Ngành Vật lý y khoa là một ngành khoa học ứng dụng đặc biệt. Với sự kết hợp giữa hai lĩnh vực vật lý và y học, ngành này đã tạo ra những tiến bộ đáng kể trong công nghệ y tế, đồng thời đem lại cho cộng đồng nhiều giải pháp chăm sóc sức khỏe tiên tiến, hiệu quả.
Mục lục
- 1. Ngành Vật Lý Y Khoa Là Gì?
- 2. Ngành Vật Lý Y Khoa Học Những Gì?
- 3. Ngành Vật Lý Y Khoa Học Ở Đâu? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
- 4. Học Ngành Vật Lý Y Khoa Ra Làm Gì?
- 5. Mức Lương Ngành Vật Lý Y Khoa Cao Không?
- 6. Ngành Vật Lý Y Khoa Có Được Ưa Chuộng?
- 7. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Vật Lý Y Khoa
- 8. Cơ Hội Việc Làm Ngành Vật Lý Y Khoa Như Thế Nào?
- Câu hỏi thường gặp
1. Ngành Vật Lý Y Khoa Là Gì?
Vật lý y khoa là một ngành khoa học ứng dụng; nơi mà kiến thức, công cụ từ vật lý được áp dụng vào lĩnh vực y tế. Ngành này tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển các công nghệ, phương pháp sử dụng bức xạ và các nguyên tắc vật lý khác để chẩn đoán, điều trị bệnh; qua đó cung cấp cho bệnh nhân những giải pháp y tế tiên tiến, hiệu quả.
Các chuyên gia Vật lý y khoa thường làm việc trong các lĩnh vực như hình ảnh y khoa (như siêu âm, MRI, CT scan), điều trị bằng bức xạ (như xạ trị ung thư),… Đồng thời, những người làm việc trong ngành này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả của các phương pháp y tế sử dụng bức xạ.
2. Ngành Vật Lý Y Khoa Học Những Gì?
Khung chương trình đào tạo ngành Vật lý y khoa tại mỗi trường đại học có sự khác biệt nhất định, tuy nhiên, các môn học thường được chia thành 3 nhóm kiến thức chính như sau:
- Khối kiến thức cơ bản: Tương tự như sinh viên các ngành học khác, sinh viên Vật lý y khoa cũng cần hoàn thành chương trình học các môn học cơ bản như Triết học, Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng,…
- Khối kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành: Trong quá trình đào tạo, sinh viên Vật lý y khoa sẽ được học các môn cơ sở ngành và chuyên ngành liên quan trực tiếp đến y học, vật lý như Vật lý y khoa cơ bản, vật lý bức xạ, sinh học bức xạ, an toàn bức xạ,… Sinh viên cũng cần nắm vững kiến thức về các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, xạ trị, cùng với kiến thức về liều lượng học và an toàn bức xạ.
- Kỹ năng: Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành Vật lý y khoa cũng được trang bị các kỹ năng quan trọng để có thể hoàn thành tốt công việc.
3. Ngành Vật Lý Y Khoa Học Ở Đâu? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Vật lý y khoa và điểm tuyển sinh năm gần nhất để bạn tham khảo:
Tên trường | Tổ hợp môn | Điểm tuyển sinh 2023 | Ghi chú |
Đại Học Nguyễn Tất Thành | A00, B00, A01, A02 | 15 | Tốt nghiệp THPT |
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM | A00, A01, D90, A02 | 24 | Tốt nghiệp THPT |
Đại Học Bách Khoa Hà Nội | A00, A01, A02 | 24.02 | Tốt nghiệp THPT |
4. Học Ngành Vật Lý Y Khoa Ra Làm Gì?
4.1. Chuyên Viên Trong Các Công Ty Và Doanh Nghiệp
Sau khi tốt nghiệp ngành Vật lý y khoa, sinh viên có thể làm việc tại các công ty tư vấn, chuyển giao công nghệ, dịch vụ hoặc các doanh nghiệp liên quan đến kỹ thuật xạ trị, X-quang và y học hạt nhân. Công việc tại đây thường liên quan đến phát triển, ứng dụng công nghệ mới, cũng như cung cấp dịch vụ, giải pháp kỹ thuật cho các cơ sở y tế và nghiên cứu.
4.2. Làm Việc Trong Các Trung Tâm Y Tế Và Bệnh Viện
Sinh viên cũng có thể làm việc trong các khoa Xạ hình chẩn đoán hình ảnh, X-quang, Xạ trị ung bướu và y học hạt nhân tại các trung tâm y tế và bệnh viện. Công việc tại đây thường bao gồm thực hiện các quy trình chẩn đoán và điều trị sử dụng các kỹ thuật và thiết bị Vật lý y khoa.
4.3. Nghiên Cứu Và Giảng Dạy
Ngành Vật lý y khoa cũng mở ra cơ hội làm việc trong các viện nghiên cứu và trường đại học. Cử nhân ngành này có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu, phát triển công nghệ mới; giảng dạy về Vật lý y khoa tại các trường đại học trong nước và quốc tế.
4.4. Sửa Chữa Và Bảo Trì Thiết Bị Y Tế
Với kiến thức về Vật lý y khoa, người học cũng có thể trở thành chuyên viên sửa chữa, bảo dưỡng và bảo trì máy móc, linh kiện y tế. Công việc này đòi hỏi kiến thức kỹ thuật cụ thể và khả năng làm việc chính xác để đảm bảo hoạt động ổn định của các thiết bị y tế.
4.5. Quản Lý Và Nghiên Cứu
Cử nhân ngành Vật lý y khoa cũng có thể đảm nhận các vị trí quản lý và nghiên cứu tại các tổ chức, cơ quan thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe hoặc Vật lý y khoa. Công việc liên quan đến quản lý dự án, phát triển chiến lược, thực hiện các hoạt động nghiên cứu để nâng cao hiệu suất và chất lượng trong lĩnh vực Vật lý y khoa.
5. Mức Lương Ngành Vật Lý Y Khoa Cao Không?
Mức lương ngành Vật lý y khoa không có định mà bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm vị trí công việc, cấp bậc, địa điểm làm việc, quy mô công ty,…
Nếu người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức Chính phủ, thì mức lương sẽ được tính bằng công thức: Lương tháng = Hệ số lương x Mức lương cơ sở.
Trường hợp người lao động làm việc tại các đơn vị tư nhân, doanh nghiệp ngoài Nhà nước thì mức lương sẽ được trả theo quy định của công ty. Số tiền này được tính toán, phân bổ kỹ lưỡng dựa trên việc xem xét mức lương thị trường để có thể thu hút nhân viên.
Các chuyên gia Vật lý y khoa, đặc biệt là những người có kinh nghiệm và chuyên môn sâu, thường nhận được mức lương hấp dẫn từ các cơ sở y tế, công ty công nghệ y tế, các tổ chức nghiên cứu,…
6. Ngành Vật Lý Y Khoa Có Được Ưa Chuộng?
Ngành Vật lý y khoa đang trở thành một trong những sự lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều sinh viên và những người muốn theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực y tế.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ y tế và nhu cầu ngày càng tăng về việc chẩn đoán, điều trị bệnh khiến cho ngành này ngày càng trở nên quan trọng hơn. Sự kết hợp giữa kiến thức về vật lý và y khoa cung cấp cho sinh viên cơ hội phát triển sự nghiệp trong một lĩnh vực đầy tiềm năng, đồng thời cũng đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng.
7. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Vật Lý Y Khoa
7.1. Có Kiến Thức Nền Tảng Về Vật Lý
Để theo học ngành Vật lý y khoa, sinh viên cần nắm vững các kiến thức nền tảng về vật lý. Hiểu biết sâu sắc về bức xạ, tác động của bức xạ lên cơ thể người và các phương pháp sử dụng bức xạ trong chẩn đoán, điều trị bệnh;… là cơ sở quan trọng giúp sinh viên tiếp thu tốt kiến thức chuyên ngành.
7.2. Kỹ Năng Toán Học Và Tính Toán
Sinh viên ngành Vật lý y khoa cần có khả năng áp dụng các phương pháp toán học vào việc tính toán liều lượng bức xạ, phân tích dữ liệu hình ảnh y khoa và đánh giá kết quả các thử nghiệm, nghiên cứu y khoa. Do đó, để học ngành này, sinh viên không thể thiếu các kỹ năng liên quan đến toán học.
7.3. Sự Sẵn Lòng Học Hỏi Và Nghiên Cứu
Ngành Vật lý y khoa là một lĩnh vực liên tục phát triển, đòi hỏi người học phải có tinh thần ham học hỏi. Sinh viên phải luôn cập nhật kiến thức mới nhất, theo dõi các tiến bộ công nghệ và phương pháp mới trong lĩnh vực y tế. Sự tò mò, ham muốn khám phá sẽ giúp người học tiến xa trong sự nghiệp và đóng góp cho sự phát triển của ngành.
7.4. Kỹ Năng Giao Tiếp Và Làm Việc Nhóm
Trong ngành Vật lý y khoa, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm đóng vai trò quan trọng. Sinh viên cần có khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, đặc biệt khi làm việc với đồng nghiệp và bệnh nhân. Khả năng làm việc nhóm hiệu quả giúp sinh viên học hỏi từ những người khác và phát triển kỹ năng cộng tác.
7.5. Khả Năng Giải Quyết Vấn Đề
Trong thực tế, sinh viên ngành Vật lý y khoa thường phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp. Khả năng phân tích vấn đề, đưa ra các phương án giải quyết và thích nghi với tình huống là những yếu tố cần tìm thấy ở người theo học ngành này. Sự linh hoạt, khả năng suy luận logic sẽ giúp sinh viên đối mặt và vượt qua những thách thức trong quá trình học tập, làm việc.
>>>Có thể bạn quan tâm: Ngành kỹ thuật cơ điện tử là gì?
8. Cơ Hội Việc Làm Ngành Vật Lý Y Khoa Như Thế Nào?
Ngành Vật lý y khoa mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người lao động. Hiện nay, rất nhiều đơn vị, tổ chức đang tuyển dụng nhân sự có kiến thức, kỹ năng trong ngành này. Theo đó, cử nhân Vật lý y khoa có thể làm việc tại các công ty tư vấn, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ y tế; trung tâm y tế, bệnh viện; cũng như các tổ chức nghiên cứu và giảng dạy.
Làm việc trong lĩnh vực Vật lý y khoa, người lao động không chỉ nhận được mức thu nhập hàng tháng hấp dẫn mà còn có thể đóng góp vào sự phát triển của nền y tế và cả cộng đồng.
Ngành Vật lý y khoa không chỉ là một lĩnh vực nghiên cứu mà còn là một công cụ quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Với sự phát triển không ngừng, ngành này sẽ tiếp tục đóng góp vào sự tiến bộ của y học và mang lại cho cộng đồng những giải pháp thăm khám, chữa bệnh hiệu quả. Đây chỉ là một nhánh nhỏ cho học vật lý học ra làm gì?
Câu hỏi thường gặp
1. Ngành Vật Lý Y Khoa Thi Khối Gì?
Các trường đại học tại Việt Nam hiện đang tuyển sinh ngành Vật lý y khoa bằng cách xét tuyển điểm thi THPT các khối:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- A02: Toán, Lý, Sinh
- B00: Toán, Hóa, Sinh
- D90: Toán, Anh, Khoa học tự nhiên
2. Tìm Việc Làm Ngành Vật Lý Y Khoa Bằng Cách Nào?
Ứng viên có thể tìm việc làm ngành Vật lý y khoa bằng nhiều cách, chẳng hạn như sử dụng website/ứng dụng JobsGO; tham gia vào các group chuyên ngành; theo dõi fanpage/website của các công ty hoạt động trong lĩnh vực Vật lý y khoa; tham dự các hội thảo, sự kiện chuyên ngành;...
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)