7 điều quản lý tuyệt đối không nên yêu cầu nhân viên làm

Đánh giá post

Là nhà quản lý, bên cạnh chuyên môn nghiệp vụ vững vàng thì bạn cũng cần sự tinh tế, nhạy bén trong các mối quan hệ với nhân viên. Và để làm được điều đó, bạn hãy tránh ngay “7 điều quản lý không nên yêu cầu nhân viên làm” dưới đây để thành công nhận được sự tôn trọng, tin tưởng và ủng hộ của nhân viên nhé!

7 điều quản lý không nên yêu cầu nhân viên làm

Yêu cầu nhân viên hủy kỳ nghỉ phép

Đôi khi sẽ có những tình huống bất ngờ xảy đến trong quá trình thực hiện công việc. Có thể nói, điều đó là do sự thiếu chu toàn, kỹ lưỡng trong quá trình lên kế hoạch. Và tất nhiên, phần lớn trách nhiệm sẽ thuộc về nhà quản lý và họ sẽ phải là người kiểm điểm bản thân đầu tiên. Sau đó, người quản lý cần xem xét tình huống để đưa ra hướng giải quyết kịp thời. 

Yêu cầu nhân viên hủy kỳ nghỉ phép? Đừng bao giờ làm điều đó!

Trong những hoàn cảnh như vậy người quản lý sẽ cần sự hỗ trợ từ những nhân viên của mình. Nhưng dù tình huống có thế nào thì cũng không nên yêu cầu nhân viên hủy bỏ kỳ nghỉ phép để khắc phục hậu quả công việc, kể cả khi công ty sẽ có những chính sách ưu tiên cho họ. Bởi với kỳ nghỉ phép hiếm hoi của mình, nhân viên đã lên kế hoạch kỹ càng, chuẩn bị mọi thứ chu đáo để tận hưởng khoảng thời gian đó bên gia đình. Vậy nên, một thông báo yêu cầu hủy kỳ phép sẽ làm lỡ dở những dự định của nhân viên, khiến họ cảm thấy hụt hẫng, thất vọng và chán nản. Thậm chí, điều đó còn làm nảy sinh tư tưởng bất mãn, chống đối với nhà quản lý và công ty. Như vậy, nhân viên sẽ không còn sự tâm huyết và phấn đấu trong công việc.

? Xem thêm: Làm thế nào để trở thành một leader giỏi?

Yêu cầu nhân viên tăng ca liên tục

Hiện nay, thời gian làm việc của nhân viên công ty là 8h/ ngày. Đó là khoảng thời gian hợp lý, đảm bảo được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho người lao động. Bởi ngoài những lúc làm việc, nhân viên còn cần thời gian chăm lo cho cuộc sống cá nhân.

Đừng yêu cầu nhân viên của bạn tăng ca quá nhiều

Tuy nhiên, vào những mùa cao điểm với nhiều dự án, hợp đồng, nhà quản lý có thể yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Dẫu vậy, việc “lạm dụng” nhân viên với yêu cầu tăng ca liên tục là điều mà một quản lý có tâm, có tầm không nên làm. Đừng “bắt ép” nhân viên tăng ca cả tuần, thậm chí cả ngày nghỉ cuối tuần.

Tại sao lại nói như vậy?

Lý do là bởi, tần suất làm thêm dày đặc sẽ khiến nhân viên mất kiểm soát trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Hơn nữa, điều đó còn khiến sức khỏe nhân viên suy nhược. Như vậy, hiệu suất công việc sẽ không được đảm bảo. Và khi nhân viên cảm thấy bản thân bị “vắt kiệt” sức lao động thì họ sẽ có xu hướng tìm kiếm một môi trường việc làm khác phù hợp, bớt áp lực hơn.

Chính vì thế, những nhà quản lý cần cân đối thời gian tăng ca cho nhân viên và trả một mức lương ngoài giờ hợp lý. Chỉ có như vậy, nhân viên sẽ cống hiến hết mình cho công ty với tình trạng tinh thần và sức khỏe thoải mái.

Yêu cầu nhân viên làm điều nhà quản lý không làm

Mặc dù vị trí quản lý có quyền yêu cầu nhân viên làm việc. Tuy nhiên việc bắt nhân viên làm những điều mà chính quản lý không muốn làm là điều không hợp lý. Thông thường, nếu muốn nhân viên noi gương và làm theo thì nhà quản lý phải là người tiên phong. Nếu không, sẽ làm nảy sinh sự bất mãn trong nhân viên.

Chẳng hạn, khi văn phòng làm việc xuất hiện giấy rác, nếu nhà quản lý tiên phòng dọn dẹp thì sẽ làm gương được cho nhân viên của mình. Và sau này, khi giao nhiệm vụ đó cho bất kỳ nhân viên nào thì họ cũng sẽ thoải mái thực hiện kể cả khi điều đó nằm ngoài phạm vi công việc.

? Xem thêm: Yếu tố nào giữ chân nhân viên?

Yêu cầu nhân viên gánh chịu hậu quả thay

Trong hoạt động của công ty, nhân viên sẽ làm việc dưới sự kiểm tra, giám sát của quản lý; mọi kế hoạch trước khi đi vào thực hiện đều đã nhận được sự phê duyệt từ cấp trên. Vậy nên, việc đổ lỗi cho nhân viên khi có thất bại xảy đến là điều không nên. Một nhà quản lý giỏi, chuyên nghiệp sẽ không bao giờ để nhân viên “đứng mũi chịu sào” – gánh chịu hậu quả thay mình. Mặc dù, công việc là do nhân viên phụ trách; nhưng nhà quản lý là người ra chỉ thị triển khai và có trách nhiệm kiểm tra tiến độ. Vì thế, khi có sai sót người quản lý cần đứng ra nhận lỗi trước tiên. Nếu không, quản lý sẽ mất đi sự tôn trọng của nhân viên và chắc hẳn, việc điều hành công việc sau này sẽ rất khó khăn.

Yêu cầu nhân viên làm việc khi ốm nặng

Khi tình trạng sức khỏe không đảm bảo, thì dù công việc có gấp rút đến mấy, nhà quản lý cũng không nên yêu cầu nhân viên phải tiếp tục làm việc. Bởi trong tình huống như vậy, nhân viên cần được nghỉ ngơi để lấy lại trạng thái sức khỏe, tinh thần tốt nhất. Cho nên, dù được yêu cầu làm việc thì chắc chắn hiệu suất sẽ giảm sút nghiêm trọng bởi họ đang không đủ tỉnh táo, minh mẫn để tư duy và xử lý vấn đề. Thậm chí, làm việc trong tình trạng như vậy có thể khiến nhân viên đó rơi vào tình trạng nguy hiểm hoặc làm lây bệnh trong công ty.

Một người quản lý có tâm sẽ không yêu cầu nhân viên làm việc khi ốm

Thay vào đó, nhà quản lý cần bàn giao lại công việc cho người có đủ nghiệp vụ chuyên môn thực hiện. Và cần gửi lời hỏi thăm chân thành tới nhân viên bị ốm để họ cảm thấy được đồng cảm và có nhiều động lực cống hiến hơn trong thời gian sắp tới.

Yêu cầu nhân viên chịu đựng những đối tác thô lỗ

Trong quá trình làm việc, gặp phải những đối tác khó tính là điều không tránh khỏi. Nhà quản lý sẽ luôn khuyến khích nhân viên cần phải bình tĩnh, kiên nhẫn và hợp tác tốt với họ.

Nhưng khi nhân viên của bạn phải đối mặt với một đối tác phân biệt giới tính hoặc cố tình quấy rối họ thì bạn không thể yêu cầu nhân viên phải tiếp tục chịu đựng những điều đó. Bởi như vậy sẽ khiến nhân viên cảm thấy bị xúc phạm, bị áp bức về mặt tinh thần và tất nhiên, hiệu suất công việc sẽ không cao. 

Thay vì yêu cầu nhân viên chịu đựng, nhà quản lý có thể thay nhân viên làm việc để giữ cho mối quan hệ hợp tác không bị phá hỏng. Bởi với vị thế là một nhà quản lý, chắc hẳn đối tác sẽ có sự kiêng nể nhất định. Bên cạnh đó, bạn có thể báo cáo tình huống này lên cấp trên của mình và cấp trên của đối phương, đảm bảo không có những sự việc tương tự xảy ra trong tương lai.

? Xem thêm: Thu hút và giữ chân nhân tài – Điều doanh nghiệp nên biết!

Yêu cầu nhân viên quyên góp quỹ từ thiện

Từ thiện là một nghĩa cử cao đẹp trong cuộc sống mà ai cũng nên làm. Tuy nhiên, làm từ thiện hay không là ở sự lựa chọn của mỗi người. Bởi vậy, đừng yêu cầu tất cả nhân viên đều phải đóng góp một khoản tiền cố định vào dự án từ thiện nào đó dưới danh nghĩa công ty. Và nhà quản lý cũng không được để nội bộ công ty có tình trạng bàn tán, phán xét về những nhân viên không “tự nguyện” tham gia từ thiện.

Không đóng góp tiền bạc ở trường hợp này không đồng nghĩa với việc họ không có lòng thương người. Có thể những nhân viên đó vẫn luôn góp sức trong các hoạt động giúp đỡ những hoàn cảnh còn khó khăn như: chăm sóc các trẻ em, cụ già có hoàn cảnh neo đơn; ủng hộ quần áo, sách vở;…

Kết luận

Trên đây là 7 điều nhà quản lý tuyệt đối không nên yêu cầu nhân viên làm. Bạn hãy ghi nhớ và tránh phạm phải những sai lầm này nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: