Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp áp dụng các hình thức Trade Marketing nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Vậy cụ thể vai trò của Trade Marketing là gì? Các hình thức Trade Marketing nào mang lại hiệu quả tốt nhất? Tham khảo bài viết của JobsGO để có câu trả lời bạn nhé!
Mục lục
1. Khái quát chung về Trade Marketing
Trade Marketing là quá trình tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ đến các nhà phân phối, đại lý bán lẻ với nhiều hoạt động khác nhau. Đây chính là hoạt động thương mại hóa chiến lược tiếp thị của sản phẩm, dịch vụ. Mục tiêu cuối cùng của Trade Marketing là đạt được chỉ tiêu về doanh số, thị phần và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Các đối tượng tham gia hoạt động Trade Marketing thường là:
- Nhà sản xuất: doanh nghiệp, thương hiệu
- Nhà phân phối: đối tác trung gian
- Đại lý bán lẻ: điểm bán sản phẩm
2. Vai trò của Trade Marketing đối với doanh nghiệp
Trade Marketing đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, phát triển của các doanh nghiệp hiện nay. Cụ thể vai trò đó thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Là cầu nối giúp doanh nghiệp có thể liên kết với khách hàng.
- Nghiên cứu, phân tích, xây dựng và phát triển các chiến lược Marketing phù hợp với chiến lược thương hiệu.
- Tăng độ nhận diện cho thương hiệu ở các điểm bán hàng, giúp khách hàng nhận ra, phân biệt với các đối thủ khác.
- Mở rộng quy mô hoạt động, phát triển hệ thống khách hàng lớn, góp phần gia tăng doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3. Các hình thức Trade Marketing phổ biến hiện nay
Thực tế, có rất nhiều hình thức Trade Marketing khác nhau có thể triển khai cho doanh nghiệp. Về cơ bản, Trade Marketing là hoạt động hướng đến mục tiêu giúp cho nhà bán lẻ thấy được cơ hội kiếm tiền khi kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Vậy nên, thông điệp đưa ra ở đây sẽ phải đảm bảo sự tin cậy, có tính thuyết phục cao.
Tuy vào cách thức hoạt động, quy mô cũng như mục tiêu hướng đến mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức Trade Marketing phù hợp.
3.1 Trade shows
Hình thức Trade Marketing phổ biến hàng đầu hiện nay đó chính là Trade shows (sự kiện thương mại). Đây có thể hiểu là cách tiếp cận vô cùng thông minh, giúp cho doanh nghiệp có thể xây dựng được mạng lưới mối quan hệ tốt với các đối tác kinh doanh. Nếu như các đối tác này biết đến thương hiệu doanh nghiệp, đây sẽ là cơ hội tốt để cải thiện mức độ nhận diện thương hiệu cho chính doanh nghiệp của bạn.
Theo đó, các sự kiện thương mại như hội chợ, triển lãm,… có thể diễn ra bất cứ thời gian, địa điểm nào tại Việt Nam, thậm chí là trên thế giới. Điều đặc biệt, khi doanh nghiệp tham gia vào các sự kiện này, họ sẽ có thể tiếp cận được với lượng khách hàng lớn, tiềm năng, sẵn sàng thiết lập mối quan hệ với doanh nghiệp.
Xem thêm: Marketing là gì?
3.2 Ưu đãi thương mại
Hình thức thứ 2 mà các doanh nghiệp có thể áp dụng đó chính là đưa ra ưu đãi thương mại. Tức là doanh nghiệp sẽ tạo ra ưu đãi, khuyến mãi nhằm thúc đẩy đối tác mua hàng, phân phối sản phẩm ra ngoài thị trường. Với cách này, doanh nghiệp còn có thể cải thiện được mối quan hệ với đối tác cung ứng một cách hiệu quả, dễ dàng.
Doanh nghiệp cần phải hiểu được rằng, chìa khóa quan trọng ở đây chính là đối tác luôn muốn được quan tâm, chăm sóc theo cách đặc biệt nhất. Theo đó, bạn có thể áp dụng, triển khai các chương trình Trade Marketing tương tự như dành cho người tiêu dùng. Ví dụ như giảm giá, hỗ trợ vận chuyển, đổi trả hàng,…
3.3 Báo chí, các website của ngành
Một hình thức Trade Marketing cũng được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay đó chính là qua báo chí, website. Với cách này, doanh nghiệp của bạn sẽ có thể thu hút sự quan tâm, chú ý từ nhiều đối tác cung ứng nhờ sự ảnh hưởng của truyền thông, báo chí. Hình thức quảng cáo thì có thể sẽ tốn kém nhưng lợi ích mà nó mang lại là vô cùng nhiều, xứng đáng để doanh nghiệp bỏ tiền ra PR. Có rất nhiều doanh nghiệp đã nâng cao được uy tín, hình ảnh nhờ báo chí, website.
