Kiến tập là một từ hết sức quen thuộc đối với sinh viên, nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ ý nghĩa của thuật ngữ ấy? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu xem “kiến tập là gì?” và khám phá những góc nhìn mới mẻ xung quanh “kiến tập” nhé!
Mục lục
1. Kiến Tập Là Gì? Tại Sao Sinh Viên Cần Đi Kiến Tập?
1.1. Kiến Tập Là Gì?
Kiến tập là nhìn, là quan sát. Thực chất, kiến tập đóng vai trò như một giai đoạn quan sát và học hỏi. Nó mang lại cơ hội cho sinh viên tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, phù hợp với chuyên ngành mà họ đang theo học. Trong thời gian này, sinh viên có thể quan sát cách mà những nhân viên đi trước thực hiện nhiệm vụ của họ và làm thế nào họ áp dụng kiến thức được học vào thực tế. Điều này khuyến khích sự đam mê và nhiệt huyết trong ngành nghề của sinh viên.
Xem thêm: Thực tập là gì?
1.2. Tại Sao Sinh Viên Cần Đi Kiến Tập?
Sinh viên trong các trường đại học, đặc biệt là năm 3, 4 nên đi kiến tập tại các đơn vị, doanh nghiệp bởi:
Nắm Bắt Kiến Thức Thực Tế
Kiến tập giúp sinh viên liên hệ kiến thức lý thuyết đã học với thực tế, từ đó hiểu rõ hơn về ngành nghề mình đang theo đuổi. Sinh viên sẽ được tận mắt quan sát cách thức vận hành của một doanh nghiệp, tìm hiểu về các quy trình, thủ tục và trải nghiệm công việc thực tế.
Rèn Luyện Kỹ Năng
Kiến tập là cơ hội để sinh viên rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho công việc sau khi tốt nghiệp, bao gồm: quan sát, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu; giao tiếp, ứng xử; làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lý thời gian và tổ chức công việc.
Định Hướng Nghề Nghiệp Cho Tương Lai
Trải qua thời gian kiến tập, sinh viên sẽ thêm phần chắc chắn hoặc điều chỉnh định hướng nghề nghiệp của mình. Từ đó sinh viên sẽ biết được bản thân có phù hợp với ngành nghề đã chọn hay không, có hứng thú với công việc cụ thể nào hay không.
Chuẩn Bị Công Việc Sau Khi Tốt Nghiệp
Khi tham gia kiến tập tại các doanh nghiệp giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm làm việc và tạo dựng mối quan hệ trong ngành nghề. Sinh viên có thể học hỏi từ những người đi trước, trau dồi kỹ năng và nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân. Từ đó giúp tăng khả năng có công việc tốt sau khi ra trường.
2. Điểm Giống Và Khác Giữa Kiến Tập Với Thực Tập
Hiện nay có không ít các bạn sinh viên nhầm lẫn giữa kiến tập và thực tập. Vậy kiến tập và thực tập khác nhau như thế nào? JobsGO sẽ giúp bạn tìm hiểu về những điểm giống và khác nhau.
2.1. Giống Nhau
Địa Điểm
Sinh viên khi thực tập và kiến tập đều phải đến trực tiếp các doanh nghiệp. Mà trong đó mô hình hoạt động của doanh nghiệp đều sẽ có phòng ban, chuyên môn phù hợp với ngành mà sinh viên học.
Nhận Xét Báo Cáo
Sinh viên sẽ có một khoảng thời gian để thực tập hoặc kiến tập. Khi hoàn thành xong sinh viên phải làm báo cáo, trong đó trình bày những điều mình học, tích lũy được. Đặc biệt, báo cáo này cần có chữ ký đóng dấu và nhận xét từ doanh nghiệp nơi đã kiến tập/thực tập.
Gắn Kết Lý Thuyết Và Thực Hành
Mục đích quan trọng nhất của kiến tập/thực tập chính là giúp sinh viên hiểu rõ lý thuyết và làm thế nào để áp dụng nó vào công việc thực tế. Sau khi đi làm sinh viên sẽ không bị bỡ ngỡ, lo lắng vì lý thuyết và thực hành khác nhau.
Trau Dồi Kỹ Năng
Quá trình thực tập/kiến tập sẽ giúp cho các sinh viên rèn luyện, trau dồi thêm nhiều kỹ năng như: Giao tiếp, đàm phán, làm việc nhóm, quản lý thời gian, chịu áp lực,… Đây là kỹ năng sẽ giúp cho các bạn dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc sau khi rời khỏi ghế nhà trường.
Hiểu Rõ Hơn Về Tầm Quan Trọng Của Kiến Thức Trong Ngành Mình Chọn
Hiện nay có không ít các bạn sinh viên lựa chọn ngành học do sắp xếp của gia đình hoặc chọn đại. Khi trải qua đợt kiến tập/thực tập sẽ giúp các bạn nhìn thấy cái hay của ngành, tạo thêm động lực và sự thích thú với ngành hơn. Từ đó giúp các bạn nuôi dưỡng đam mê với ngành học hiện tại.
Xem thêm: Thực tập sinh là gì?
2.2. Khác Nhau
Bên cạnh những điểm giống nhau thì kiến tập và thực tập cũng có điểm khác nhau về lương, thời gian, kỹ năng, cơ hội. Cụ thể như sau:
Lương, Thu Nhập
Kiến tập sẽ không được nhận lương trong thời gian hoạt động tại doanh nghiệp. Bởi mục tiêu của sinh viên lúc này là quan sát thực tế. Mặc dù các bạn có thể giúp đỡ một số công việc tại công ty nhưng không vì thế mà doanh nghiệp sẽ trả lương. Bởi đây chính là cơ hội để sinh viên tích lũy kinh nghiệm.
Thực tập thì tùy vào từng chính sách của doanh nghiệp mà trả lương hoặc không trả lương cho sinh viên.
Thực tập có lương đa phần là ở các công ty có chính sách tuyển dụng thực tập sinh làm việc như nhân viên chính thức. Nhiều doanh nghiệp sử dụng cách này để xây dựng đội ngũ nhân sự giỏi cho mình.
Thực tập không lương thì phổ biến hơn, vì sinh viên bước vào năm cuối phải đi thực tập để làm báo cáo, luận văn khá nhiều. Các bạn sinh viên thực tập sẽ được tiếp nhận công việc dễ, phù hợp với kiến thức, năng lực của mình.
Thời Gian
Trong suốt thời gian học, sinh viên chỉ cần đi thực tập 1 lần vào năm cuối. Còn kiến tập, sinh viên sẽ phải đi nhiều hơn, khoảng 3 – 5 lần tùy vào quy định của mỗi trường. Thông thường từ năm 2 trở đi sinh viên đã phải đi kiến tập.
Kỹ Năng Tích Lũy
Phần lớn khi kiến tập sinh viên chỉ được quan sát hoặc phụ giúp các công việc rất đơn giản. Vì vậy mà kỹ năng chuyên môn học được là không có. Nhưng các bạn cũng có thể phát triển một vài kỹ năng mềm như: Kỹ năng làm việc, giao tiếp hay làm việc nhóm.
Thực tập thì sinh viên sẽ phải làm công việc cụ thể như nhân viên chính thức tùy vào phân công của phòng ban (ngoại trừ một vài việc quan trọng). Từ đó mà sinh viên sẽ tích lũy được cả kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn lẫn kỹ năng mềm để phục vụ cho công việc của mình sau này.
Cơ Hội Trở Thành Nhân Viên Chính Thức
Cơ hội để trở thành nhân viên chính thức tại doanh nghiệp của sinh viên thực tập cao hơn kiến tập bởi rất nhiều lý do, điển hình như:
- Sinh viên thực tập vào những năm cuối, vì vậy các bạn có thể làm cho doanh nghiệp ngay sau vài tháng.
- Công việc của thực tập sinh nhiều hơn, mang tính chuyên môn. Từ đó người quản lý có thể đánh giá được năng lực và mức độ phù hợp của sinh viên với công việc.
- Kiến thức mà sinh viên thực tập học được ở nhà trường gần như là đầy đủ vì đang trong năm cuối cùng. Các bạn có thể sử dụng kiến thức đó vào xử lý, hoàn thành công việc luôn.
3. Những Điều Cần Lưu Ý Khi Đi Kiến Tập
Khi đi kiến tập tại các doanh nghiệp, các bạn sinh viên cần phải lưu ý một số vấn đề sau để tạo ấn tượng tốt.
3.1. Tuân Thủ Thời Gian
Thông thường kiến tập không bị ràng buộc quá nhiều về thời gian. Thế nhưng, các bạn cũng cần phải đến công ty đúng giờ, tuân thủ các giờ nghỉ trưa và giờ tan làm, cũng như các quy định về thời gian làm việc của doanh nghiệp.
Đồng thời, các bạn sinh viên cũng cần chủ động xác định và lập kế hoạch thời gian cá nhân để hoàn thành công việc được giao một cách hiệu quả, tránh việc trễ hẹn hoặc không hoàn thành công việc đúng hạn.
3.2. Nắm Bắt Cơ Hội
Nếu các bạn nghĩ rằng kiến tập chẳng mang lại lợi ích và cơ hội như thực tập thì bạn đã hoàn toàn sai. Khi bạn có thái độ tốt, năng lực tốt, tạo ấn tượng trong mắt người quản lý thì cơ hội thực tập và trở thành nhân viên chính thức là điều hoàn toàn có thể. Bởi các doanh nghiệp vẫn luôn tìm kiếm nhân tài trong các đợt thực tập, kiến tập. Vì thế mà đây sẽ là cơ hội để các bạn tỏa sáng, thể hiện trình độ của bản thân.
3.3. Tạo Mối Quan Hệ Thân Thiết Với Anh Chị Nhân Viên
Khi kiến tập tại doanh nghiệp các bạn nên niềm nở, chào hỏi, trò chuyện, giúp đỡ khi các anh chị trong phòng cần đến. Điều này sẽ giúp sinh viên xây dựng mối quan hệ thân thiết nơi làm việc và có thể bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của họ về sau.
3.4. Gắn Kết Yêu Cầu Của Nhà Trường Và Doanh Nghiệp
Báo cáo sau khi kết thúc kiến tập là điều rất quan trọng với sinh viên. Các bạn có thể hỏi trực tiếp người quản lý doanh nghiệp, giảng viên hoặc tự tìm mẫu báo cáo kiến tập trên thư viện trường. Sinh viên cần phải nhanh chóng hoàn thành để giảng viên góp ý. Với những yêu cầu, đóng góp từ giảng viên, các bạn hãy chủ động hỏi quản lý tại doanh nghiệp để được phân tích chi tiết hơn. Đây sẽ là cách giúp bạn có được báo cáo hoàn hảo.
Như vậy, bài viết trên đây bạn đã cùng JobsGO tìm hiểu xong về kiến tập là gì? Hy vọng bạn đã phân biệt được kiến tập/ thực tập và rút ra cho mình một số kinh nghiệm khi trước khi bước vào kiến tập tại doanh nghiệp.
Câu hỏi thường gặp
1. Thời Gian Kiến Tập Tại Các Doanh Nghiệp Là Bao Lâu?
Tùy vào từng doanh nghiệp hoặc quy định của nhà trường mà thời gian kiến tập của sinh viên sẽ khác nhau. Có thể các bạn sẽ phải kiến tập trong vài ngày, vài tuần hoặc cả tháng.
2. Sinh Viên Kiến Tập Có Cơ Hội Lên Chính Thức Tại Doanh Nghiệp Không?
Hoàn toàn có thể, trong thời gian kiến tập, các bạn hãy phát huy hết khả năng, thể hiện mình phù hợp với môi trường công ty. Người quản lý sẽ dựa vào biểu hiện đó để cân nhắc bạn thực tập và trở thành nhân viên chính thức.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)