Trong nền kinh tế thị trường, mọi hiện tượng hay quá trình kinh tế đều bị chi phối bởi quy luật kinh tế. Vậy hiểu chính xác quy luật kinh tế là gì? Tính chất, ý nghĩa và các loại quy luật kinh tế cơ bản hiện nay là gì? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của JobsGO để có thêm những thông tin hữu ích!
Mục lục
1. Quy luật kinh tế là gì?
Quy luật kinh tế (Economic Law) là sự phản ánh mối quan hệ tất yếu, bản chất, khách quan, bền vững và lặp đi lặp lại giữa các đối tượng, sự vật trong tổng hòa của quá trình kinh tế nhất định. Mọi hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hoá trên thị trường đều chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh tế.
2. Tính chất của quy luật kinh tế
Tính chất của quy luật kinh tế được thể hiện rất rõ thông qua định nghĩa quy luật kinh tế là gì ở phần 1. Cụ thể:
- Quy luật kinh tế có tính khách quan. Nó xuất hiện trong điều kiện kinh tế nhất định và biến mất khi điều kiện đó không còn.
- Quy luật kinh tế tồn tại độc lập và song song với hoạt động kinh tế của con người. Nghĩa là con người không thể tự sáng tạo hay xóa bỏ quy luật kinh tế mà nó phát sinh từ những tác động qua lại của hoạt động kinh tế.
- Quy luật kinh tế vận hành, chi phối và tác động tới mọi hoạt động kinh tế của bất kể một quốc gia nào trên thế giới dù nhỏ nhất.
- Quy luật kinh tế không giống với các quy luật tự nhiên. Nó mang tính chất đặc thù và chỉ có tác dụng thông qua các hoạt động kinh tế của con người.
3. Quy luật kinh tế có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa của quy luật kinh tế trong phát triển kinh tế thị trường được thể hiện như sau:
- Đối với doanh nghiệp/tổ chức sản xuất, kinh doanh: Hiểu rõ quy luật kinh tế giúp doanh nghiệp/tổ chức đưa ra những chính sách kinh tế phù hợp và có hiệu quả; ngược lại sẽ gây ra những hậu quả khó lường.
- Đối với các tổ chức định hướng chính sách: Nắm được bản chất của thị trường giúp các nhà hoạch định đưa ra chiến lược đầu tư sáng suốt, kịp thời; nền kinh tế của đất nước cũng nhờ đó mà phát triển bền vững, đúng quy luật.
- Hiểu rõ các quy luật kinh tế và quy luật Pareto là gì cũng như mối quan hệ giữa hai bên sẽ giúp các doanh nghiệp, nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả hơn.
Nói tóm lại, doanh nghiệp nếu hiểu biết, tôn trọng và áp dụng đúng các quy luật kinh tế sẽ thu về hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển mạnh mẽ nền kinh tế của quốc gia. Đây chính là ý nghĩa to lớn của quy luật kinh tế mà JobsGO muốn đề cập đến bạn đọc.
4. Các quy luật kinh tế cơ bản
Khi tìm hiểu quy luật kinh tế là gì, chúng ta sẽ dễ dàng thấy được những quy luật cơ bản có trong phạm trù kinh tế này. Dưới đây là 3 quy luật kinh tế mà người làm kinh doanh cần ghi nhớ:
4.1 Quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản nhất. Quy luật này yêu cầu mọi hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí sức lao động xã hội cần thiết. Các tác động của quy luật giá trị có sức lan tỏa sâu rộng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều quy luật kinh tế khác.
Ví dụ: A và B là đối thủ trực tiếp trong ngành sản xuất khuôn chậu. A sử dụng máy móc dây chuyền nên sản xuất được số lượng lớn với giá thành rẻ hơn gấp nhiều lần B làm thủ công. Từ đó A chiếm được lợi thế trên thị trường khuôn chậu vì mang lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng.
4.2 Quy luật cung – cầu
Quy luật này thể hiện mối quan hệ giữa bên bán (cung) và bên mua (cầu) hàng hóa trên thị trường. Dựa vào mối liên hệ này, người ta có thể dự đoán xu thế biến động của giá cả thông qua ba nguyên lý:
- Cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị.
- Cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị.
- Cung bằng cầu thì giá cả về trạng thái cân bằng.
Ví dụ: Với giá thành 250.000 đồng/1kg dâu tây Đà Lạt, chị C có đủ khả năng để sử dụng 1.5kg mỗi ngày. Tuy nhiên “cơn sốt” mùa nắng nóng khiến giá dâu tây Đà Lạt tăng lên tới 500.000 đồng/1kg. Lúc này nhu cầu của chị C giảm xuống vì chỉ đủ khả năng để mua 1kg một ngày.
4.3 Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ được xây dựng nhằm kiểm soát khối lượng tiền lưu thông trên thị trường. Nội dung của quy luật này đòi hỏi lượng tiền cần thiết cho hoạt động lưu thông hàng hoá phải cân bằng với tổng giá cả của hàng hoá chia cho tốc độ lưu thông của đồng tiền.
Ví dụ: Muốn có gạo ST25 để kinh doanh, doanh nghiệp X phải bỏ ra 300 triệu đồng để nhập 20 tấn về kho. Nghĩa là muốn kinh doanh thì doanh nghiệp X phải bỏ ra một giá trị tiền tệ nhất định để đưa hàng hoá ra lưu thông, giá trị tiền tệ tỉ lệ thuận với tổng giá cả của hàng hoá được đem ra lưu thông.
Trên đây là giải đáp của JobsGO cho câu hỏi quy luật kinh tế là gì. Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm được tính chất và ý nghĩa của quy luật kinh tế để có chiến lược đầu tư phù hợp!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)