Nhà tuyển dụng thường sử dụng rất nhiều chiến thuật để tìm hiểu tính cách thật của ứng viên trong buổi phỏng vấn mà không phải ai cũng dễ dàng phát hiện được. Đây chính là bí quyết giúp họ tìm ra nhân tài và cách hiệu quả nhất để khoanh vùng các sự lựa chọn.
- Họ tạo ra một khoảng im lặng rất khó chịu chỉ để chờ nghe bạn nói.
Các khoảng im lặng trong một cuộc trò chuyện là điều rất bình thường nhưng việc đặt người khác vào một trạng thái căng thẳng – chẳng hạn như buổi phỏng vấn xin việc – kết hợp với không khí không thoải mái rõ ràng là một chiếc lược khôn ngoan của nhà tuyển dụng.
Theo Murphy, khi rơi vào trường hợp này, ứng viên thường cố gắng nói thật nhiều để bản thân không cảm thấy bị động cũng như không muốn bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp. Tuy nhiên, chính những lúc như vậy, tính cách thật của bạn đã bộc lộ theo đúng ý muốn của họ.
- Đặt câu hỏi lấp lửng để xem cách bạn đưa ra câu trả lời như thế nào
Đó có thể là câu hỏi về ông chủ cũ. Đôi khi lại yêu cầu bạn kể về khoảng thời gian mà bạn đã từng đối mặt với một tình huống khó khăn nhưng lại không hỏi một cách cụ thể về việc bạn đã làm gì vượt qua nó thì có nghĩa là họ đang cố gắng xem cách bạn đưa ra câu trả lời: liệu rằng bạn là một người thích kể lể (Problem Bringer) hay là người trả lời với trọng tâm tập trung vào cách giải quyết sự việc (Problem Solver)?
- Họ lắng nghe cẩn thận cách bạn sử dụng đại từ, trạng từ, thì của động từ để xác định độ tự tin và tính chân thực trong câu trả lời của bạn
Đại từ, trạng từ, thậm chí thì của động từ mà bạn sử dụng khi trả lời phỏng vấn thực sự rất quan trọng và được nhà tuyển dụng quan tâm.
- Ngôi thứ nhất (tôi, của tôi và chúng ta): Những ứng viên tự tin, tiềm năng thường trả lời với ngôi thứ nhất nhiều hơn 60% so với ứng viên bình thường.
- Ngôi thứ hai (bạn, của bạn): Ứng viên thiếu tự tin sử dụng nhiều hơn 400% so với ứng viên tự tin.
- Ngôi thứ ba (anh ta, cô ta, họ): Ứng viên thiếu tự tin sử dụng nhiều hơn 90% so với ứng viên tự tin.
- Đại từ khác (nó, chính nó): Đây là đại từ nên sử dụng một cách hạn chế trong buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, những ứng viên thiếu tự tin thường hay mắc phải và có khả năng sử dụng nhiều hơn 70% so với các ứng viên xuất sắc.
- Ngoài ra, những người thiếu tự tin có khả năng khoảng 90% sẽ thể hiện cảm xúc tiêu cực khi đưa ra câu trả lời trong so sánh với những ứng viên còn lại.
- Ứng viên xuất sắc thường sử dụng thì thì quá khứ (đã, đã từng…) nhiều hơn 40% so với ứng viên thiếu tự tin. Ứng viên thiếu tự tin sử dụng thì hiện tại nhiều hơn 120% và thì tương lai nhiều hơn 70% so với những ứng viên xuất sắc.
- Nếu sử dụng quá nhiều thì tương lai, nhà tuyển dụng có thể sẽ cho rằng bạn là một người chỉ nói mà không làm, thích đưa ra các viễn cảnh và hứa hẹn mà không thực sự hành động.
Không chỉ vậy, nhà tuyển dụng còn đánh giá cả giọng nói của bạn xem tích cực hay tiêu cực. Họ đếm số lần bạn sử dụng từ “luôn luôn” và “không bao giờ”. Theo một thống kế, những người kém tự tin thường sử dụng rất nhiều hai trạng từ này. Chẳng hạn, câu “Mọi người trong văn phòng không bao biết những gì họ đang làm và họ luôn luôn cần sự giúp đỡ của tôi” cho thấy bạn đang không thực sự tin tưởng vào khả năng của mình. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để đánh giá thực lực của bạn.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)