Bảo hiểm chế độ thai sản luôn là một trong những chủ đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Vậy thời gian nghỉ chế độ thai sản là bao lâu? Mức hưởng chế độ thai sản là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Bảo Hiểm Xã Hội Chế Độ Thai Sản Là Gì?
Thai sản là chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc do Nhà nước ban hành nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động trong thời gian sinh con.
Ý nghĩa của chế độ BHXH thai sản:
- Tạo điều kiện cho nữ giới vừa hoàn thành tốt chức năng làm mẹ, vừa làm công tác xã hội.
- Đảm bảo thu nhập cho phụ nữ trong thời gian sinh con.
- Tạo điều kiện cho chồng thực hiện trách nhiệm khi vợ sinh con.
- Đảm bảo quyền được chăm sóc trẻ sơ sinh cũng như sức khỏe cho phụ nữ khi sinh con.
2. Đối Tượng Được Hưởng Chế Độ Thai Sản
Điều 31, Luật BHXH có quy định đối tượng tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng chế bảo hiểm thai sản của bảo hiểm xã hội khi:
- Phụ nữ mang thai và sinh con
- Phụ nữ mang thai hộ và người mẹ mang thai hộ
- Nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi
- Lao động nam có tham gia BHXH và có vợ sinh con
- Phụ nữ thực hiện biện pháp tránh thai như triệt sản hay đặt vòng tránh thai
Xem thêm: Có nên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?
3. Điều Kiện Được Hưởng Chế Độ Bảo Hiểm Thai Sản
- Người lao động cần đóng BHXH tối thiểu từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con, nhờ người mang thai hộ hoặc nhận con nuôi.
- Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH đủ từ 12 tháng trở lên mà không đảm bảo sức khỏe, phải nghỉ việc dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì cần đóng BHXH đủ từ 03 tháng trở lên trước khi sinh.
4. Thời Gian Nghỉ Chế Độ Bảo Hiểm Thai Sản Là Bao Lâu?
Luật BHXH số 58/2014/QH13 có quy định cụ thể về thời gian nghỉ chế độ BH thai sản như sau:
4.1. Thời Gian Được Nghỉ Để Khám Thai
- NLĐ sẽ được nghỉ mỗi lần đi khám thai là 1 ngày và tối đa 5 lần.
- Trường hợp thai nhi có bệnh lý hoặc xa cơ sở khám chữa bệnh sẽ được nghỉ để đi khám thai mỗi lần 2 ngày.
Lưu ý, thời gian được nghỉ để đi khám thai sẽ tính theo ngày làm việc (không tính ngày nghỉ, ngày tết, ngày lễ).
4.2. Thời Gian Nghỉ Khi Bị Sảy Thai, Lưu Thai, Nạo, Hút Thai Bệnh Lý
Trong trường hợp người lao động bị sảy thai, lưu thai hoặc nạo, hút thai do bệnh lý thì sẽ được hưởng thời gian nghỉ dưỡng như sau:
- Khi thai dưới 5 tuần tuổi, NLĐ được nghỉ 10 ngày
- Khi thai từ 5 – 13 tuần tuổi, NLĐ được nghỉ 20 ngày
- Khi thai từ 13 tuần tuổi – dưới 25 tuần tuổi, NĐL được nghỉ 40 ngày Khi thai nhi từ 25 tuần tuổi trở lên, NLĐ được nghỉ 50 ngày
Tuy nhiên, thời gian người lao động nghỉ dưỡng sẽ tính cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ và ngày tết.
Xem thêm: Hướng dẫn nộp tiền bảo hiểm xã hội online chi tiết nhất
4.3. Thời Gian Hưởng Chế Độ Khi Sinh Con
Đối với nữ giới:
- Được nghỉ chế độ thai sản tối đa 6 tháng trước và sau khi sinh con, và không được quá 2 tháng trước khi nghỉ sinh.
- Trong trường hợp sinh đôi trở lên, thì cứ thêm một con thì mẹ sẽ được cộng thêm một tháng.
Đối với nam giới:
- Trường hợp vợ sinh thường, người chồng đóng BHXH sẽ được nghỉ 5 ngày khi vợ sinh con.
- Trong trường hợp vợ sinh mổ thì thời gian nghỉ là 7 ngày.
- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên, thì cứ thêm một con thì người chồng sẽ được nghỉ thêm 3 ngày.
- Nếu vợ phải phẫu thuật và sinh đôi thì người lao động sẽ được nghỉ 14 ngày.
4.4. Thời Gian Nghỉ Khi Thực Hiện Các Biện Pháp Tránh Thai
- Nghỉ 7 ngày nếu đặt vòng tránh thai.
- Nghỉ 15 ngày nếu triệt sản.
Xem thêm: Góc tư vấn: “Bảo hiểm xã hội đóng bao nhiêu?”
4.5. Thời Gian Khi Nhận Con Nuôi
Trường hợp nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì NLĐ sẽ được nghỉ theo chế độ thai sản tới khi con đủ 6 tháng tuổi.
5. Quy Định Mức Hưởng Chế Độ Thai Sản 2024
Trợ cấp 1 lần khi sinh con:
Điều 38, Luật BHXH 2014 có quy định: Người lao động khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội:
Trợ cấp 1 lần khi sinh con = 2 lần mức lương cơ sở |
Tiền chế độ thai sản:
Mức hưởng hàng tháng = Mức tiền lương bình quân của 6 tháng đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ việc x100% |
Trong trường hợp chưa đóng đủ 6 tháng bảo hiểm thì tiền chế độ thai sản sẽ được tính theo mức bình quân của các tháng đã đóng.
Mức hưởng thai sản của nam giới
- Trường hợp chồng đóng BHXH và có vợ sinh con sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần = 2 lần lương cơ sở.
- Tiền thai sản của chồng được tính như sau:
Mức hưởng = mức tiền lương bình quân 6 tháng đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ việc/ 24 x số ngày nghỉ. |
6. Thủ Tục Hưởng Chế Độ Thai Sản Mới Nhất
Để người lao động được hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội thì các cá nhân, tổ chức có liên quan thực hiện theo quy trình sau:
6.1. Bước 1: Người Lao Động Nộp Hồ Sơ
- Trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động cần nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người sử dụng lao động. Đây là thời hạn quy định, giúp công tác hưởng chế độ thai sản được thực hiện đúng quy trình.
- Trường hợp người lao động thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi, họ cần nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Việc này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi chưa tham gia bảo hiểm ở nơi làm việc mới.
6.2. Người Sử Dụng Lao Động Lập Hồ Sơ
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ đầy đủ. Hồ sơ này bao gồm hồ sơ của người lao động và danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Sau đó, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đã hoàn thiện cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Việc nộp hồ sơ kịp thời sẽ giúp người lao động được hưởng đầy đủ quyền lợi chế độ thai sản theo quy định.
6.3. Cơ Quan BHXH Giải Quyết Hồ Sơ
Cơ quan BHXH chi trả tiền thai sản cho người lao động trong vòng:
- 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động;
- 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động thôi việc trước khi sinh, nhận con nuôi.
Căn cứ: Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021.
Trên đây là những quy định mà JobsGo cung cấp cho bạn đọc, có thể thấy, pháp luật đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động thực hiện tốt nhất thiên chức của mình. Do đó, những cặp vợ chồng khi sinh con cần lưu ý tới những quyền lợi thuộc bảo hiểm xã hội chế độ thai sản.
Câu hỏi thường gặp
1. Đóng BHXH Tự Nguyện Có Được Hưởng Thai Sản Không?
Có. Những ai đóng bảo hiểm thai sản tự nguyện cũng được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
2. Trong Trường Hợp Sinh Đôi, Sinh Ba Có Được Thưởng Thêm Không?
Có. Khi sinh đôi, ba, người mẹ sẽ được nghỉ lâu hơn và hưởng thêm trợ cấp một lần cao hơn để phần nào bù đắp chi phí chăm sóc nhiều con. Đây là chính sách đặc biệt của Nhà nước nhằm hỗ trợ người lao động trong trường hợp sinh nhiều con.
3. Trường Hợp Sinh Con Trước Thời Hạn Dự Kiến Thì Có Được Hưởng Chế Độ Không?
Có, sinh con trước thời hạn dự kiến vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)