương hoặc không trả lương đúng thời hạn.
  • Nhân viên bị ngược đãi, đánh đập, nhục mạ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.
  • Nhân viên bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  • Doanh nghiệp không cung cấp thông tin trung thực, gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng.
Lý Do Xin Nghỉ Việc Từ Doanh Nghiệp
Lý Do Xin Nghỉ Việc Từ Doanh Nghiệp

2. Các Lý Do Xin Nghỉ Việc Từ Cá Nhân

Dưới đây là các lý do xin nghỉ việc doanh nghiệp không thể từ chối cùng hướng dẫn làm đơn xin nghỉ việc mà bạn có thể tham khảo:

2.1 Chuyển Đến Một Nơi Ở Quá Xa Với Chỗ Làm

Khoảng cách địa lý quá lớn là một vấn đề khó khăn trong quá trình làm việc. Việc mất nhiều thời gian di chuyển khiến bạn không có đủ sức khỏe cũng như không thể đảm bảo tuân thủ thời gian theo quy định của công ty. Thậm chí một số trường hợp còn di chuyển sang những thành phố khác. Đây là một trong các lý do xin nghỉ việc hoàn toàn chính đáng, bạn có thể nói rõ địa điểm mới mà bạn chuyển đến và khoảng cách đến công ty là bao nhiêu.

Mẫu:

Sắp tới, gia đình tôi sẽ chuyển đến một nơi ở mới quá xa với chỗ làm hiện tại nên việc di chuyển hằng ngày trở nên khó khăn và ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như cuộc sống cá nhân. Vì vậy, tôi muốn xin nghỉ việc để thuận tiện hơn cho cuộc sống cũng như không ảnh hưởng đến công ty. Tôi rất cảm kích những cơ hội và kinh nghiệm mà công ty đã mang lại cho tôi trong suốt thời gian qua.

Xem thêm: Cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng thuyết phục nhất

2.2 Chăm Sóc Gia Đình Gia Đình

Gia đình và người thân đối với ai cũng sẽ là ưu tiên hàng đầu. Vấn đề liên quan đến gia đình thật khó để sếp bạn từ chối. Khi người thân đổ bệnh, bạn cần dành thời gian để chăm sóc họ và không thể tiếp tục đi làm, hoàn thành công việc như trước, bạn hoàn toàn có thể xin nghỉ bởi lý do xin nghỉ việc này.

Mẫu:

Hiện tại, bố/ mẹ tôi đang gặp vấn đề về sức khỏe nên tôi quyết định xin nghỉ việc vì cần dành thời gian chăm sóc gia đình. Tôi rất biết ơn sự hỗ trợ và những cơ hội mà công ty đã mang lại cho tôi trong suốt thời gian làm việc tại đây. Hy vọng trong tương lai tôi sẽ có cơ hội được hợp tác làm việc cùng công ty.

2.3 Có Kế Hoạch Sinh Đẻ Dài Hạn

Sau khi kết hôn bạn sẽ có gia đình nhỏ của riêng mình và bạn cần có kế hoạch trong việc “sinh con đẻ cái”. Có thể một số người lựa chọn việc chăm sóc con sau sinh thay vì quay lại công việc hoặc muốn có thời gian hưởng chế độ thai sản lâu hơn. Kế hoạch này không chỉ dựa trên quyết định của cá nhân bạn mà còn là sự tính toán của cả vợ/ chồng bạn. Không khó để sếp bạn chấp nhận quyết định này, chỉ cần bạn hoàn thành và bàn giao công việc tốt trước khi rời đi.

Mẫu:

Tôi xin nghỉ việc vì tôi có kế hoạch sinh đẻ và cần thời gian để chăm sóc bản thân cũng như gia đình. Tôi muốn nghỉ ngơi, điều chỉnh cuộc sống cá nhân để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ cũng như bé. Tôi trân trọng và biết ơn những kinh nghiệm và cơ hội mà công ty đã mang lại cho tôi trong thời gian qua.

2.4 Sức Khỏe Cá Nhân

Thông thường vấn đề về sức khỏe sẽ mất một khoảng thời gian dài để dưỡng bệnh và điều trị. Vì vậy, người lao động không thể tiếp tục làm việc và đảm bảo được năng suất làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, đừng bịa chuyện, tạo ra một căn bệnh giả để làm lý do. Hãy chắc chắn bạn có quả kết quả chẩn đoán chính xác từ bệnh viện và bạn rất tiếc khi phải dừng lại công việc tại thời điểm này.

Mẫu:

Thời gian gần đây, tôi gặp một số vấn đề về sức khỏe nên không thể tiếp tục đồng hành cùng công ty. Hiện tại, tôi cần thời gian để nghỉ ngơi, điều trị nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân nên tôi quyết định xin nghỉ việc. Tôi rất cảm kích sự hỗ trợ và những cơ hội mà công ty đã mang lại cho tôi trong suốt quá trình làm việc tại công ty.

2.5 Thay Đổi Nghề Nghiệp

Thay Đổi Nghề Nghiệp
Thay Đổi Nghề Nghiệp

Có thể sau một thời gian gắn bó cùng công ty, cùng công việc này bạn nhận ra nó không thuộc về mình; bạn không đủ đam mê, cảm hứng để tiếp tục làm việc. Sau khi đã suy nghĩ kĩ bạn đã tìm cho mình một mục tiêu nghề nghiệp mới, bạn cần thay đổi công việc mới để phù hợp hơn với năng lực và cuộc sống của bản thân.

Mẫu:

Sau n năm làm việc tại Quý công ty ở vị trí A tôi đã học hỏi, tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Tôi đã có suy nghĩ về định hướng nghề của bản thân và tôi cảm thấy công việc hiện tại không phù hợp với mình. Tôi quyết định thử sức bản thân ở một lĩnh vực mới: lĩnh vực B. Vì vậy, tôi xin phép được nghỉ công việc hiện tại, mong Quý công ty thông cảm cho quyết định của tôi.

2.6 Nâng Cao Trình Độ

Bạn muốn tiến xa hơn nữa, muốn học thêm để củng cố, nâng cao trình độ chuyên môn. Bạn lựa chọn dừng lại công việc hiện tại để bổ sung thêm kiến thức cho bản thân thì không có lý do gì các sếp lại ngăn cản bạn.

Mẫu:

Trong thời gian sắp tới, tôi sẽ bắt đầu khóa học ABC tại XYZ. Vì vậy, tôi không thể sắp xếp thời gian để tiếp tục công việc của mình tại Quý Công ty. Tôi cảm thấy rất may mắn vì mình đã được học nhiều kiến thức và trau dồi hơn bản thân trong thời gian làm việc tại đây. Tôi mong rằng công ty sẽ tạo điều kiện để tôi được bàn giao công việc trong thời gian sớm nhất. Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm: Đơn xin thôi việc: Viết sao cho chuẩn

2.7 Thay Đổi Môi Trường

Kiến thức không chỉ dựa vào sách vở mà còn đến nhiều từ những kinh nghiệm của bản thân. Khi bạn có nhiều trải nghiệm, cá nhân bạn cũng sẽ được mở rộng về tri thức, nhận thức và sẽ có những cái nhìn mới mẻ hơn. Đối với những người trẻ, họ không ngại thay đổi, tìm kiếm những cơ hội khác cho bản thân. Với mục đích mở mang tầm nhìn, mở rộng hiểu biết, các sếp đương nhiên sẽ tạo cơ hội cho các bạn. Đừng quên nói lời cảm ơn vì những gì bạn nhận được trong suốt thời gian làm việc ở đây.

Mẫu:

Sau thời gian làm việc tại công ty, tôi đã tích lũy được nhiều kỹ năng và kinh nghiệm quý báu. Tôi rất trân trọng và cảm kích vì công ty luôn tạo điều kiện hỗ trợ tôi. Tuy nhiên, vì một số lý do cá nhân, tôi cảm thấy không thể tiếp tục làm việc ở đây. Tôi có định hướng mới cho bản thân và muốn mở rộng khả năng của mình trong các lĩnh vực khác.

Kính mong công ty xem xét và chấp thuận đơn xin nghỉ việc này của tôi. Tôi sẽ cố gắng hoàn thành tất cả các nhiệm vụ còn lại và bàn giao đầy đủ công việc.

2.8 Có Cơ Hội Tốt Hơn

Cơ hội tốt có thể đến với bất kỳ ai và họ có quyền lựa chọn nó. Đây có thể là một trong những lý do hết sức nhạy cảm. Tuy nhiên nếu biết thể hiện với một thái độ lịch sự nó sẽ là một trong các các lý do xin nghỉ việc “khó từ chối”.

Mẫu:

Trong suốt n năm làm việc tại đây, tôi cảm thấy rất may mắn vì được đồng hành cùng những người đồng nghiệp giỏi giang, môi trường làm việc chuyên nghiệp. Thời gian sắp tới, tôi quyết định đảm nhiệm vị trí công việc mới tại công ty ABC để có thêm cơ hội thăng tiến, phát triển phù hợp với bản thân. Vì vậy, tôi kính mong Quý Công ty xem xét và chấp thuận đơn xin nghỉ việc của tôi. Tôi rất lấy làm tiếc vì không còn là một thành viên của Công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn công ty đã tin tưởng tôi trong thời gian qua. Chúc cho công ty luôn đạt được những thành công như mong muốn.

Xem thêm: Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần bồi thường không?

2.9 Không Muốn Ảnh Hưởng Đến Công Việc Chung

Sức khỏe không tốt, gia đình có chuyện riêng, bản thân gặp nhiều vấn đề khiến tâm trạng, tinh thần suy sụp,… chắc chắn sẽ tác động rất lớn đến bạn trong quá trình làm việc. Chính vì vậy, để tránh ảnh hưởng đến công việc chung, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng lý do này.

Mẫu:

Lý do tôi xin nghỉ việc là vì tôi cảm thấy không còn phù hợp với công việc hiện tại và không muốn ảnh hưởng đến công việc chung của đội ngũ. Tôi luôn trân trọng những cơ hội quý báu mà công ty đã mang lại cho tôi và hy vọng rằng công ty sẽ ngày càng phát triển trong tương lai.
Không Muốn Ảnh Hưởng Đến Công Việc Chung
Không Muốn Ảnh Hưởng Đến Công Việc Chung

2.10 Lý Do Cá Nhân

Có những lý do cá nhân bạn rất khó nói và không người sếp nào lại ép buộc bạn phải trình bày cả. Vì vậy, trong nội dung đơn xin nghỉ việc, bạn cũng có thể đề cập mình có một lý do cá nhân, chuyện riêng không tiện chia sẻ.

Mẫu:

Tôi xin nghỉ việc vì lý do cá nhân và tôi không thể tiếp tục công việc hiện tại. Việc này liên quan đến cuộc sống riêng của tôi và tôi tin rằng quyết định này là tốt nhất cho cả tôi cũng như công ty. Cảm ơn công ty thời gian qua đã luôn tạo cơ hội cho tôi được học hỏi và phát triển bản thân.

3. Các Lý Do Không Nên Sử Dụng

Có những lý do xin nghỉ việc khá nhạy cảm, tế nhị mà các bạn không nên sử dụng như:

  • Không còn hứng thú trong công việc.
  • Không yêu thích công việc hiện tại.
  • Không thích, không thể hòa đồng với đồng nghiệp.
  • Công việc quá khó, trình độ của bản thân không đáp ứng được.
  • Gia đình bắt phải nghỉ việc.
  • Không thích sếp, quản lý.

4. Thời Điểm Thích Hợp Để Xin Nghỉ Việc

Có 2 thời điểm tốt nhất để bạn xin nghỉ việc đó là:

  • Sau khi đã tìm được công việc mới hoặc ít nhất là biết bản thân mình muốn gì. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo vấn đề tài chính, cuộc sống khi đột nhiên nghỉ việc.
  • Nghỉ việc sau lễ, Tết để đảm bảo vẫn nhận được một khoản thưởng từ công ty. Hơn nữa, sau Tết cũng là thời điểm có nhiều công việc tốt cho bạn lựa chọn.

Ngoài ra, bạn không nên xin nghỉ vào lúc công ty đang khó khăn, thiếu nhân lực. Bạn hãy cố gắng hỗ trợ công ty vượt qua giai đoạn đó hoặc khi công ty đã sắp xếp được người thay thế.

Thời Điểm Thích Hợp Để Xin Nghỉ Việc
Thời Điểm Thích Hợp Để Xin Nghỉ Việc

5. Kinh Nghiệm “Xương Máu Khi Xin Nghỉ Việc”

Để quá trình xin nghỉ việc diễn ra thuận lợi cũng như không phải hối hận về sau, bạn hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm “xương máu” dưới đây:

5.1 Hãy Suy Nghĩ Thật Kỹ Về Quyết Định Xin Nghỉ Việc Của Bản Thân

Trước khi làm điều gì đó thì bạn cũng nên suy nghĩ thật kỹ để tránh hối hận về sau. Trước khi có ý định xin nghỉ việc, bạn hãy chia sẻ những khó khăn cũng như vướng mắc của bản thân với leader, với sếp để tìm ra cách giải quyết. Nếu vấn đề có thể giải quyết được và mọi thứ vẫn tốt đẹp thì bạn hãy cứ tiếp tục với công việc của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn thật sự cảm thấy công ty không còn phù hợp và mỗi ngày đi làm của bạn không mấy vui vẻ thì bạn nên xin nghỉ việc. Khi quyết định thôi việc, đừng than vãn, kêu ca hay phàn nàn với những người ở lại vì nó sẽ làm cho hình ảnh của bạn xấu đi trong lòng mọi người. Hãy suy nghĩ một cách thật tích cực và coi đó làm làm mới bản thân để mình có thể phát triển hơn nữa. Những thứ tốt đẹp và thú vị vẫn đang chờ đón bạn ở phía trước.

Xem thêm: Đã đến thời điểm bạn cần “nhảy việc”

5.2 Kiểm Tra Tình Trạng Tài Chính Trước Khi Quyết Định Xin Nghỉ Việc

Trước khi quyết định nghỉ việc bạn nên kiểm tra xem tài chính hiện tại của mình như thế nào. Số tiền bạn có nhất định phải đủ để trang trải cuộc sống trong vòng 1 tháng, đề phòng trường hợp bạn chưa tìm được công việc như ý.

5.3 Tuân Theo Quy Tắc Xin Nghỉ Của Công Ty Bạn

Bạn cần kiểm tra lại hợp đồng, sổ tay nhân viên,… để chắc chắn về khoảng thời gian xin nghỉ dự kiến. Công ty bạn có thể yêu cầu nhân viên xin nghỉ trước 2 tuần, 1 tháng hoặc nhiều hơn thế.

Đây không chỉ là cách xin nghỉ việc chuyên nghiệp mà đôi khi nó còn ảnh hưởng trực tiếp với quyền lợi của bạn. Tại một số công ty, nhân viên có thể phải đền bù nếu xin nghỉ việc trái với quy định.

Ngoài ra, hãy cẩn thận với việc “đầu quân” cho công ty đối thủ. Vì trong hợp đồng của nhiều doanh nghiệp ghi rõ: nhân viên nghỉ việc không được làm việc tại các công ty cùng ngành trong vòng 6 tháng đến 1 năm sau khi kết thúc công việc.

5.4 Bắt Đầu Tìm Công Việc Mới

Bắt Đầu Tìm Công Việc Mới
Bắt Đầu Tìm Công Việc Mới

Trường hợp bạn đang tìm công việc mới trong khi vẫn chưa nghỉ thì bạn nên giữ im lặng và không để người khác biết; tránh lời ra tiếng vào.

Để tìm thấy công việc ưng ý, đừng quên ghé thăm JobsGO – chuyên trang tìm việc uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chỉ với một vài thao tác, bạn sẽ nhận được hàng trăm cơ hội việc làm phù hợp tại nơi bạn sinh sống.

5.5 Nói Trực Tiếp Với Leader/ Trưởng Phòng Về Quyết Định Của Bạn

Luôn luôn nói chuyện trực tiếp với Leader/ Trưởng phòng về ý quyết định nghỉ việc của bạn. Và sau đó là một thông báo trực tiếp bằng email. Đừng đột ngột gửi thư xin nghỉ khi chưa nói gì. Điều đó có thể khiến người quản lý trực tiếp của bạn cảm thấy không được tôn trọng.

Khi nói về ý định xin nghỉ, rất có thể quản lý của bạn sẽ hỏi lý do. Lúc này bạn nên chia sẻ những cảm nhận, suy nghĩ của mình và giải thích tại sao lại nghỉ việc. Một người sếp tốt chắc chắn sẽ thấu hiểu và ủng hộ quyết định của bạn.

Trong trường hợp bạn cảm thấy bất mãn với sếp hoặc công ty, tốt hơn hết nên nói giảm, nói tránh để giữ cho mối quan hệ không xấu đi.

5.6 Bàn Giao Lại Công Việc Cho Người Mới

Bạn nên dành thời gian để thống kê tài liệu cũng như các dự án công việc mà bạn đang phụ trách để chuyển giao cho người mới.

Bạn cũng nên dành ra một vài buổi ngồi cùng người mới để hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc, vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Sau khi bạn nghỉ, nhân viên mới có thể sẽ muốn hỏi bạn một vài điều. Lúc này, hãy giúp đỡ hết sức có thể và đừng tỏ ra khó chịu nhé!

