Các công ty nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia là môi trường làm việc “trong mơ” của nhiều bạn. Tuy nhiên, con đường dẫn đến cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp này đòi hỏi bạn phải vượt qua “cánh cửa” mang tên “phỏng vấn bằng tiếng Anh”. Làm thế nào để trở thành ứng viên xuất sắc mở khóa được thử thách này đây? Cùng JobsGO tìm hiểu các câu khi phỏng vấn bằng tiếng Anh và cách trả lời ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé.
Mục lục
- 1. Câu hỏi 1: Can you introduce about yourself? (Hãy giới thiệu về bản thân)
- 2. Câu hỏi 2: What are your strengths? (Điểm mạnh của bạn là gì?)
- 3. Câu hỏi 3: What are your weakness? (Điểm yếu của bạn là gì?)
- 4. Câu hỏi 4: What is your expected salary? (Bạn mong đợi mức lương bao nhiêu?)
- 5. Câu hỏi 5: Why do you leave your current job? (Vì sao bạn rời công việc cũ?)
- 6. Câu hỏi 6: What are your goals? (Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?)
- 7. Câu hỏi 7: Do you have any questions for us? (Bạn có câu hỏi/thắc mắc gì muốn được chúng tôi giải đáp không?)
- 8. Câu hỏi 8: Tell us about your education (Hãy cho biết trình độ học vấn của bạn)
- 9. Câu hỏi 9: Where do you see yourself 5 years from now? (Bạn nghĩ mình sẽ ở đâu trong 5 năm tới?)
- 10. Câu hỏi 10: Do you work well under pressure? (Bạn có làm việc tốt dưới áp lực không?)
- 11. Câu hỏi 11: In what ways do you manage your time well? (Bạn quản lý thời gian của mình bằng cách nào?)
- 12. Câu hỏi 12: How do you make important decisions? (Bạn thường đưa ra những quyết định quan trọng như thế nào?)
- 13. Câu hỏi 13: Why should I hire you? (Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?)
- 14. Câu hỏi 14: Why do you want this job? (Tại sao bạn muốn công việc này?)
- 15. Câu hỏi 15: How do you handle change? (Bạn ứng phó với sự thay đổi thế nào?)
- 16. Câu hỏi 16: What does failure mean to you? (Với bạn thất bại có nghĩa là gì?)
- 17. Câu hỏi 17: What do you expect from your manager? (Bạn mong đợi gì từ người quản lý của mình?)
- 18. Câu hỏi 18: What do you know about us? (Bạn biết gì về công ty chúng tôi?)
- 19. Câu hỏi 19: How If your supervisor tells you to do something that you believe can be done in a different way, what would you do? (Nếu cấp trên yêu cầu bạn làm việc gì mà bạn cho rằng mình có thể làm nó theo cách khác, bạn sẽ làm gì?
- 20. Câu hỏi 20: How long do you plan on staying with this company? (Bạn dự tính sẽ làm cho công ty trong bao lâu?)
1. Câu hỏi 1: Can you introduce about yourself? (Hãy giới thiệu về bản thân)
Đây là câu hỏi quen thuộc xuất hiện trong mọi buổi phỏng vấn Tiếng Anh, dù cho bạn ở vị trí nào. Một lưu ý là bạn nên sử dụng nhiều dạng cấu trúc câu hơn thay vì lặp lại quá nhiều cấu trúc câu “I am…” khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi đi phỏng vấn, để chứng minh được khả năng ngoại ngữ của mình.
Ví dụ: My name is A. I’m 26 years old and I live in Hanoi. I have 5 years experience as a content writer at Vietnamese Marketing agency. I have always enjoyed making creative plans and products, that’s why I choose to follow this career path. |
(Tên tôi là A. Năm nay tôi 27 tuổi và tôi sống ở Hà Nội. Tôi có 5 năm kinh nghiệm ở vị trí content writer tại một công ty Marketing ở Việt Nam. Tôi luôn đam mê việc tạo ra các kế hoạch và sản phẩm sáng tạo. Đó là lý do tôi lựa chọn theo đuổi lĩnh vực này.)
2. Câu hỏi 2: What are your strengths? (Điểm mạnh của bạn là gì?)
Khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này là họ không mong muốn lắng hết mọi khả năng nổi bật của bạn, họ cần biết những khả năng liên quan và sẽ giúp ích cho công việc ứng tuyển. Đừng nên dùng một loạt tính từ mô tả bản thân ở phần này, hãy thể hiện điểm mạnh thông qua những minh họa thực tế.
Ví dụ: I am a hardworking person. I arrive early everyday and finish my work on time. If I complete my daily tasks before the deadlines, I usually find others to do such as searching for the next projects, my manager always appreciated it. |
(Tôi là một người chăm chỉ. Tôi luôn đến sớm và hoàn thành công việc đúng thời hạn. Nếu tôi hoàn thành công việc trước thời hạn, tôi thường tìm các công việc khác để làm như nghiên cứu cho các dự án tiếp theo. Quản lý của tôi luôn khen ngợi điều này.)
Xem thêm: Những tính cách giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng
3. Câu hỏi 3: What are your weakness? (Điểm yếu của bạn là gì?)
Mục đích của câu hỏi phỏng vấn xin việc này là để kiểm tra khả năng tự nhận thức của bản thân cùng cách mà bạn sẽ cố gắng khắc phục các điểm yếu này như thế nào. Bạn hãy trình bày điểm yếu của mình một cách trung thực và đi kèm một hướng giải quyết tích cực, chứng tỏ với nhà tuyển dụng bạn là người cầu tiến.
Ví dụ: In college, I found that I procrastinated a lot. I realized this problem, and I’m working on it by managing time and completing my work ahead of schedule. |
(Ở đại học, tôi nhận ra tôi đã trì hoãn rất nhiều. Tôi nhận thức được vấn đề này và đang khắc phục bằng cách quản lý thời gian và hoàn thành công việc trước thời hạn.)
4. Câu hỏi 4: What is your expected salary? (Bạn mong đợi mức lương bao nhiêu?)
Đây là một trong các câu khi phỏng vấn bằng tiếng Anh khá chủ quan, bạn tuyệt đối không nên trả lời “I don’t know” mà hãy đưa ra một câu trả lời thẳng thắn. Hãy đề xuất mức lương mong muốn dựa trên công việc trước, tham khảo thị trường và đánh giá năng lực bản thân bạn. Nếu công ty đã xác định sẵn một mức lương cụ thể, bạn có thể dựa vào đó để đàm phán.
Ví dụ: My salary expectations are in line with my experience, qualifications and skills. I would expect a salary range between __ and ___. |
(Mức lương mong đợi dựa trên kinh nghiệm, năng lực và các kỹ năng của tôi. Tôi muốn nhận được một khoảng lương từ __ đến __ .)
Xem thêm: Offer “Mức lương mong muốn” dành cho sinh viên mới ra trường
5. Câu hỏi 5: Why do you leave your current job? (Vì sao bạn rời công việc cũ?)
Với những bạn đã có kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng sẽ mong muốn tìm hiểu lí do vì sao bạn từ bỏ công việc cũ. Dù bạn có là người tình nguyện nghỉ việc vì bất cứ lý do gì, thì nói xấu sếp và công ty cũ cũng là điều cấm kỵ.
Để không làm mất điểm, bạn nên lựa chọn một câu trả lời an toàn và khéo léo bày tỏ kỳ vọng trong thời gian tới.
Ví dụ:
(Tôi đang tìm kiếm những thử thách mới mà tôi muốn khám phá nhiều hơn.)
(Tôi đang tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân.) |
6. Câu hỏi 6: What are your goals? (Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?)
Một sự đối đáp thông minh cho câu hỏi phỏng vấn trên có thể giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn nên đặt mục tiêu nghề nghiệp trong 1, 5,10 năm tới, chú ý tập trung vào công việc và công ty bạn đang ứng tuyển. Những mục tiêu đó nên thực tế và vừa đủ cho thấy tham vọng của bản thân.
Ví dụ: In the future, I’d like to have the opportunity to learn and master new skills in my field. I also want to contribute as much as I can to the growth and success of the company I work for. |
(Trong tương lai, tôi mong muốn có cơ hội học hỏi và hoàn thiện các kỹ năng mới trong lĩnh vực của tôi. Tôi cũng mong muốn được đóng góp nhiều nhất có thể cho sự phát triển và thành công của công ty.)
7. Câu hỏi 7: Do you have any questions for us? (Bạn có câu hỏi/thắc mắc gì muốn được chúng tôi giải đáp không?)
Một trong những câu hỏi và trả lời phỏng vấn bằng tiếng anh xuất hiện ở cuối mỗi buổi phỏng vấn Tiếng Anh và nhà tuyển dụng luôn chờ mong một phản hồi hay một lời bày tỏ suy nghĩ của bạn. Đây không chỉ là cơ hội cuối cùng để bạn được giải đáp các thắc mắc mà còn để ghi lại một ấn tượng đẹp trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy đặt những câu hỏi lịch sự và có nghĩa, bày tỏ sự hứng thú của bạn với vị trí ứng tuyển này.
Một vài câu hỏi bạn có thể đặt ra cho nhà tuyển dụng:
- Does the company offer training to staff? (Công ty có chính sách đào tạo nhân viên không?)
Câu hỏi bày tỏ mong muốn được học hỏi và trau dồi bản thân trong môi trường làm việc của công ty.
- What is the next step? (Bước tiếp theo là gì?)
Bạn sẽ biết được thời hạn sẽ nhận được phản hồi của công ty và thể hiện được tinh thần sẵn sàng cho công việc.
Xem thêm: 15 câu hỏi phỏng vấn ngành Marketing và gợi ý cách trả lời
8. Câu hỏi 8: Tell us about your education (Hãy cho biết trình độ học vấn của bạn)
Với câu hỏi này, Nhà tuyển dụng muốn biết kiến thức, kinh nghiệm bạn có được là nhờ tự học hay được đào tạo bài bản. Nếu bạn xin việc trái chuyên ngành, tốt hơn hết bạn nên thể hiện được rằng bạn đã tham gia một số khóa học ngắn hạn, hoặc đang theo học các lớp học liên quan đến công việc. Thật tuyệt khi bạn có thể “tự học thành tài”. Nhưng một nhân viên được dạy bởi các chuyên gia trong ngành thường khiến Nhà tuyển dụng yên tâm hơn. Vì nhờ đó, họ biết rằng kiến thức của bạn có hệ thống và được cập nhật.
Khi trả lời câu hỏi về trình độ học vấn, bạn cũng có thể nói thêm về khả năng ngoại ngữ – một trong những yếu tố giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với những ứng viên khác.
Ví dụ:
Ví dụ: I graduated from Hanoi Medical University with a bachelor’s degree in Nutrition. I founded a few exercise and nutrition clubs. I’ve always been committed to helping improve the health of others. I’m proud of my accomplishments. |
(Tôi đã tốt nghiệp Cử nhân ngành Dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội. Tôi đã từng thành lập một số câu lạc bộ tập thể dục và dinh dưỡng. Tôi luôn tận tâm trong việc giúp đỡ người khác cải thiện sức khỏe. Tôi tự hào về những thành tích của mình.)
9. Câu hỏi 9: Where do you see yourself 5 years from now? (Bạn nghĩ mình sẽ ở đâu trong 5 năm tới?)
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá về mức độ tự tin, nguyện vọng và sự rõ ràng về mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Ngoài ra, đối phương cũng có thể muốn tìm hiểu về kỹ năng lập kế hoạch của bạn. Hơn hết, đặt câu hỏi về mục tiêu cho phép Nhà tuyển dụng biết được rằng bạn có thể làm việc trong công ty bao lâu. Rõ ràng, không có Nhà tuyển dụng nào muốn đầu tư thời gian, tiền bạc cho một người có ý định nghỉ việc trong vòng 6 tháng – 1 năm.
Ví dụ 1: “I look forward to learning new skills and improving my knowledge to advance my career. In five years from now, I see myself as a knowledgeable professional having an in-depth knowledge of the company and the industry.” |
(Tôi muốn học hỏi những kỹ năng mới và trau dồi kiến thức để thăng tiến trong sự nghiệp. Tôi muốn mình trở thành một chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về công ty và ngành trong 5 năm tới.)
Ví dụ 2: “Within five years, I would like to be recognized as an expert in terms of product knowledge, have developed very close relationships with clients, have significantly expanded the client base in my region, and perhaps have been assigned some major national clients.” |
(Trong vòng 5 năm, tôi muốn được công nhận là chuyên gia về sản phẩm, phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, mở rộng tệp khách hàng trong khu vực và có lẽ đã được giao cho một số khách hàng lớn trong nước.)
10. Câu hỏi 10: Do you work well under pressure? (Bạn có làm việc tốt dưới áp lực không?)
Nhà tuyển dụng chắc chắn muốn có được những nhân viên có khả năng làm việc tốt dưới áp lực. Tuy nhiên, họ sẽ không muốn nhận được câu trả lời “I work well under pressure“. Khi đưa ra câu hỏi này, đối phương muốn bạn nói về cách bạn vượt qua những áp lực của công việc và những ví dụ thực tế chứng minh cho điều bạn nói.
Ví dụ: Yes, I am quite resilient to stress and pressure. I have learned how to deal with everyday stress and the pressure of a fast-paced environment. When I was working in a busy restaurant, I dealt with a wide variety of personalities. One night we were slammed, and I had just worked two double shifts in a row, but I managed to resolve a customer complaint and keep a positive attitude the whole night! |
(Vâng, tôi khá kiên cường trước căng thẳng và áp lực. Tôi đã học được cách đối phó với căng thẳng hàng ngày và áp lực của môi trường có nhịp độ nhanh. Khi tôi làm việc tại một nhà hàng bận rộn, tôi phải đối mặt với rất nhiều khách hàng với tính cách khác nhau. Một đêm nọ, chúng tôi nhận được lời phê bình gay gắt, và tôi vừa phải làm việc 2 ca liên tiếp, nhưng tôi đã giải quyết được khiếu nại của khách hàng và giữ thái độ tích cực cả đêm.)
11. Câu hỏi 11: In what ways do you manage your time well? (Bạn quản lý thời gian của mình bằng cách nào?)
Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những ứng viên có khả năng quản lý thời gian một cách hiệu quả. Đối với một nhà quản lý, điều này có nghĩa là ứng viên có khả năng chủ động làm việc mà không cần phải cầm tay chỉ việc nếu được nhận. Bằng cách đặt ra các câu hỏi liên quan đến thời gian, người phỏng vấn muốn xem liệu ứng viên có nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý thời gian hay không.
Họ cũng muốn nghe ứng viên chia sẻ về cách mà bạn quản lý thời gian của mình. Cuối cùng, Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem bạn có biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ.
Ví dụ: “I manage my time well by planning out what I have to do for the whole week. It keeps me on track and even helps me to be more efficient.” |
(Tôi quản lý tốt thời gian của mình bằng cách lên kế hoạch cho những việc mình phải làm trong cả tuần. Nó giúp tôi đi đúng hướng và thậm chí còn giúp tôi làm việc hiệu quả hơn.)
Xem thêm: Viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc thế nào cho hay?
12. Câu hỏi 12: How do you make important decisions? (Bạn thường đưa ra những quyết định quan trọng như thế nào?)
Nhà tuyển dụng thích đặt ra các câu hỏi liên quan đến việc ra quyết định. Họ muốn biết rằng bạn có thể phản ứng tốt với các tình huống bất ngờ hay không. Với câu hỏi này, bạn cần trình bày cách bạn đưa ra lựa chọn của mình. Tuyệt vời nhất là bạn có thể chia sẻ các ví dụ cụ thể về cách bạn đưa ra quyết định trong quá khứ.
Ví dụ: “I’ve had to make a number of difficult decisions, and quick decisions, in my most recent position. I try to avoid making a decision in chaotic situations and instead step away to analyze the potential choices, risks, etc. I think in general, I’ve been able to make good decisions in the workplace by weighing different options, utilizing the resources available to me such as company documentation, opinions of colleagues and my manager, and more, and then thinking through the likely outcomes and consequences of each choice.” |
(Tôi đã phải đưa ra một số quyết định khó khăn và nhanh chóng ở vị trí gần đây nhất. Tôi cố gắng tránh đưa ra quyết định trong những tình huống lộn xộn; thay vào đó, tôi phân tích tiềm năng, rủi ro của từng lựa chọn,… Nhìn chung, tôi có thể đưa ra quyết định tốt nhất bằng cách cân nhắc các lựa chọn khác nhau, sử dụng các nguồn lực có sẵn như tài liệu của công ty, ý kiến của đồng nghiệp và người quản lý,… sau đó suy nghĩ về các kết quả có thể xảy ra và hậu quả của mỗi lựa chọn.)
13. Câu hỏi 13: Why should I hire you? (Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?)
Với câu hỏi này, để chinh phục người phỏng vấn, bạn cần thể hiện được kỹ năng giao tiếp của mình, đồng thời làm nổi bật được những lợi ích mà công ty có thể nhận được khi tuyển dụng bạn.
Ví dụ: “I think I possess all the skills and experience that you’re looking for. I’m pretty confident that I am the best candidate for this job role. I am a self motivated person and I try to exceed my superior’s expectations with high-quality work. Being a fast learner, I quickly pick up business knowledge related to my project. Lastly, I would like to add that I work well both as an individual contributor and also as a team member. Collectively, all these skills put together makes me a complete package for this job.” |
(Tôi nghĩ, tôi có tất cả các kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn đang tìm kiếm. Tôi khá tự tin rằng mình là ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí công việc này.
Tôi là một người luôn năng động và tôi cố gắng hoàn thành công việc với chất lượng cao, vượt qua sự mong đợi của cấp trên. Là một người học hỏi nhanh, tôi tiếp thu nhanh các kiến thức kinh doanh liên quan đến dự án của mình.
Cuối cùng, tôi muốn nói thêm rằng tôi làm việc tốt với cả tư cách cá nhân và tư cách một thành viên trong nhóm.
Nói chung, tất cả những kỹ năng này kết hợp lại với nhau khiến tôi trở thành một ứng viên tốt cho vị trí này.)
14. Câu hỏi 14: Why do you want this job? (Tại sao bạn muốn công việc này?)
Đây là cơ hội để bạn bày tỏ nguyện vọng, mong muốn được làm việc tại vị trí đang ứng tuyển.
Ví dụ: “It was a great experience but I felt I had learned everything I could in that position. I didn’t see myself having any promotion opportunities in the company before, and I was the type to enjoy challenges, so I thought it was time for me to switch jobs.” |
(Tôi mong muốn có nhiều cơ hội để phát triển hơn với công việc này. Tôi hy vọng được học hỏi nhiều hơn, được trải nghiệm và thử thách bản thân nhiều hơn nữa.)
15. Câu hỏi 15: How do you handle change? (Bạn ứng phó với sự thay đổi thế nào?)
Trong công việc, sẽ luôn có những tình huống bất ngờ xảy đến. Vì thế, hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có thể ứng phó tốt với những sự thay đổi.
Ví dụ: “I’ve experienced many changes previously. I handle the situation by quickly coming up to speed on the changes and applying myself to make them a success.” |
(Trước kia tôi cũng phải đối mặt với nhiều sự thay đổi bất ngờ. Tuy nhiên, tôi luôn nắm bắt nhanh chóng những thông tin về những thay đổi và nỗ lực làm việc để thích nghi với nó.)
16. Câu hỏi 16: What does failure mean to you? (Với bạn thất bại có nghĩa là gì?)
Với câu hỏi này, hãy thể hiện cách nhìn nhận của bạn với những tình huống thất bại và cách bạn đã vượt qua nó.
Ví dụ: “I think failure is not a bad thing because it helps me see my limitations. Thanks to that, I can fix it next time.” |
(Tôi nghĩ rằng thất bại không phải là một điều gì quá tồi tệ bởi nó giúp tôi nhìn nhận được những mặt còn hạn chế của mình. Nhờ vậy mà tôi có thể khắc phục trong những lần sau.)
17. Câu hỏi 17: What do you expect from your manager? (Bạn mong đợi gì từ người quản lý của mình?)
Ngoài những câu hỏi liên quan đến công việc, nhà tuyển dụng cũng sẽ đưa ra câu hỏi liên quan đến sự mong đợi của bạn về cấp trên. Điều này giúp họ đánh giá về mức độ phù hợp của bạn với môi trường của công ty. Vậy nên, bạn hãy cứ chia sẻ thật mong muốn bản thân.
Ví dụ: “The most important thing I want from my manager is constructive feedback so I know where I need to improve. I want to continually grow and having a good manager will help me achieve my goal.” |
(Tôi mong muốn nhất ở cấp trên là những phản hồi, góp ý mang tính xây dựng giúp tôi biết mình cần phải làm gì và cải thiện gì. Tôi muốn bản thân có nhiều cơ hội phát triển và một quản lý tốt giúp tôi đạt được mục tiêu của mình.)
18. Câu hỏi 18: What do you know about us? (Bạn biết gì về công ty chúng tôi?)
Đây là một trong những câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong các buổi phỏng vấn. Thông qua đó, nhà tuyển dụng muốn khai thác về sự chủ động của bạn trong việc tìm hiểu công ty. Vậy nên, bạn hãy chia sẻ chi tiết về những thông tin bạn đã thu thập được.
Ví dụ: “I heard ABC Company has a great work environment and a place where strong contributors are rewarded. I want to work for a company with opportunities and I know ABC Company provides these things.” |
(Tôi nghe nói Công ty ABC có một môi trường làm việc tốt và là nơi luôn ghi nhận công tâm những đóng góp của nhân viên. Tôi muốn làm việc cho một công ty có nhiều cơ hội phát triển và tôi biết Công ty ABC đáp ứng những cơ hội này.)
19. Câu hỏi 19: How If your supervisor tells you to do something that you believe can be done in a different way, what would you do? (Nếu cấp trên yêu cầu bạn làm việc gì mà bạn cho rằng mình có thể làm nó theo cách khác, bạn sẽ làm gì?
Đây là câu hỏi được nhiều nhà tuyển dụng đặt ra với mong muốn khai thác khả năng xử lý tình huống của ứng viên. Một cách xử lý khéo léo sẽ dễ dàng chiếm được lòng tin của nhà tuyển dụng.
Ví dụ: “I will tell my supervisor an alternative way and explain the benefits. If my supervisor is not convinced, then I’ll follow his instructions.” |
(Tôi sẽ chia sẻ về phương án thay thế với cấp trên và bảo vệ quan điểm của mìn bằng những ưu điểm của phương án đó. Trong trường hợp, phương án của tôi không được cấp trên phê duyệt, tôi vẫn sẽ làm theo kế hoạch ban đầu.)
20. Câu hỏi 20: How long do you plan on staying with this company? (Bạn dự tính sẽ làm cho công ty trong bao lâu?)
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu về mong muốn gắn bó của bạn với công ty. Bởi họ luôn tìm kiếm những ứng viên gắn bó lâu dài để hạn chế lãng phí nguồn lực cũng như thời gian trong việc đào tạo.
Bạn có thể trả lời câu hỏi này như sau:
Ví dụ: “This company has everything I’m looking for. It provides the type of work I love and many advancement opportunities. I plan on staying a long time.” |
(Nếu công việc phù hợp và có nhiều cơ hội cho tôi học hỏi, thăng tiến thì tôi dự định gắn bó lâu dài ở đây.)
Tùy theo từng đặc thù công việc mà nhà tuyển dụng sẽ có những câu hỏi riêng. Tuy nhiên, trên đây là các câu khi phỏng vấn bằng tiếng Anh thường được sử dụng nhất. Các ứng viên nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng các câu trả lời cùng một phong thái tự tin, lưu loát để thành công chinh phục mọi nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm cho mình việc làm uy tín chất lượng trong thời gian tới, hãy truy cập ngay website tìm việc làm nhanh JobsGO nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)