Giáo viên là gì? Phân biệt giữa giáo viên và giảng viên

Đánh giá post

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục,… Không có giáo dục thì nói gì đến kinh tế, văn hóa”. Những lời nói đó đã cho chúng ta thấy vị trí và vai trò quan trọng của nghề giáo trong xã hội thời đại ngày nay. Bạn hãy cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu thêm về vai trò của nghề giáo và các điều kiện để có thể trở thành giáo viên nhé!

1. Giáo viên, họ là ai?

Giáo viên
Giáo viên là gì?

Giáo viên là gì? Là người soạn giáo án và tiến hành việc giảng dạy các tiết học cho học sinh, sinh viên. Ngoài ra, giáo viên còn chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển nội dung chương trình đào tạo và ra đề, chấm điểm các bài kiểm tra để đánh giá năng lực học sinh. Giáo viên nữ được gọi là cô giáo và giáo viên nam là thầy giáo.

Thời nay, vai trò của giáo viên ngày càng quan trọng vì họ có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển của kinh tế, xã hội. Cụ thể như sau:

Đối với cá nhân:

  • Là người truyền đạt kiến thức và định hướng con đường học tập của học sinh.
  • Đào tạo nhân cách, thái độ và năng lực của các cá nhân.
  • Là tấm gương về tinh thần tự học, đam mê tri thức.
  • Là cầu nối giữa học sinh, phụ huynh học sinh và nhà trường trong việc trao đổi, cập nhật thông tin.

Đối với xã hội:

  • Đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng giúp cho đất nước phát triển.
  • Bồi dưỡng và rèn luyện nhân cách, phẩm chất để học viên có thể trở thành công dân có đạo đức trong xã hội.
  • Là cố vấn hướng dẫn và trang bị học viên những kỹ năng và tâm lý cần thiết trong một xã hội luôn biến đổi không ngừng.

2. Các chuyên ngành sư phạm

Ngành sư phạm phân chia theo cấp bậc giáo dục có Sư phạm mầm non, sư phạm tiểu học. Ngoài ra, ngành sư phạm còn phân chia theo bộ môn. Cụ thể như sau:

2.1 Sư phạm mầm non

Ngành sư phạm mầm non đào tạo ra nhân lực cho cấp học thấp nhất của hệ thống giáo dục Quốc gia: cấp học mầm non. Hiện nay, do nhu cầu xã hội tăng cao, có rất nhiều cơ sở giáo dục mầm non tư thực và công lập được mở rộng tạo nhiều cơ hội việc làm cho các tân cử nhân sau khi tốt nghiệp.

giáo viên là gì
Các ngành giáo viên

2.2 Sư phạm tiểu học

Tiểu học là cấp bậc rất quan trọng; bởi nội dung chương trình học ở cấp bậc này trang bị những kiến thức nền tảng và khái quát; giúp cho học sinh học tập tốt hơn ở các cấp tiếp theo. Bên cạnh đó, kỹ năng học tập và đạo đức của các em học sinh cũng được rèn luyện trong thời gian học tiểu học.

2.3 Các ngành sư phạm chuyên ngành

Bên cạnh ngành Sư phạm Mầm non và Tiểu học, còn có các ngành Sư phạm chuyên sâu được giảng dạy tại cấp bậc học cao hơn. Ví dụ như các chuyên ngành sau:

  • Sư phạm Toán
  • Sư phạm tiếng Anh
  • Sư phạm Văn
  • Sư phạm Địa Lý
  • Sư phạm Lịch Sử
  • Sư phạm Vật Lý
  • Sư phạm Hóa học,…

3. Mức lương giáo viên

giáo viên và học sinh
Mức lương của giáo viên

Theo Nghị quyết số 34 năm 2021 được Quốc hội thông qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 – mức lương cơ sở của giáo viên vẫn áp dụng mức cơ bản là 1.490.000 VNĐ/tháng. Cụ thể, lương của giáo viên được tính theo công thức như sau:

Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng + Mức phụ cấp thâm niên được hưởng – Mức đóng Bảo hiểm xã hội

 

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, hệ số lương của giáo viên các cấp được quy định như sau:

3.1 Lương giáo viên mầm non 2022

Bảng lương giáo viên mầm non 2022
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10
Lương giáo viên mầm non hạng I
A2.2 Hệ số lương 4 4,34 4,68 5,02 5,36 5,7 6,04 6,38
Hạng I Mức lương (triệu đồng) 5,96 6,47 6,97 7,48 7,99 8,49 9,00 9,51
Lương giáo viên mầm non hạng II
A1 Hệ số lương 2,34 2,67 3 3,33 3,66 3,99 4,32 4,65 4,98
Hạng II Mức lương (triệu đồng) 3,487 3,978 4,47 4,962 5,453 5,945 6,437 6,929 7,42
Lương giáo viên mầm non hạng III
A0 Hệ số lương 2,1 2,41 2,72 3,03 3,34 3,65 3,96 4,27 4,58 4,9
Hạng III Mức lương (triệu đồng) 3,129 3,591 4,053 4,515 4,977 5,439 5,9 6,362 6,824 7,3

Xem thêm: 20+ nghề phù hợp với nữ

3.2 Lương giáo viên tiểu học 2022

Bảng lương giáo viên tiểu học 2022
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10
Lương giáo viên tiểu học hạng I
A2.1 Hệ số lương 4,4 4,74 5,08 5,42 5,76 6,1 6,44 6,78
Hạng I Mức lương (triệu đồng) 6,556 7,063 7,569 8,076 8,582 9,089 9,596 10,1
Lương giáo viên tiểu học hạng II
A2.2 Hệ số lương 4 4,34 4,68 5,02 5,36 5,7 6,04 6,38
Hạng II Mức lương (triệu đồng) 5,96 6,47 6,97 7,48 7,99 8,49 9,00 9,51
Lương giáo viên tiểu học hạng III
A1 Hệ số lương 2,34 2,67 3 3,33 3,66 3,99 4,32 4,65 4,98
Hạng III Mức lương (triệu đồng) 3,487 3,978 4,47 4,962 5,453 5,945 6,437 6,929 7,42

3.3 Lương giáo viên trung học cơ sở 2022

Bảng lương giáo viên THCS 2022
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10
Lương giáo viên THCS hạng I
A2.1 Hệ số lương 4,4 4,74 5,08 5,42 5,76 6,1 6,44 6,78
Hạng I Mức lương (triệu đồng) 6,556 7,063 7,569 8,076 8,582 9,089 9,596 10,1
Lương giáo viên THCS hạng II
A2.2 Hệ số lương 4 4,34 4,68 5,02 5,36 5,7 6,04 6,38
Hạng II Mức lương (triệu đồng) 5,96 6,47 6,97 7,48 7,99 8,49 9,00 9,51
Lương giáo viên THCS hạng III
A1 Hệ số lương 2,34 2,67 3 3,33 3,66 3,99 4,32 4,65 4,98
Hạng III Mức lương (triệu đồng) 3,487 3,978 4,47 4,962 5,453 5,945 6,437 6,929 7,42

3.4 Lương giáo viên trung học phổ thông 2022

Bảng lương giáo viên THPT 2022
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10
Lương giáo viên THPT hạng I
A2.1 Hệ số lương 4,4 4,74 5,08 5,42 5,76 6,1 6,44 6,78
Hạng I Mức lương (triệu đồng) 6,556 7,063 7,569 8,076 8,582 9,089 9,596 10,1
Lương giáo viên THPT hạng II
A2.2 Hệ số lương 4 4,34 4,68 5,02 5,36 5,7 6,04 6,38
Hạng II Mức lương (triệu đồng) 5,96 6,47 6,97 7,48 7,99 8,49 9,00 9,51
Lương giáo viên THPT hạng III
A1 Hệ số lương 2,34 2,67 3 3,33 3,66 3,99 4,32 4,65 4,98
Hạng III Mức lương (triệu đồng) 3,486 3,978 4,470 4,961 5,453 5,945 6,436 6,928 7,420

Có thể thấy hiện nay, mức thu nhập cơ bản của giáo viên khá thấp và khó đáp ứng đủ cho chi tiêu sinh hoạt hàng ngày khiến rất nhiều giáo viên bỏ nghề. Theo cập nhật mới nhất, thành phố Hà Nội thiếu 10.000 giáo viên. Theo ông Vũ Minh Đức, cán bộ Quản lý giáo dục chia sẻ rằng hiện nay bộ Giáo dục đang tìm giải pháp để xây dựng lại chính sách tiền lương mới, xứng đáng với tính chất, đặc thù của nghề nghiệp.