Xem thêm: Nhảy việc có trách nhiệm

5.7 Hãy Luôn Thân Thiện Và Chuyên Nghiệp Đến Ngày Làm Việc Cuối Cùng

Bạn không nên bộc lộ những cảm xúc tiêu cực ra bên ngoài cho dù bạn đang cảm thấy bất mãn với công việc hay với sếp. Nếu làm như vậy bạn sẽ vô tình tạo nên một không khí làm việc u ám và không mấy vui vẻ. Thời gian làm việc cuối này, hãy luôn vui vẻ và thoải mái với mọi người, hãy tạo nên những kỷ niệm tốt nhất với đồng nghiệp và với công ty.

5.8 Xin Nghỉ Việc Vào Thời Điểm Thích Hợp Và Giữ Mối Quan Hệ Với Đồng Nghiệp

Bạn nên lựa chọn thời điểm thật thích hợp để đưa ra quyết định nghỉ việc. Đặc biệt là không nên xin nghỉ vào lúc mà công ty đang gặp khó khăn hay thiếu người trầm trọng… Mọi người có thể nghĩ rằng vì công ty gặp hoàn cảnh như vậy nên bạn nghỉ ngay cả khi lý do không phải là thế. Bạn có thể đợi một thời gian nữa khi công ty ổn định hoặc tìm một lý do thật sự thuyết phục để mọi người thông cảm.

Xin Nghỉ Việc Vào Thời Điểm Thích Hợp Và Giữ Mối Quan Hệ Với Đồng Nghiệp
Xin Nghỉ Việc Vào Thời Điểm Thích Hợp Và Giữ Mối Quan Hệ Với Đồng Nghiệp

Một điều quan trọng nữa là hãy luôn giữ liên lạc với đồng nghiệp ở công ty bằng cách tương tác trên các mạng xã hội hay chúc mừng sinh nhật họ. Vì biết đâu một ngày nào đó họ lại có thể giới thiệu cho bạn những công việc tốt hay giúp đỡ bạn những vấn đề khác trong cuộc sống khi gặp bạn chuyện buồn hay khó khăn.

JobsGO hy vọng với những “bí kíp” ở trên sẽ giúp bạn có được cách viết lý do xin nghỉ việc thật thuyết phục mà vẫn được lòng sếp và đồng nghiệp hiện tại.

Câu hỏi thường gặp

1. Thời Hạn Xin Nghỉ Việc Là Như Thế Nào?

Theo Bộ Luật Lao Động Việt Nam, thời hạn xin nghỉ việc được quy định như sau:

  • Nhân viên có hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Phải thông báo trước ít nhất 45 ngày.
  • Nhân viên có hợp đồng lao động xác định thời hạn: Phải thông báo trước ít nhất 30 ngày.
  • Nhân viên có hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng: Phải thông báo trước ít nhất 3 ngày.

Trong trường hợp nhân viên có mong muốn nghỉ khẩn cấp thì có thể làm giấy xin nghỉ không lương và chấp thuận những mức phạt theo hợp đồng lao động đã ký kết.

2. Có Những Loại Đơn Xin Nghỉ Việc Nào?

Hiện nay có các loại đơn xin nghỉ việc như đơn xin nghỉ không lương, đơn xin nghỉ chế độ thai sản, đơn xin nghỉ chăm vợ đẻ, đơn xin nghỉ do thay đổi môi trường, đơn xin nghỉ do không phù hợp với công việc hiện tại…

3. Có Bị Ảnh Hưởng Gì Đến Hồ Sơ Cá Nhân Khi Nghỉ Việc Không?

Nghỉ việc không ảnh hưởng xấu đến hồ sơ cá nhân của bạn nếu bạn tuân thủ quy trình và quy định của công ty. Thậm chí, nếu bạn nghỉ việc một cách chuyên nghiệp, lịch sự, bạn có thể nhận được sự đánh giá tốt từ công ty cũ, giúp ích cho sự nghiệp sau này.

4. Có Cần Bàn Giao Tài Sản Của Công Ty Khi Nghỉ Việc Không?

Có, bạn cần bàn giao lại tất cả các tài sản của công ty như máy tính, điện thoại, tài liệu và các thiết bị khác trước khi nghỉ việc. Điều này đảm bảo bạn tuân thủ quy định của công ty, tránh các vấn đề pháp lý sau này.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: