Asset là gì? Có những loại asset nào? Tại sao các doanh nghiệp phải hiểu và xác định rõ asset? Để giải đáp cho những thắc mắc này, bạn hãy cùng JobsGO phân tích, tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Asset Là Gì?
Asset là gì? Đây chính là các tài sản, các nguồn lực hữu hình hoặc vô hình trong doanh nghiệp. Nó có thể là tiền, các vật chất có giá trị, có thể là quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp. Những tài sản này có vai trò quan trọng và có khả năng mang lại những lợi ích, sản phẩm, giá trị lớn trong tương lai.
Hiện nay, các thông tin, vấn đề liên quan đến tài sản doanh nghiệp đều được thể hiện đầy đủ, chi tiết trong bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên nó sẽ chỉ là các tài sản hữu hình, còn những tài sản không được giao dịch, mua bán như vô hình thì sẽ không có trong báo cáo.
Xem thêm: Nguồn lực là gì? Nguồn lực nào quan trọng với doanh nghiệp?
2. Tầm Quan Trọng Của Asset Trong Doanh Nghiệp
Asset đóng vai trò rất quan trọng, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Cụ thể, asset giúp:
2.1 Thể Hiện Nguồn Lực Kinh Tế
Asset thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của các doanh nghiệp. Nó tạo ra được những giá trị, lợi ích lớn lao trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, bất kể doanh nghiệp nào dù quy mô lớn hay nhỏ thì đều cần có tài sản, nguồn lực nhất định.
2.2 Tạo Ra Dòng Tiền Cho Doanh Nghiệp
Tài sản cũng được xem là một loại sản phẩm, có khả năng tạo ra được doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, nó còn giúp giảm thiểu những chi phí trong các hoạt động kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp sẽ cần phải xác lập quyền sở hữu đối với các tài sản ngay từ khi lập báo cáo tài chính.
2.3 Đảm Bảo Về Pháp Lý
Tài sản của doanh nghiệp thì bắt buộc phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có những thứ được ghi nhận trong báo cáo dù không thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp. Chẳng hạn như doanh nghiệp thuê 10 chiếc ô tô để chuyển hàng hóa và nó vẫn được xem là tài sản. Và asset sẽ giúp đảm bảo được vấn đề pháp lý này, giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, phát triển mạnh mẽ.
Xem thêm: Phát triển nguồn nhân lực là gì? Chiến lược phát triển hiệu quả nhất
3. Có Những Loại Asset Nào?
Có nhiều loại asset trong doanh nghiệp, phổ biến nhất phải kể đến 2 loại sau:
3.1 Tài Sản Ngắn Hạn
Đây là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn (1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh). Tài sản ngắn hạn có thời gian sử dụng không dài và giá trị cũng khá thấp.
Tài sản ngắn hạn gồm:
- Tiền: tiền mặt, tiền gửi tiết kiệm ngân hàng, sản phẩm có giá trị tương đương như vàng, bạc, đá quý,…
- Khoản thu ngắn hạn: đây là những tài sản được xem là hợp pháp của doanh nghiệp.
- Hàng tồn kho: những tài sản được cất trong kho, dự trữ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: những khoản đầu tư có thời gian thu hồi vốn trong 1 năm (cho vay ngắn hạn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn,…).
- Tài sản khác: ký cược, ký quỹ ngắn hạn, tài sản thế chấp,…
3.2 Tài Sản Dài Hạn
Đây là loại tài sản sẽ có thời gian chuyển đổi thành tiền dài (trên 1 năm hoặc 2 chu kỳ kinh doanh dài). Tài sản dài hạn gồm những loại dưới đây:
- Tài sản cố định: những tài sản mang giá trị lớn, thời gian sử dụng dài nhưng có thể bị hao mòn. Loại tài sản này gồm:
- Tài sản cố định hữu hình: đồ nội thất, nhà cửa, máy móc, phương tiện vận tải,…
- Tài sản cố định vô hình: thương hiệu, phát minh, nhãn hiệu,…
- Tài sản đầu tư tài chính dài hạn: đây là các khoản đầu tư có thể giúp sinh lời bên ngoài, thời gian thu hồi trên 1 năm.
- Khoản thu dài hạn: đây là tài sản hợp pháp của doanh nghiệp nhưng đang bị các đối tượng khác chiếm giữ, thời gian thường trên 1 năm.
- Đầu tư bất động sản: loại này bao gồm các bất động sản mà doanh nghiệp đang sở hữu như nhà, đất.
- Một số tài sản dài hạn khác: chi phí trả trước, chi phí đầu tư xây dựng, ký quỹ dài hạn,…
Xem thêm: Quy trình kế toán tài sản cố định của một doanh nghiệp
4. Việc Xác Định Asset Có Ý Nghĩa Gì?
Việc xác định asset có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Đây là nhiệm vụ mà các nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải nắm rõ. Bởi nó chính là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng, phát triển các kế hoạch sử dụng tài sản một cách phù hợp, hiệu quả.
Nhờ có những tài sản mà quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ được tiến hành trôi chảy, suôn sẻ, đạt được hiệu quả cao nhất. Và đó chính là mục tiêu cốt lõi, góp phần tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nâng cao được năng lực, lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Qua những thông tin được JobsGO cung cấp trên đây, chắc hẳn các bạn đã nắm rõ khái niệm “asset là gì?” và vai trò của nó trong doanh nghiệp hiện nay. Nếu là một nhà quản trị doanh nghiệp, hy vọng bạn có thể biết cách sử dụng tài sản sao cho phù hợp và hiệu quả nhé.
Câu hỏi thường gặp
1. Làm Thế Nào Để Đánh Giá Giá Trị Của Tài Sản?
Giá trị của tài sản có thể được đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau như:
- Giá trị thị trường (Market Value): Giá trị mà tài sản có thể bán được trên thị trường mở.
- Giá trị sổ sách (Book Value): Giá trị tài sản được ghi nhận trong sổ sách kế toán, thường là giá trị ban đầu trừ đi khấu hao.
- Giá trị thanh lý (Liquidation Value): Giá trị mà tài sản có thể được bán trong trường hợp buộc phải thanh lý.
2. Tại Sao Việc Quản Lý Tài Sản Lại Quan Trọng?
Quản lý tài sản giúp các tổ chức:
- Tối ưu hóa việc sử dụng tài sản: Đảm bảo tài sản được sử dụng hiệu quả để tạo ra giá trị.
- Bảo vệ tài sản: Giảm thiểu rủi ro mất mát hoặc hư hỏng tài sản
- Tuân thủ quy định: Đảm bảo tuân thủ các quy định về kế toán và tài chính.
- Lập kế hoạch tài chính: Giúp dự báo nhu cầu đầu tư và phát triển trong tương lai.
3. Khấu Hao Tài Sản Là Gì?
Khấu hao là quá trình phân bổ chi phí của một tài sản cố định theo thời gian sử dụng dự kiến của nó. Khấu hao giúp phản ánh sự giảm giá trị của tài sản do hao mòn và lạc hậu.
4. Làm Thế Nào Để Ghi Nhận Tài Sản Trong Sổ Sách Kế Toán?
Tài sản được ghi nhận trong sổ sách kế toán bằng cách ghi vào các tài khoản tài sản trên bảng cân đối kế toán. Khi mua tài sản, ghi tăng tài khoản tài sản và giảm tài khoản tiền mặt hoặc ghi tăng tài khoản nợ phải trả.
5. Sự Khác Biệt Giữa Tài Sản Và Nợ Phải Trả Là Gì?
- Tài sản (Assets): Là những gì doanh nghiệp sở hữu có giá trị và có thể tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai
- Nợ phải trả (Liabilities): Là các khoản nợ hoặc cam kết mà doanh nghiệp phải trả trong tương lai.
6. Tài Sản Ròng (Net Assets) Là Gì?
Tài sản ròng là chênh lệch giữa tổng tài sản và tổng nợ phải trả của một doanh nghiệp. Đây là giá trị còn lại sau khi đã trừ hết các nghĩa vụ nợ phải trả từ tổng tài sản.
7. MAFC Là Gì?
MAFC là viết tắt của "Công ty Tài chính TNHH MB SHINSEI" (MB Shinsei Finance Limited Liability Company). Đây là một công ty tài chính tiêu dùng tại Việt Nam, liên doanh giữa Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) và Ngân hàng Shinsei của Nhật Bản. Công ty này cung cấp các dịch vụ tài chính tiêu dùng như cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng và các sản phẩm tài chính khác nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân của khách hàng.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)