Xem thêm: Mô tả công việc Trade Marketing
3.4 Thương hiệu
Hoạt động Marketing sẽ chỉ đạt được hiệu quả khi thương hiệu doanh nghiệp quảng bá mạnh, có tầm ảnh hưởng. Vì thực tế, các đối tác cũng chỉ có mục đích duy nhất là sản phẩm của họ được tiêu thụ bởi người dùng. Vậy thì còn cách nào hiệu quả hơn việc bạn thúc đẩy lượng người tiêu dùng mua hàng?
Hiện nay, bên cạnh chất lượng sản phẩm, giá cả,… nhiều khách hàng cũng quan tâm rất nhiều đến thương hiệu. Thương hiệu mạnh sẽ cho thấy sự uy tín và họ tin tưởng về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
3.5 Các mối quan hệ
Mục tiêu hướng đến của hoạt động Trade Marketing đó chính là làm sao để thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp “Win – Win” giữa doanh nghiệp sản xuất với đối tác cung ứng. Hay hiểu theo cách khác, các bên liên quan trong mối quan hệ này sẽ cần phải có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ với nhau để cả 2 bên đều đạt được mục tiêu cuối cùng. Đồng thời, các mối quan hệ này cũng sẽ góp phần mang lại doanh thu, lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và đối tác.
Xem thêm: Việc làm Trade Marketing
3.6 Khảo sát thị trường
Thông tin thị trường chính là nguồn sức mạnh vô cùng lớn mà doanh nghiệp không nên bỏ qua. Vì nếu doanh nghiệp càng hiểu nhu cầu khách hàng, thị hiếu của thị trường thì sẽ có thể đánh giá được các vấn đề liên quan đến sản phẩm, từ đó cải thiện, điều chỉnh sao cho hợp lý.
Qua hoạt động nghiên cứu, khảo sát thị trường, doanh nghiệp sẽ triển khai được các chiến dịch Marketing phù hợp theo đúng thị hiếu, có cơ hội được xuất hiện trong các vị trí quan trọng của kệ hàng siêu thị.
Xem thêm: Marketing có những mảng nào?
3.7 Digital Marketing
Hình thức cuối cùng mà doanh nghiệp không thể không biết đến chính là Digital Marketing. Doanh nghiệp có thể tận dụng sự phát triển của công nghệ, triển khai nhiều chiến lược Marketing phù hợp với đối tác.
Ví dụ như mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram,…) hay Email Marketing, content Marketing hấp dẫn,… để chạy quảng cáo, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng.
4. Làm sao để triển khai Trade Marketing hiệu quả?
Mặc dù được nhiều doanh nghiệp áp dụng, song không phải đơn vị nào làm Trade Marketing cũng đạt được hiệu quả tốt. Vậy làm sao để triển khai chiến lược Trade Marketing thành công?
4.1 Tính toán về khu vực mua hàng
Hiện nay, khách hàng ngày càng quan tâm nhiều đến địa điểm mua hàng, nơi trưng bày, trang trí các sản phẩm. Những thương hiệu có cửa hàng đẹp, rộng, ở vị trí giao thông thuận lợi, bày trí đẹp mắt, thu hút sẽ dễ dàng kéo họ vào xem, mua hơn. Chính vì vậy, khi làm Trade Marketing, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu, nghiên cứu về yếu tố này.
4.2 Nắm rõ thói quen của người tiêu dùng
Nhu cầu của con người luôn thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh. Vậy nên, khi làm Trade Marketing, doanh nghiệp cung cần phải nghiên cứu thật kỹ để hiểu được thói quen của người mua ở từng thời điểm như thế nào và đưa ra chiến lược sản phẩm phù hợp.
4.3 Biết được vị trí trưng bày sản phẩm nổi bật
Trong một cửa hàng sẽ có 1 – 2 điểm khách hàng thường xuyên tới, xem và mua sản phẩm nhiều hơn. Vậy nên, khi trưng bày sản phẩm lên các kệ, khu vực bán hàng, bạn cũng cần xem đâu là chỗ tốt nhất để đặt sản phẩm hot, mới.
Ngoài ra, các sản phẩm cũng nên có sự thay đổi điểm trưng bày, tạo cảm giác mới lạ cho khách hàng và dễ dàng bán ra hơn.
Trên đây là tổng hợp các hình thức Trade Marketing phổ biến, hiệu quả nhất dành cho các doanh nghiệp hiện nay. Mong rằng qua những chia sẻ này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về các hình thức Trade Marketing, từ đó có sự lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)