“Tại sao bạn thường xuyên nhảy việc?” – trả lời như thế nào cho khéo?

4.5/5 - (1 vote)

Nhảy việc liên tục trong thời gian ngắn chắc chắn là điều chúng ta không hề mong muốn. Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn tìm kiếm được một môi trường tốt, gắn bó lâu dài ngay sau khi tốt nghiệp. Đôi khi, vì nhiều lý do từ chủ quan đến khách quan khiến chúng ta phải đưa ra lựa chọn rời đi. Vậy nếu nhà tuyển dụng hỏi “tại sao bạn thường xuyên nhảy việc?”, bạn sẽ đưa ra câu trả lời như thế nào? Nếu còn hoang mang, lo lắng chưa biết cách ứng xử trong trường hợp này, hãy tham khảo bí quyết JobsGO chia sẻ dưới đây bạn nhé.

Nhà tuyển dụng hiểu “nhảy việc thường xuyên” ra sao?

Trước khi tìm hiểu, khám phá về cách trả lời câu hỏi phỏng vấn này, chúng ta sẽ cần thống nhất về định nghĩa “nhảy việc thường xuyên”.

Nhà tuyển dụng hiểu “nhảy việc thường xuyên” ra sao?

Thực tế, mỗi nhà tuyển dụng sẽ có cách hiểu khác nhau. Có người sẽ nghĩ theo hướng tiêu cực là ứng viên này không đủ năng lực nên bị cho nghỉ; không đủ kiên nhẫn để cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn trong công việc hay do những xích mích, mâu thuẫn với cấp trên, đồng nghiệp,… Cũng có những người sẽ xem chuyện nhảy việc thường xuyên là một dấu hiệu tích cực, thể hiện ứng viên là người tài giỏi, cần tìm kiếm một môi trường chuyên nghiệp, xứng đáng, đáp ứng được những tiêu chí trong phát triển sự nghiệp,… Tuy nhiên, tỷ lệ nhà tuyển dụng hiểu theo hướng tích cực này là khá ít.

Đứng trước một ứng viên thường xuyên nhảy việc, các nhà tuyển dụng đều có sự đắn đo, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Họ sẽ dựa vào các mốc thời gian chuyển việc của ứng viên mà suy nghĩ, đánh giá. Nếu một ứng viên chuyển đến 3 – 4 công việc chỉ trong 2 – 3 tháng, phần lớn vấn đề nằm ở ứng viên này. Còn nếu các mốc thời gian nhảy việc xa hơn (khoảng 3 – 4 tháng cho 1 công việc) thì cũng có thể vấn đề nằm ở phía doanh nghiệp.

Dù nhà tuyển dụng có cái nhìn khắt khe hay thoải mái, một ứng viên thường xuyên nhảy việc chắc chắn cũng sẽ không dễ dàng thuyết phục được họ. Vậy làm sao để chinh phục vị trí việc làm, theo đuổi mơ ước và tiếp tục hành trình phát triển sự nghiệp?

👉 Xem thêm: [Góc tuyển dụng] Có nên từ chối ứng viên hay nhảy việc không?

Trả lời câu hỏi “tại sao bạn thường xuyên nhảy việc?” như thế nào?

Khi ứng tuyển vào bất kỳ vị trí việc làm nào, bạn cũng sẽ phải trải qua các vòng hồ sơ, phỏng vấn, thậm chí là cả làm bài test. Là một người có “lịch sử” thường xuyên nhảy việc, bạn sẽ trả lời như thế nào nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi về vấn đề này? Dưới đây là gợi ý cách trả lời phỏng vấn phù hợp cho bạn.

Trả lời câu hỏi “tại sao bạn thường xuyên nhảy việc?” như thế nào?

Hãy kể lại câu chuyện của bạn

Trước hết, bạn cần thật bình tĩnh, thành thật kể lại những câu chuyện mà mình gặp phải trong quá trình làm việc hay tìm việc. Tất nhiên, bạn sẽ không thể trình bày hiệu quả nếu không suy nghĩ trước về nó. Điều gì đã khiến bạn thay đổi công việc trong thời gian ngắn? Tốt nhất, bạn nên viết các câu trả lời ra giấy, suy nghĩ kỹ về chúng một cách riêng tư.