4. Điều kiện để trở thành giáo viên

Theo Quy định của Điều 72 Luật Giáo dục 2019, các tiêu chuẩn để trở thành giáo viên được quy định như sau:

  • Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên đối với các giáo viên hệ mầm non.
  • Có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên bậc tiểu học, trung học và phổ thông (nếu không có thì giáo viên phải sở hữu bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
  • Có bằng thạc sĩ đối với giảng viên hướng dẫn nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ  và luận án tiến sĩ.
  • Trình độ tiêu chuẩn được đào tạo của giáo viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

5. Phân biệt giáo viên & giảng viên

giáo viên và giảng viên
Sự khác nhau giữa giáo viên và giảng viên

Sau đây là những đặc điểm cơ bản giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa giáo viên và giảng viên:

Tiêu chí Giáo viên Giảng viên
Khái niệm Như đã đề cập ở trên, giáo viên là những người giảng dạy học sinh, trực tiếp soạn giáo án, kế hoạch giảng dạy và đồng thời ra đề, chấm điểm bài kiểm tra của học trò.

Giáo viên dạy ở các cơ sở giáo dục công lập được gọi là viên chức. Những người ở vị trí lãnh đạo có chức vụ là công chức.

Giảng viên là những người có chuyên môn sâu phụ trách việc giảng dạy ở cấp bậc cao đẳng và đại học thuộc một chuyên ngành đào tạo của các trường cao đẳng hoặc đại học.
Trình độ Giáo viên phải có bằng từ trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học hoặc Thạc sĩ. Trình độ yêu cầu của giảng viên là có bằng cấp từ trình độ đại học trở lên. Ngoài ra, giảng viên phải sở hữu chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Thời gian làm việc Thời gian công tác của giáo viên được chia theo từng cấp bậc học. Theo thông tư 15/2017/TT-BGDĐT, giáo viên trung học và phổ thông khoảng 17-19 tiết dạy/tuần. Thời gian làm việc của giảng viên dựa trên số giờ giảng dạy có tổng cộng là 40 giờ và được chỉ định theo từng năm học.
Định mức giảng dạy Tính theo số tiết dạy học cộng với cấp bậc học. Tính theo số giờ giảng dạy trên giảng đường.
Nhiệm vụ Nhiệm vụ chính của giáo viên được quy định tại Điều lệ trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Mỗi giảng viên lại có nội dung nhiệm vụ riêng được chia thành 3 hạng chính dựa trên điều kiện và tiêu chuẩn tương ứng của từng cá nhân.
Lương và hệ số lương Như đã đề cập ở trên, mức lương cơ sở của giáo viên năm 2022 là 1.490.000 x hệ số lương giáo viên theo bậc. (xem kĩ hơn ở mục 3). Bên cạnh mức lương theo ngạch bậc, giảng viên có thể có thêm nguồn thu khác. Giảng viên ở các trường tư có mức lượng phụ thuộc vào trình độ và năng lực tài chính cá nhân.
Chế độ nghỉ hè Hằng năm giáo viên được nghỉ khoảng 2 tháng (gồm tổng số ngày nghỉ được quy định tại Bộ Luật lao động) và có thể được hưởng nguyên lương kèm phụ cấp. Thời gian nghỉ hè của giảng viên sẽ phụ thuộc vào kỳ học của sinh viên từng trường khác nhau.

>>>Có thể bạn quan tâm: Trợ giảng là gì?

Trên đây là những thông tin chi tiết về nghề giáo viên mà chúng tôi đã tổng hợp cho bạn. Hy vọng bạn có thể nắm được những đặc điểm cơ bản và tính chất đặc thù của ngành nghề này để có cho mình những quyết định phù hợp khi quyết định có nên theo ngành nghề này hay không.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: