Sự nghiệp là mục tiêu quan trọng của cuộc đời. Mỗi người có những mục tiêu sự nghiệp khác nhau nhưng giai đoạn khó khăn, khủng hoảng thì không ai là không trải qua. Có người vừa ra trường đã tìm được việc làm phù hợp và gắn bó suốt đời, có người lại phải trải qua vài lần tìm việc. Có người 50 tuổi về hưu, có người 70 tuổi mới bắt đầu.
Trên mỗi chặng đường sự nghiệp, sẽ luôn có những đoạn gấp khúc, nó có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn và bất lực, nếu bạn đang rơi vào một trong những giai đoạn khủng hoảng sự nghiệp thì tôi tin rằng lời khuyên dưới đây sẽ có ích cho bạn.
1. Giai đoạn mới tốt nghiệp
Đây là giai đoạn khủng hoảng đầu đời vì bạn phải đối diện với một thực tế trái ngược hoàn toàn với những gì bạn nghĩ. Bạn rời khỏi ghế nhà trường với biết bao nhiêu hoài bão, mơ ước được làm giàu và khẳng định bản thân nhưng xin việc làm hoàn toàn không dễ như bạn nghĩ, bạn mãi không xin được một công việc dù CV rất đẹp, thậm chí nhiều bạn rơi vào cảnh thất nghiệp hàng năm trời.
Lời khuyên của những người từng trải qua giai đoạn này là hãy cứ kiên nhẫn và đừng quá “kén chọn”. Sai lầm của phần lớn sinh viên mới ra trường là ảo tưởng vào sức mạnh bản thân nên chỉ tập trung vào những công ty lớn, những vị trí cạnh tranh cao nhưng trình độ và kinh nghiệm lại chưa đủ đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng. Vì vậy hãy biết rõ thế mạnh của bản thân và nộp CV với những việc làm vừa sức, dù ở môi trường nào thì cũng không thiếu đất để một tân sinh viên học hỏi.
2. Năm đầu tiên đi làm
Năm đầu tiên đi làm là giai đoạn quan trọng để bạn có thể học hỏi không chỉ kiến thức mà cả những kỹ năng xã hội. Bất kỳ ai trải qua giai đoạn này rồi cũng có sẽ gặt hái được những bước trưởng thành nhất định. Có nhiều người tiếp tục gắn bó nhưng không ít người chuyển việc sau 1 năm gắn bó hoặc sớm hơn, vì nhiều lý do như công việc không phù hợp, lương thấp,…
Nếu bạn cảm thấy không phù hợp thì lời khuyên là bạn nên chuyển việc, đừng đặt nặng vấn đề lương ở giai đoạn này và dù có gắn bó lâu dài hay không cũng hãy cống hiến và học hỏi hết mình. Tỷ phú Jack Ma từng nói: “25 tuổi bạn vẫn có thể sai lầm” cơ mà. Trong quá trình này, việc học cách xử lý khủng hoảng khi thực tập cũng rất quan trọng, vì nó giúp bạn phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và làm việc dưới áp lực.
3. Sau 3 năm làm việc
Đây là thời điểm bạn đã trưởng thành, có vốn sống và kinh nghiệm. Giai đoạn này có thể coi là mấu chốt trên chặng đường sự nghiệp của bạn vì đó là lúc bạn cần xác định rõ mục tiêu sự nghiệp của bản thân, định hướng nghề nghiệp mà mình muốn theo đuổi đồng thời dùng kinh nghiệm tích lũy từ những việc làm trước để phát triển công việc hiện tại.
Khi đã xác định được mục tiêu, bạn hãy tập trung để làm tốt nhất, tham gia các khóa học nâng cao trình độ hoặc mở rộng mối quan hệ với những người bạn trong cùng lĩnh vực sẽ giúp bạn học hỏi được rất nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng trong giai đoạn này, nhiều người có thể trải qua khủng hoảng hiện sinh, điều này có thể làm bạn bối rối về mục tiêu và định hướng nghề nghiệp của mình.
4. Sau 5 năm làm việc
Bạn đã có thời gian gắn bó với công ty và công việc mà bạn đam mê, đây là cơ hội để bạn khẳng định bản thân. Những vị trí cao hơn chính là món quà cho nỗ lực không ngừng nghỉ của bạn. Hãy chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm của mình cho những người mới, cho đi là cách bạn nhận được nhiều hơn.
Thất bại là mẹ thành công, nếu không có những khó khăn thử thách thì chúng ta sẽ không thể trưởng thành được. Trong cuộc sống hay trong sự nghiệp, thay vì sợ hãi hãy đối diện với những khó khăn để vượt qua nó, những phần thưởng xứng đáng vẫn đang chờ bạn phía sau.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)