ISFJ – Người Nuôi Dưỡng: Đặc Điểm Tính Cách & Con Đường Sự Nghiệp

Đánh giá post

Giàu tình cảm, chu đáo, thích quan tâm người khác là những gì bạn đang sở hữu. Vậy thì rất có thể bạn thuộc vào nhóm tính cách ISFJ. Vậy ISFJ là gì? Con đường sự nghiệp với ISFJ như thế nào? Cùng JobsGO phân tích, tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé.

1. ISFJ là gì?

isfj là người như thế nào
Tổng quan về nhóm tính cách ISFJ

1.1 ISFJ viết tắt của từ gì?

ISFJ là viết tắt của 4 từ:

  • Introversion: Hướng nội
  • Sensing: nhận thức
  • Feeling: cảm xúc
  • Judgement: đánh giá

ISFJ luôn đề cao tư duy trật tự, sự hài hòa ở mọi khía cạnh trong cuộc sống. Họ là những người sống có kiên định, có trách nhiệm, tỉ mỉ, chi tiết trong công việc. Mặc dù tính cách có phần hướng nội, song ISFJ lại luôn biết quan sát cũng như nhạy bén trong việc thấu hiểu mọi người. Theo đánh giá chung nhất, ISFJngười hướng nội, sống tình cảm, chu đáo, rất biết cách quan tâm người khác. Họ còn được biết đến với tên khác như là người nuôi dưỡng hay người che chở.

1.2 Những tên gọi đặc trưng của ISFJ

ISFJ – The Protector – Người bảo hộ

“Người bảo hộ” là một trong bốn tên gọi đặc trưng được mọi người sử dụng để gọi các ISFJ. Thuật ngữ này phản ánh sự đáng tin cậy, luôn chăm sóc, đứng ra che chở cho mọi người trong mọi hoàn cảnh. Các ISFJ rất cố gắng để tạo ra một môi trường an toàn để mọi người có thể phát huy tối đa khả năng.

ISFJ – The Nurturer – Người nuôi dưỡng

ISFJ luôn rất chú trọng tới nhu cầu về cảm xúc cũng như vạt chất của người khác. Họ luôn sẵn sàng đáp ứng, đồng hành và cùng mọi người vượt qua khó khăn đang gặp phải. Sự hỗ trợ từ ISFJ chính là nguồn động lực to lớn giúp mọi nuôi dưỡng và phát triển bản thân. Đó là lý do vì sao các ISFJ lại được gọi là “Người nuôi dưỡng”.

ISFJ – The Defender – Người bảo vệ

Nhóm tính cách ISFJ còn được biết đến với tên gọi khác là “Người bảo vệ”. Tên gọi này nhắc đến sự trung thành, tận tuỵ và cống hiến của các ISFJ. Họ luôn sẵn sàng đứng ra lên tiếng, bảo vệ cho những giá trị mà họ tin tưởng. Nhờ vậy, các ISFJ có thể truyền động lực cho mọi người về tinh thần duy trì và bảo vệ quan điểm, lý tưởng sống đúng đắn.

ISFJ – The Caregiver – Người chăm sóc

Trong các mối quan hệ, các ISFJ luôn quan tâm, săn sóc mọi người xung quanh. Họ có khả năng lắng nghe tốt và thấu hiểu được những điều mà mọi người đang cần, từ đó cố gắng để đáp ứng và hỗ trợ. Sự ân cần, chu đáo trong tính cách của những người thuộc nhóm ISFJ chính là lý do tạo nên tên gọi “Người chăm sóc”.

1.3 Tỷ lệ người có nhóm tính cách ISFJ

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 12,5% dân số mang nhóm tính cách ISFJ. Đây là con số không lớn nhưng so với 16 nhóm tính cách của MBTI thì nó lại chiếm tỷ lệ không hề nhỏ. Điều đó cho thấy, số lượng người mang tính cách ISFJ này khá phổ biến.

1.4 Người nổi tiếng thuộc nhóm ISFJ

Nhắc đến ISFJ, có không ít người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách con người này. Ví dụ như:

  • Jimmy Carter (Tổng thống Hoa kỳ).
  • Rosa Parks (Nhà hoạt động nhân quyền).
  • Jerry Seinfeld (Nghệ sĩ tấu hài nổi tiếng).
  • George H.W. Bush (Cựu tổng thống Mỹ).
  • Kate Middleton (Công nương Anh).
  • Clara Barton (Y tá, người sáng lập Hội Chữ thập Đỏ).
  • Aretha Franklin (Ca – nhạc sĩ).
  • King George VI (Cựu Quốc vương của Vương quốc Anh).

2. Đặc điểm chính của tính cách ISFJ

isfj personality
Đặc điểm chính của ISFJ

ISFJ mang nhiều điểm đặc biệt trong tính cách, mối quan hệ cá nhân hay tại nơi làm việc. Cùng JobsGO tìm hiểu kỹ hơn về những đặc điểm này bạn nhé.

2.1 Tính cách nhóm ISFJ

  • ISFJ thường sống trong một thế giới ngập tràn sự ấm áp, tình cảm. Họ luôn nhân hậu, nồng ấm, tin tưởng vào những điều tốt đẹp, tôn trọng sự hòa hợp, hợp tác.
  • ISFJ thường hình dung rõ ràng mọi việc, cố gắng, nỗ lực để đạt được mục tiêu mình đặt ra. Họ tuân thủ luật pháp, tôn trọng các phong tục tập quán, tín ngưỡng. ISFJ luôn tin rằng phương thức có sẵn sẽ hiệu quả, bởi vậy mà họ ít khi áp dụng những cách mới, trừ khi được giới thiệu với lời giải thích thuyết phục.
  • ISFJ thích học thông qua thực hành hơn là lý thuyết suông. Do đó, họ rất ít khi làm việc trong các lĩnh vực yêu cầu phân tích khái niệm, giả thiết,… Họ có thể nghiên cứu tốt một công việc khi đã được chỉ dẫn thực tế và khi đã hiểu rõ được tầm quan trọng của các phương pháp, họ sẽ không ngừng áp dụng để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Vì có yếu tố hướng nội nên nhóm ISFJ sống khá nội tâm, đôi khi chúng ta không thể hiểu về họ. Ngược lại, họ thường rất để ý, thu thập những thông tin cần thiết về mọi người, sự kiện,… và ghi nhớ chúng. Khả năng lưu trữ các thông tin của ISFJ được đánh giá là vô cùng tốt.
  • ISFJ có những cảm nhận về không gian, cách tổ chức hay yếu tố thẩm mỹ tốt.
  • Không giống các nhóm tính cách khác, ISFJ rất hiểu cảm xúc của mình cũng như của người khác. Thường họ sẽ không bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc ra bên ngoài quá nhiều mà sẽ giấu trong lòng. Nếu như đó là những điều tiêu cực, họ sẽ cố gắng để kìm nén, chôn chặt.
  • Các ISFJ cũng khá nồng nhiệt, rộng lượng và rất đáng để tin cậy. Họ nhạy cảm với mọi người, không tỏ ra quá khắt khe với bản thân hay người khác.
  • Vì muốn che giấu những cảm xúc cá nhân nên ISFJ thường tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để không ai nhận ra.
  • ISFJ sẽ luôn đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân. Họ nghiêm túc chịu trách nhiệm, muốn tạo sự tin tưởng với mọi người. Và khi được nhờ cậy, họ sẽ ít khi nói lời từ chối. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ trở thành gánh nặng khiến họ vất vả, mệt mỏi.
  • ISFJ dễ nản lòng, thậm chí là trầm cảm nếu không nhận được những lời động viên, góp ý tích cực từ người khác. Đặc biệt khi rơi vào tình trạng căng thẳng, họ sẽ dễ bi quan và tưởng tượng ra những điều tồi tệ.

Có thể thấy, tính cách ISFJ mang rất nhiều đặc điểm. Vậy với các mối quan hệ cá nhân, họ sẽ như thế nào?

2.2 Mối quan hệ cá nhân của ISFJ

Đối với các mối quan hệ của mình, trong MBTI ISFJ luôn tỏ ra vô cùng ấm áp, vị tha. Họ không quá khó tính, kén chọn khi nhắc đến tình bạn. ISFJ xem những người bạn này là chỗ dựa tinh thần, tư vấn, giúp họ vượt qua tổn thương, khó khăn.

isfj tính cách
Mối quan hệ cá nhân của ISFJ

Có 3 điều cơ bản nhất để nói về mối quan hệ của nhóm ISFJ đó là:

  • Thứ nhất, ISFJ thường đặt nhu cầu của bạn bè lên trên cả bản thân. Điều này sẽ tốt với những người bạn tử tế, không lạm dụng lòng vị tha của họ.
  • Thứ hai, ISFJ coi trọng những cam kết của mình với bạn bè và luôn cố gắng hết sức để thực hiện điều đó. Như vậy, khi nhận được yêu cầu cần giúp đỡ, họ sẽ khó nói lời từ chối. Một số người sẽ xem đây là điểm yếu để lợi dụng các ISFJ.
  • Thứ ba, ISFJ sống hướng nội, do đó họ không dễ dàng cởi mở và họ cần những người bạn thân để chia sẻ, thảo luận các vấn đề quan trọng.

Tóm lại, nhóm tính cách ISFJ rất coi trọng các mối quan hệ cá nhân và muốn có những người bạn gắn bó lâu dài. Họ quan tâm, luôn dành nhiều tình cảm cho người khác, thậm chí là còn hơn cả bản thân.

2.3 Mối quan hệ của tính cách ISFJ

Mối quan hệ tình cảm

Trong mối quan hệ tình cảm, các ISFJ lắng nghe tốt, cởi mở và sẵn sàng chấp nhận những hạn chế của đối phương. Điều này chính là nền tảng cho mối quan hệ có thể duy trì và phát triển. Tuy nhiên, ISFJ lại gặp nhiều hạn chế trong việc thể hiện cảm xúc của bản thân. Việc giữ kín những suy nghĩ, cảm xúc của mình sẽ tạo nên rào cản giữa ISFJ và đối phương, khiến mối quan hệ rơi vào bế tắc.

Mối quan hệ bạn bè

Trong mọi tình huống, nhóm tính cách ISFJ luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ mọi người. Họ chính là chỗ dựa đáng tin cậy, là nơi bạn bè có thể sẻ chia khó khăn. Các ISFJ cũng rất hiểu và tôn trọng những sở thích, quan điểm riêng của mọi người. Nhờ vậy, ISFJ luôn tạo được sự kết nối sâu sắc với bạn bè, giúp tình bạn trở nên bền chặt hơn.

Mối quan hệ với con cái

Với những người thuộc nhóm tính cách trong MBTI ISFJ, gia đình chính, con cái là mối quan tâm lớn nhất của họ. Các ISFJ chính là những người cha mẹ tận tụy và đầy trách nhiệm. Họ luôn cố gắng để mang lại cho con những điều tuyệt vời nhất. Cha mẹ ISFJ còn sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu những nỗi niềm của con trẻ, cùng con khôn lớn và trưởng thành. Họ là nguồn động lực to lớn, khuyến khích con cái nỗ lực học tập, làm việc để hoàn thành mục tiêu và chạm tới ước mơ.

Mối quan hệ với các nhóm tính khí khác nhau

  • Mối quan hệ với nhóm ISTJ, INFJ, ESFJ: Từ sự tương đồng lớn về tính cách và sở thích, ISFJ có thể dễ dàng duy trì và phát triển mối quan hệ với các nhóm tính cách ISTJ, INFJ, ESFJ.
  • Mối quan hệ với nhóm ISTJ, ESFP, ESTJ, ENFP: Các ISFJ và 4 nhóm tính cách trên có một số khác biệt trong tính cách. Tuy nhiên, đó lại là những điều mới mẻ giúp họ thu hút đối phương.
  • Mối quan hệ với nhóm ISTP, INFP, ESTP, ENFP: Ở ISFJ và ISTP, INFP, ESTP, ENTP có nhiều sự khác biệt trong mọi khía cạnh. Điều này có thể gây cản trở cho quá trình họ tiếp cận và kết nối với nhau. Tuy nhiên, về lâu dài, những điểm khác biệt ở đối phương lại là điều giúp họ hoàn thiện và tiến bộ hơn.
  • Mối quan hệ với nhóm INTP, INTJ, ENTJ, ENTP: Sự tương phản trong tính cách, suy nghĩ làm cho mối quan hệ của ISFJ và INTP, INTJ, ENTJ, ENTP thật khó để bắt đầu và duy trì.

2.4 ISFJ tại nơi làm việc

Trong công việc, ISFJ là người điềm tĩnh, nhẹ nhàng, có khả năng làm việc nhóm tốt. Với tư cách là thành viên hỗ trợ, họ sẽ thường:

  • Tuân thủ đúng quy định, lịch trình làm việc của đội nhóm.
  • Hợp tác, hỗ trợ nhanh chóng cho đồng nghiệp.
  • Nhạy cảm, biết quan tâm đến mọi người, ít khi để xảy ra xung đột.
  • Khá an toàn trong tập thể.

Còn với tư cách người quản lý, leader, tính cách ISFJ sẽ có đặc điểm sau:

  • Có xu hướng hơi bảo thủ, thực tế, làm việc có trách nhiệm.
  • Thường không thực sự thích vị trí lãnh đạo, hầu hết là miễn cưỡng đảm nhận.
  • Luôn cam kết thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tốt nhất, sẵn sàng làm việc hết sức khi được yêu cầu.
  • Trung thành với công ty, gắn bó lâu dài, có niềm tin vào sự tôn trọng thứ bậc, quyền hạn.
  • Phong cách lãnh đạo của ISFJ thường dựa trên sự kết nối, mối quan hệ cá nhân.

2.5 ISFJ trong mắt những người xung quanh

Trong mắt những người xung quanh, các ISFJ luôn tạo được ấn tượng tốt với rất nhiều ưu điểm như:

  • Các ISFJ rất khiêm tốn và không bao giờ thích khoe khoang, thể hiện hay gây sự chú ý.
  • Mặc dù ISFJ ít nói nhưng họ luôn thể hiện được sự tận tâm, chu đáo và đáng tin cậy của bản thân thông qua hành động.
  • Rất thích tham gia vào các hoạt động công đồng.
  • ISFJ sống khá kín đáo và không chủ động nên họ khó kết thân với người lạ.
  • Khả năng lắng nghe tốt, có sự quan sát tỉ mỉ cẩn thận về các chi tiết hay đặc điểm của mọi người xung quanh.

Xem thêm: Nhóm tính cách ISTP là gì?

3. Phân biệt ISFJ-T với ISFJ-A

Có nhiều điểm khác biệt giữa ISFJ-A và ISFJ-T là gì. Bạn có thể tham khảo ngay ở nội dung dưới đây:

Đặc điểm ISFJ-A ISFJ-T
Ưu điểm Nhóm ISFJ-A luôn chấp nhận thực tế. Họ sẵn sàng đón nhận những điều không hoàn hảo và chủ động tìm kiếm giải pháp để cải thiện và thay đổi. Các ISFJ-T rất tự tin khi đối mặt và giải quyết các vấn đề. Họ cũng có khả năng dự đoán trước những tình huống rủi ro có thể xảy ra.
Nhược điểm ISFJ-A không thích thể hiện bản thân tại nơi làm việc. Họ chỉ mong muốn công sức mình bỏ ra được nhìn nhận đúng. Các ISFJ-T thường có xu hướng tự trách và đổ lỗi cho bản thân khi có điều tồi tệ xảy đến.

4. Điểm mạnh – Điểm yếu của ISFJ

ISFJ được nhiều người yêu quý, song bên cạnh những điểm mạnh, họ cũng còn khá nhiều thiếu sót cần phải thay đổi, khắc phục.

4.1 Điểm mạnh

isfj là gì
Điểm mạnh của ISFJ
  • ISFJ thường được mọi người ủng hộ vì họ luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức nếu họ biết.
  • Rất nhiệt tình trong công việc, các mối quan hệ. Họ thường bỏ ra nhiều thời gian, sự cố gắng, nỗ lực để đóng góp vào sự nghiệp, giúp đỡ bạn bè.
  • ISFJ khá trung thành, làm việc chăm chỉ.
  • Những người thuộc nhóm tính cách ISFJ này rất giàu trí tưởng tượng, có đầu óc quan sát tốt.
  • ISFJ đáng tin cậy, tính cách khá cẩn thận, tỉ mỉ, luôn đảm bảo mọi việc sẽ hoàn thành theo tiêu chuẩn, thậm chí là hơn cả yêu cầu.
  • ISFJ có kỹ năng thực hành, giải quyết vấn đề tốt, nhanh chóng.

4.2 Điểm yếu

isfj
Điểm yếu của ISFJ
  • Các ISFJ khá khiêm tốn, đôi khi là nhút nhát, không dám nói ra những gì họ nghĩ, nhất là trong môi trường cạnh tranh.
  • Sự cầu toàn, ý thức mạnh mẽ dễ làm ISFJ bị quá tải, từ đó họ rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
  • Việc giữ quá nhiều thứ riêng tư cũng là một điểm yếu của các ISFJ. Họ dễ rơi vào khó khăn trong tách bạch cuộc sống với công việc của mình.
  • Giá trị truyền thống của ISFJ rất cao, vậy nên họ sẽ không muốn thay đổi. Điều này đôi khi sẽ khiến họ khó phát triển.
  • Quá vị tha cũng chính là một điểm yếu mà các ISFJ cần phải xem xét. Bởi điều này có thể khiến họ trở thành người ôm đồm cả những công việc của người khác.

5. Nhóm ISFJ nên làm nghề gì?

Dựa vào những đặc điểm tính cách của ISFJ ở trên, không khó để chúng ta nhóm các nghề nghiệp phù hợp/không phù hợp với họ.

5.1 Nghề nghiệp phù hợp

ISFJ thường sẽ hợp với những nghề nghiệp như:

  • Nhân viên công tác xã hội
  • Y tá
  • Kế toán
  • Giáo viên mầm non
  • Nghề làm nail
  • Nhân viên HR
  • Dược sĩ
  • Kiểm lâm
  • Nhân viên hành chính – văn phòng
  • Bảo mẫu
  • Thợ làm tóc
  • Họa sĩ
  • Nghề content/dịch thuật
  • Thiết kế đồ họa
  • Thẩm định viên

Vậy bạn có muốn tìm hiểu những tính cách khác hợp ngành nghề gì không? Có thể tham khảo bài viết isfp nghề nghiệp hoặc một số nội dung liên quan để biết thêm nhé.

5.2 Nghề nghiệp không phù hợp

ISFJ sẽ không phù hợp với những nghề đòi hỏi cao về sáng tạo, năng động hay khả năng lãnh đạo, quản lý như:

  • Nghề tư vấn, kinh doanh, bán hàng
  • Quản lý
  • Luật sư
  • Diễn viên
  • Nhà báo
  • Nhân viên truyền thông/Marketing sự kiện
  • Nhiếp ảnh gia

6. Nguyên tắc để ISFJ phát triển bản thân, thăng tiến sự nghiệp

isfj characters
Nguyên tắc giúp ISFJ phát triển sự nghiệp

Bởi còn một số hạn chế trong tính cách nên nhóm ISFJ cần áp dụng những nguyên tắc nhất định nếu muốn phát triển bản thân cũng như thăng tiến trong sự nghiệp:

  • Bạn nên tiếp xúc với những người có tính cách khác biệt, chấp nhận sự đa dạng, thoải mái với sự thay đổi.
  • Bạn hãy cởi mở hơn, đừng quá kiềm chế cảm xúc. Bạn có thể chăm chỉ giao tiếp với người khác, bày tỏ quan điểm, suy nghĩ khi cần thiết.
  • Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của chính bản thân, đừng nên quá tham công tiếc việc mà cần dành thời gian để nghỉ ngơi.
  • Bạn nên hài hước hơn một chút để giải tỏa sự căng thẳng, mệt mỏi trong công việc, cuộc sống.
  • Đừng nên lo lắng quá nhiều là lời khuyên dành cho các ISFJ. Vì mang trong mình tính cách hướng nội nên đôi khi các bạn dễ bị lo âu, thận trọng. Vì vậy, bạn hãy thả lỏng cơ thể, nới lỏng những chuẩn mực, bớt khắt khe với bản thân hơn nhé.

7. 10 điều có thể bạn chưa biết về tính cách ISFJ

  • Thứ nhất: Trên thế giới, ISFJ là nhóm tính cách phổ biến nhất với khoảng từ 9-14% dân số.
  • Thứ hai: Nam giới ISFJ chỉ chiếm 8% trong khi nữ giới ISFJ chiếm tới 19%.
  • Thứ ba: Trong 16 nhóm tính cách MBT, các ISFJ được đánh giá là giàu lòng vị tha nhất.
  • Thứ tư: Các ISFJ rất thích đùa và nói những câu chuyện phiếm vu vơ.
  • Thứ năm: Hành vi của các ISFJ bị ảnh hưởng bởi thái độ của người đối diện và cảm xúc của ISFJ với người đó.
  • Thứ sáu: Nhóm tính cách ISFJ rất nóng giận và bức xúc trong các cuộc đối đầu.
  • Thứ bảy: Các ISFJ thường xuyên trì hoãn công việc nhưng họ luôn hoàn thành đúng thời hạn đã được giao.
  • Thứ tám: ISFJ luôn ở bên mọi người mặc dù người kia có thể không xứng đáng với những điều mà họ mang lại.
  • Thứ chín: Tính cách của nam giới ISFJ có xu hướng trở nên cực đoạn trước các tranh cãi.
  • Thứ mười: ISFJ gặp nhiều khó khăn và cần thời gian dài để có thể trở lại bình thường.

Hy vọng những thông tin JobsGO cung cấp trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ về nhóm tính cách ISFJ sau khi thực hiện bài test tính cách. Nếu bạn cũng thuộc nhóm này, muốn chia sẻ điều gì thì hãy để lại bình luận phía dưới nhé, JobsGO sẽ lắng nghe cũng như giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.


Cùng tìm hiểu các nhóm tính cách MBTI còn lại nhé!

ISTP – Người thợ thủ công ISFP – Người nghệ sĩ ISTJ – Người trách nhiệm
INFP – Người lý tưởng hóa INTP – Người kiến trúc sư INFJ – Người cố vấn
INTJ – Nhà khoa học ESFP – Người trình diễn ESFJ – Người quan tâm
ESTP – Người thực thi ESTJ – Người giám hộ ENFP – Người truyền cảm hứng
ENFJ – Người cho đi ENTP – Người nhìn xa ENTJ – Người điều hành

Câu hỏi thường gặp

1. ISFJ có những đặc điểm nổi bật nào trong giao tiếp và làm việc?

ISFJ là những người lắng nghe tốt và quan tâm đến cảm xúc của người khác. Họ thích làm việc theo kế hoạch và có trách nhiệm cao trong việc hoàn thành nhiệm vụ.

2. ISFJ có xu hướng làm việc nhóm như thế nào?

Họ là những thành viên đáng tin cậy trong nhóm, chăm chỉ và chu đáo trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Họ thích làm việc trong một môi trường hòa đồng và hỗ trợ.

3. Làm thế nào để hiểu và hỗ trợ một người ISFJ trong môi trường làm việc?

Để hiểu và hỗ trợ một người ISFJ, bạn cần lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của họ, sẵn sàng ủng hộ và động viên khi cần thiết, đồng thời đặt quá nhiều áp lực lên các ISFJ.

4. Làm thế nào để tăng cường mối quan hệ với một người ISFJ?

Để tăng cường mối quan hệ với một người ISFJ, bạn nên thể hiện lòng biết ơn và đánh giá cao những nỗ lực và sự cống hiến của họ. Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về sở thích, tính cách của họ để tạo sự gắn kết.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: