H là sinh viên mới ra trường chuyên ngành marketing, bạn nộp đơn ứng tuyển xin việc làm vị trí marketing cho một công ty start up về công nghệ, vị trí này đòi hỏi kinh nghiệm nhưng H thì hoàn toàn chưa có nhiều ngoài những công việc partime trước đó. Sau buổi phỏng vấn không được tốt như những ứng viên có kinh nghiệm khác. Ngay sau khi trở về nhà H đã gửi một thư cảm ơn tới nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó H còn nêu lên ý tưởng marketing cho sản phẩm mới của công ty cùng một bản thảo kế hoạch chi tiết dựa trên những trao đổi với nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn mà H có được. Và kết quả thật bất ngờ, H là ứng viên trúng tuyển.
Thực tế tất cả ứng viên đều chuẩn bị rất kỹ cho buổi phỏng vấn việc làm, từ kiến thức, trang phục đến cách trả lời các câu hỏi một cách thông minh, nhưng 99% các bạn lại không có “kế hoạch” gì gì sau khi kết thúc buổi phỏng vấn.
Việc bạn bị động chờ đợi chính là một sai lầm, câu chuyện xin việc của bạn H đã chứng minh rằng việc lập kế hoạch cho mọi tình huống bao giờ cũng tốt thậm chí có thể thay đổi hoàn toàn cục diện.
Chính vì vậy hãy lên kế hoạch cho buổi phỏng vấn việc làm ngay cả khi cuộc phỏng vấn kết thúc.
Đánh giá lại cuộc phỏng vấn
Nghiêm túc đánh giá lại cuộc phỏng vấn sẽ giúp bạn nhận ra những điểm yếu điểm mạnh của bản thân, câu trả lời nào được đánh giá cao và những câu trả lời nào bạn có thể trả lời tốt hơn, hãy ghi lại ra một cuốn sổ ghi chép. Nhờ đó bạn sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá cho những lần sau, “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” mà. Đặc biệt, hãy nhớ xem xét các câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng để thể hiện sự quan tâm và tìm hiểu thêm về công ty.
Gửi thư cảm ơn tới nhà tuyển dụng
Khi kết thúc buổi phỏng vấn, ngày hôm sau bên nên gửi một thư cảm ơn tới nhà tuyển dụng. Nội dung thư là lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng vì đã tạo cho bạn cơ hội phỏng vấn, ngoài ra, hãy nói về những mục tiêu của công ty và đưa ra những ý tưởng mới mà bạn có được sau khi trao đổi với nhà tuyển dụng. Việc làm này sẽ giúp nhà tuyển dụng ấn tượng và đánh giá bạn rất cao.
Bạn có thể gửi email hoặc nếu ứng tuyển qua app tuyển dụng có tính năng chat trực tiếp với nhà tuyển dụng, như JobsGO thì bạn có thể nhắn tin cảm ơn thông qua app.
Liên hệ với nhà tuyển dụng
Thường thì các tuyển dụng sẽ mất từ 10 đến 20 ngày để xem xét hồ sơ và đánh giá ứng viên sau khi phỏng vấn. Sau thời gian này bạn sẽ nhận được thông báo bạn trúng tuyển hay là không. Tuy nhiên sẽ có những công ty không thông báo tới ứng viên không đạt yêu cầu, trong trường hợp phải chờ đợi quá lâu cách tốt nhất là bạn hãy gọi điện trực tiếp tới nhà tuyển dụng. Bạn có thể hỏi về kết quả phỏng vấn và lý do công ty không lựa chọn bạn. Việc làm này không chỉ giúp bạn giải tỏa những thắc mắc mà còn mang lại những bài học kinh nghiệm cho những lần sau.
Chuẩn bị tinh thần đối diện với thất bại
Không nhiều người làm một công việc đến hết đời, thường thì chúng ta sẽ đổi việc và trải qua nhiều lần phỏng vấn. Do đó, thất bại là điều không thể tránh khỏi, nhất là với những bạn sinh viên mới ra trường. Nhà tuyển dụng có nhiều tiêu chí để lựa chọn ứng viên phù hợp và không thành công không có nghĩa là bạn không có năng lực. Thất bại chính là bài học quý giá giúp chúng ta trưởng thành hơn. Để giảm thiểu thất bại, hãy tham khảo list những điều nên và không nên khi phỏng vấn xin việc để chuẩn bị tốt hơn cho những cơ hội tiếp theo.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)