Nhà tuyển dụng thường sử dụng những bài kiểm tra tâm lý nhằm lựa chọn những ứng viên phù hợp từ hàng trăm, hàng ngàn hồ sơ ứng tuyển khác nhau. Để vượt qua những bài kiểm tra này một cách tốt nhất bạn cần tìm hiểu về chúng và thực hành. Vậy có những dạng bài kiểm tra tâm lý nào? Và làm thế nào để chinh phục bài kiểm tra tâm lý từ nhà tuyển dụng? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.
Mục lục
1. Kiểm tra tâm lý là gì?
Kiểm tra tâm lý là quản lý các bài kiểm tra tâm lý được xây dựng để thành thước đo giá trị tiêu chuẩn của mẫu hành vi. Mẫu hành vi ở đây được hiểu là hiệu suất của một người trong công việc được quy định trước. Mẫu hành vi thường được thiết kế là bài kiểm tra giấy và gồm nhiều mục.
Cụ thể, các mục này tạo ra điểm kiểm tra, điểm được thiết kế để đánh giá một khía cạnh tâm lý, khả năng nhận thức, hành vi, tính cách. Sự khác nhau giữa những điểm kiểm tra thể hiện sự khác biệt giữa các cá nhân. Mặt khác, dưới góc nhìn khoa học, kiểm tra tâm lý còn được gọi là tâm lý học đo lường.
2. Bài kiểm tra tâm lý dùng để làm gì?
Ngày nay, bài kiểm tra tâm lý thường được sử dụng để đánh giá khả năng của cá nhân trong các lĩnh vực khác nhau. Các nhà tâm lý sẽ dựa trên kết quả đó để đưa ra những kết luận về tiềm năng và khả năng từng cá nhân thực hiện bài kiểm tra. Cụ thể, kết quả thu được từ các bài kiểm tra sẽ được dùng để đánh giá những mặt khác nhau:
2.1 Đánh giá hành vi thích ứng
Bài đánh giá này dựa trên việc bạn thể hiện các kỹ năng xã hội để xác định khả năng thích ứng của bản thân trong những môi trường khác nhau như ở trường, ở nhà và nơi làm việc. Bài kiểm tra này thường được kết hợp với bài kiểm tra nhận thức.
2.2 Đánh giá nhận thức
Bài đánh giá nhận thức này thường được thể hiện dưới hình thức kiểm tra IQ, kiểm tra trí thông minh. Mục đích để đánh giá khả năng của các cá nhân trong việc giải quyết, xử lý vấn đề; khả năng sử dụng ngôn ngữ, đọc hiểu.
2.3 Đánh giá năng lực
Đánh giá năng lực của các cá nhân qua từng loại công việc để xác định loại công việc nào họ thể hiện tốt nhất. Ví dụ có những người có thế mạnh về khả năng suy luận logic, số khác mạnh về sáng tạo và nghệ thuật.
Bên cạnh đó, bài kiểm tra này có thể được sử dụng để xác định nghề nghiệp phù hợp với khả năng khác nhau của các cá nhân. Qua đó, có sự đầu tư học tập và rèn luyện chuyên sâu để phát huy tối đa tiềm năng của mỗi cá nhân trong lĩnh vực cụ thể.
2.4 Đánh giá tính cách
Bài kiểm tra đánh giá tính cách tập trung đánh giá đặc điểm tính cách của mỗi người qua phản ứng của họ với những tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Dựa bài kiểm tra này, các nhà tâm lý có thể có những lập luận nhất định về các nét tính cách cơ bản của mỗi cá nhân như: hướng nội hay hướng ngoại, bướng bỉnh hay hiểu chuyện,…
2.5 Các dạng bài kiểm tra tâm lý phổ biến trong tuyển dụng
Để có thể chinh phục được những công việc mơ ước với lộ trình thăng tiến rõ ràng và mức lương hấp dẫn, bên cạnh kiến thức, kinh nghiệm, bạn cần vượt qua những bài kiểm tra tâm lý hóc búa từ nhà tuyển dụng. Trên thực tế, có hai dạng bài kiểm tra tâm lý thường gặp là: bài kiểm tra cá tính và bài kiểm tra năng lực.
2.5.1 Bài kiểm tra cá tính (Personality Test)
Bài kiểm tra cá tính được các nhà tuyển dụng sử dụng để hiểu rõ hơn về xu hướng tính cách của cá nhân và độ phù hợp của bạn với công việc. Có rất nhiều bài kiểm tra như Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) sẽ phân loại tính cách của bạn vào một trong mười sáu nhóm tính cách khác nhau, hay Occupational Personality Questionnaire (OPQ) là bài kiểm tra xem liệu tính cách của bạn có phù hợp với công việc không.
Các câu hỏi trong bài kiểm tra cá tính chủ yếu xoay quanh phản ứng hành vi và lựa chọn cá nhân. Do vậy, thường khó có quy chuẩn cố định cho nào cho bài Test này. Trên thực tế, bài kiểm tra cá tính vẫn vướng nhiều tranh cãi về tính chính xác của kết quả. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, bài thi này vẫn được sử dụng rộng rãi trong các kỳ tuyển dụng để đánh giá tính cách và mức độ phù hợp của nhân viên trong môi trường làm việc.
2.5.2 Bài kiểm tra năng lực (Aptitude Test)
Bài kiểm tra đánh giá khả năng lý luận và nhận thức của bạn, nhằm xác định xem bạn có đủ những kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc đó hay không. Bài kiểm tra năng lực có nhiều dạng khác nhau nhằm đánh giá những kỹ năng khác nhau của bạn:
- Kiểm tra tính toán nhanh (Numerical Reasoning Test)
- Kiểm tra đọc, hiểu và tư duy (Verbal Reasoning Test)
- Kiểm tra khả năng xử lý tình huống (Situational Judgment Tests)
- Kiểm tra khả năng tư duy logic (Logical Reasoning Test)
- Kiểm tra về biểu đồ (Diagrammatic Reasoning Test)
Khi làm bài, bạn sẽ làm trắc nghiệm trên giấy hoặc điền form trực tuyến tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp. Trước khi làm bài, bạn hãy trình bày rõ ràng với nhà tuyển dụng về tình trạng của bản thân và cũng như những thắc mắc để họ có thể có đánh giá chính xác, khách quan nhất.
👉 Xem thêm: [Aptitude Test là gì?] Có những loại Aptitude Test nào?
3. Làm sao để chinh phục bài kiểm tra tâm lý từ nhà tuyển dụng?
Trước khi bắt đầu các bài kiểm tra tâm lý, rất nhiều bạn trẻ băn khoăn, lo lắng không biết bắt làm sao để chinh phục kỳ thi và có kết quả tốt nhất. Nếu bạn cũng đang ở trong tình huống tương tự, hãy theo dõi và note lại những tips dưới đây của chúng tôi.
3.1 Tìm hiểu và luyện tập kỹ lưỡng trước khi bước vào bài kiểm tra
Hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức chuyên môn cũng như hiểu biết về những bài kiểm tra nhé. Việc luyện tập sẽ giúp bạn làm quen với cấu trúc và những dạng câu hỏi khác nhau của bài kiểm tra năng lực. Các bài kiểm tra này thường được kiểm tra trực tuyến, vì vậy bạn hãy dành thời gian để làm đề thi thử online, làm quen với việc sử dụng thao tác trên máy tính và quan sát màn hình máy tính trong một khoảng thời gian dài. Bạn có thể tìm thấy những bài kiểm tra thử tại: Jobtestprep.co.uk, Assessmentday.co.uk, Indiablix.com, Practiceaptitudetests.com, Numericalreasoningtest.org…
3.2 Không quá phụ thuộc vào các đáp án
Bài kiểm tra tâm lý trong tuyển dụng trên thực tế có hai dạng phổ biến là kiểm tra cá tính và kiểm tra năng lực. Các bài kiểm tra này thường có đáp án để bạn có thể tham khảo trong quá trình ôn luyện. Tuy nhiên, chúng chỉ nên được sử dụng để tham khảo thay vì học thuộc và áp dụng một cách máy móc.
Nói như vậy bởi chỉ cần một chi tiết nhỏ thay đổi là đề thi đã hoàn toàn khác. Do vậy, bạn hãy tham khảo để có định hướng và có thể giải quyết mọi dạng bài. Cùng với đó, luôn tự tin vào những gì mình làm cũng là cách giúp bạn có được kết quả tốt nhất.
3.3 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết
Mỗi dạng bài kiểm tra năng lực sẽ yêu cầu bạn chuẩn bị những vật dụng khác nhau. Đối với những bài kiểm tra khả năng tính toán nhanh (Numerical Reasoning Test), bạn sẽ chỉ có khoảng 1 phút cho mỗi câu hỏi, cộng thêm việc phải làm việc với rất nhiều những con số, tỉ lệ phần trăm hay biểu đồ. Chính vì thế, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng những vật dụng thiết yếu như bút, giấy nháp, máy tính. Bài kiểm tra đọc, hiểu và tư duy (Verbal Reasoning Test) thường diễn ra bằng tiếng Anh và có rất nhiều từ vựng “cao siêu”, nên hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị trước cho mình một cuốn từ điển bên cạnh.
3.4 Phân bổ thời gian hợp lý cho bài kiểm tra
Trước khi bắt tay vào làm bài kiểm tra, bạn cần hiểu rõ những gì bạn cần làm và thời gian bạn có để hoàn thành chúng. Thông thường, các bài test tuyển dụng đều có giới hạn thời gian. Vì thế, bạn nên phân bổ thời gian hợp lý cho tổng thể bài kiểm tra và cho từng câu hỏi. Điều này sẽ giúp bạn không bị cuốn vào một câu hỏi quá hóc búa mà bỏ quên những câu hỏi dễ “ăn điểm” hơn. Một trong những bí quyết vô cùng đơn giản mà hiệu quá, đó là “dễ làm trước, khó làm sau”. Phương pháp này sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tổng số điểm của mình đấy. Nếu như bạn còn thời gian sau khi làm bài kiểm tra, đừng quên xem lại một lần nữa những câu trả lời của mình nhé!
3.5 Trung thực và nhất quán trong những câu trả lời của bạn
Khi thực hiện bài kiểm tra tâm lý, rất nhiều ứng viên luôn cố gắng tìm kiếm câu trả lời chính xác nhất, câu trả lời mà nhà tuyển dụng tìm kiếm mà quên đi việc thành thật với bản thân. Tuy nhiên, hầu hết những bài kiểm tra tâm lý được thiết kế để kiểm tra sự trung thực và nhất quán trong những câu trả lời của bạn, nên bạn sẽ rất khó có thể “qua mắt” được nhà tuyển dụng. Bí quyết thành công là hãy đảm bảo rằng bạn luôn là chính mình; hiểu rõ về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và trung thực trong những câu trả lời.
👉 Xem thêm: Chinh phục các bài Test tuyển dụng phổ biến nhất
Hy vọng rằng những bí quyết trên sẽ giúp các bạn sinh viên nói chung và các bạn du học sinh nói riêng “công phá” được bài kiểm tra tâm lý từ phía nhà tuyển dụng và giành được công việc mà bạn yêu thích. Chúc các bạn thành công!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)