Với một người nhảy việc thường xuyên, chắc chắn sẽ có rất nhiều lý do khác nhau khiến bạn quyết định rời bỏ công việc. Tuy nhiên, bạn cũng nên lựa chọn những lý do đơn giản, hợp lý, dễ chấp nhận. Ví dụ, bạn có thể nói như sau:

“Tôi từng trúng tuyển vào một công ty startup trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất. Tôi rất thích môi trường làm việc này, nhưng thật tiếc, vì không đủ nguồn vốn nên công ty đã ngừng hoạt động.”

“Tại công ty A, tôi đã được làm việc với một đội ngũ tuyệt vời, giúp tôi trở nên chuyên nghiệp, phát triển hơn. Tuy nhiên, vào tháng 5, công ty mới chuyển địa điểm và tôi cảm thấy rất khó để tối ưu năng suất làm việc của mình bởi quãng đường đi làm quá xa.”

👉 Xem thêm: Có nên nhảy việc thường xuyên không? Lựa chọn nào là thông minh?

Hãy kể lại câu chuyện của bạn

Xem chuyện nhảy việc là một lợi thế

Như đã nói ở trên, nhảy việc thường xuyên chưa hẳn là xấu và một số nhà tuyển dụng cũng hiểu theo chiều hướng tích cực. Do đó, ngoài việc trung thực, minh bạch trong vấn đề giải thích lịch sử làm việc, bạn có thể biến “kinh nghiệm dày đặc” của mình thành lợi thế. 

Dù thời gian gắn bó với các công việc không dài, song bạn cũng sẽ vẫn có được những kinh nghiệm nhất định nếu biết học hỏi nhanh, có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt trong quá trình làm việc. Và khi nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi về vấn đề thường xuyên nhảy việc, ngoài giải thích lý do, bạn cũng có thể lồng ghép thêm điểm mạnh của mình như:

“Tôi cũng học được rất nhiều điều nhờ thực hiện nhiệm vụ quản lý lý các dự án quốc tế ở các khu vực khác nhau.”

“Tại công ty khởi nghiệp này, tôi đã khám phá ra các công cụ mới, xây dựng được kỹ năng để làm việc đa nhiệm nhờ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp.”

“Tại công ty B, tôi đánh giá cao sự phức tạp của việc xây dựng các mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Bởi tôi cũng đã trải qua toàn bộ quy trình làm việc, chu kỳ mua lại khách hàng nên giờ tôi có thể tạo ra đề xuất tốt hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn.”

Dù bạn đưa ra câu trả lời như thế nào, điều quan trọng cần lưu ý ở đây chính là mục tiêu làm nổi bật bản thân. Lịch sử, quá trình làm việc trước đó có thể không xuất sắc, song nếu bạn biết cách trả lời khéo léo, biến chúng thành lợi thế, giúp mình trở thành ứng viên hoàn hảo cho vị trí ứng tuyển, bạn chắc chắn sẽ có cơ hội được lựa chọn.

👉 Xem thêm: 5 dấu hiệu của người nhảy việc thường xuyên và những điều bạn cần làm!

Tạo sự tin tưởng với nhà tuyển dụng

Tạo sự tin tưởng với nhà tuyển dụng

Để thuyết phục được nhà tuyển dụng, bạn cũng cần tạo sự tin tưởng với họ. Bởi chắc chắn, nhà tuyển dụng sẽ có nhiều điều nghi ngờ trước một ứng viên thường xuyên nhảy việc. 

JobsGO sẽ bật mí cho bạn một cách đó là nêu lên những điểm tốt của công ty. Ví dụ như “tôi đã tìm hiểu về công ty trước đó và nhận thấy, đây là môi trường trẻ trung, năng động, rất phù hợp với tính cách, mong muốn của mình. Chính vì vậy, tôi hy vọng có cơ hội được làm việc, gắn bó lâu dài với công ty,…”.

Một trong những lý do trượt phỏng vấn nhiều lần là ứng viên chưa thể hiện rõ sự phù hợp của mình với văn hóa và mục tiêu của công ty, vì vậy việc nêu bật điểm tốt của công ty là vô cùng quan trọng.

“Tại sao bạn thường xuyên nhảy việc?” – chắc hẳn các bạn đã biết cách để ứng xử, trả lời câu hỏi này từ nhà tuyển dụng rồi phải không? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới, JobsGO sẽ giúp bạn giải đáp.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: