OT chắc chắn là một thuật ngữ không hề xa lạ gì đối với những ai đi làm tại các tổ chức, doanh nghiệp, thậm chí đây là một cụm từ khá hot trên các diễn đàn mạng xã hội. Thế nhưng, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về thuật ngữ này. Vậy“OT là gì? Cách tính tiền lương overtime cho nhân viên như thế nào?”, hãy cùng JobsGO tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Mục lục
Khái niệm OT là gì?
OT là gì? OT là từ viết tắt của Over time có nghĩa là làm thêm giờ. Ngoài thời gian làm việc hành chính theo quy định, thời gian người lao động phải làm thêm giờ tại công ty gọi là over time hay còn được hiểu theo một cách đơn giản là tăng ca.
Overtime (OT) là một tình trạng khá phổ biến hiện nay tại các tổ chức doanh nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Bởi lẽ khi một tổ chức, doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu KPI đòi hỏi nhân viên phải OT liên tục để hoàn thành công việc đúng tiến độ công việc được giao. Một sự thật là dù bạn làm ở bất cứ lĩnh vực nào thì OT là tình trạng không thể tránh khỏi.
👉 Xem thêm: Áp lực công việc là gì? Nên vượt qua hay “sống chung” với áp lực?
Quy định về thời gian OT
Thời gian làm việc OT có thể bắt buộc hoặc tự nguyện nhưng chúng vẫn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Dưới đây là một số quy định về thời gian tăng ca theo Luật Lao Động Việt Nam hiện nay.
- Thời gian quy định làm việc của người lao động là 8 tiếng/ngày và không được quá 48 tiếng/tuần. Tuy nhiên, đối với những ngành nghề như nhà hàng, khách sạn bắt buộc phải làm việc theo ca, mỗi ca không được quá 10 tiếng/ngày.
- Thời gian làm việc ca đêm được tình từ 10h đêm hôm trước đến 6h sáng hôm sau.
- Đối với thời gian làm việc thêm giờ, người lao động không được làm quá 50% số giờ làm việc trong ngày. Ví dụ: Nhân viên làm việc 8 tiếng/ngày sẽ không được OT quá 4 tiếng trong ngày đó.
- Khi làm việc Overtime, người lao động có thể được sắp xếp thời gian để nghỉ bù dựa vào số giờ tăng ca. Tuy nhiên, nếu nhân sự quyết định không nghỉ bù, thời gian tăng ca sẽ được tính vào lương làm thêm ngoài giờ hành chính.
Cách tính lương OT thế nào?
Cách tính lương làm việc Overtime cho nhân viên (Theo điều 98, Bộ luật 45/2019/QH14 Luật Lao Động) đối với tất cả cả các tổ chức, doanh nghiệp như sau:
TH1: Tiền lương OT khi làm việc ban ngày
Đối với ngày bình thường
Tiền lương OT = Tiền lương giờ thực trả x 150% x Số giờ OT |
Ví dụ: Anh Bình có mức lương 10 triệu/tháng, làm việc 8 tiếng/ngày và 25 ngày/tháng. Tiền lương 1 giờ sẽ là (10.000.000: 25): 8 = 50.000 VNĐ.
Số giờ làm thêm là 8 tiếng/tháng => tiền lương làm thêm giờ vào ngày thường sẽ là (50.000 x 150%) x 8 = 600.000 VNĐ.
Đối với ngày nghỉ, lễ tết
Tiền lương OT= Tiền lương giờ thực trả x 300% x số giờ OT |
Ví dụ: Anh Bình sẽ có mức lương OT vào các ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của nhà nước là (50.000 x 300%) x 8 = 1.200.00 VNĐ.
Đối với ngày nghỉ cuối tuần
Tiền lương OT = Tiền lương thực trả x 200% x số giờ OT |
TH2: Tiền lương OT khi làm thêm vào ban đêm
Lương OT sẽ được tính = [Tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 150/200/300% (tùy theo từng doanh nghiệp) + Tiền lương giờ thực trả ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 30% + 20% x tiền lương giờ tương ứng của ban ngày] x số giờ làm thêm vào ban đêm.
👉 Xem thêm:Quản lý thời gian – làm thế nào để không trễ deadline?
Thời gian OT của nhân viên nhà hàng – khách sạn
Trong ngành nhà hàng, khách sạn, thời gian OT không cố định mà biến đổi tùy thuộc vào thời điểm. Chẳng hạn, vào các mùa cao điểm như mùa lễ Tết, mùa cưới…, các vị trí như phục vụ bàn, bếp, lễ tân… phải thường xuyên tăng ca để đảm bảo nhân sự. Thậm chí là nhân viên có thể được yêu cầu OT đột xuất trong nhiều trường hợp, nhằm giúp cho hoạt động của nhà hàng – khách sạn được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Nhưng nhìn chung, nó vẫn phải tuân theo những điều kiện về thời gian OT đã được Luật lao động quy định.
OT và những nguy hiểm khôn lường
Vậy những nguy hiểm khôn lường của OT là gì? Tham khảo ngay trong nội dung sau đây:
Mệt mỏi, căng thẳng
Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng là một trong những hệ quả dễ nhận thấy nhất khi bạn liên tục tăng ca trong nhiều giờ. Sức khỏe bạn sẽ trở nên suy nhược, làm việc gì cũng cảm thấy uể oải, không có sức. Cùng với đó là sự giảm sút về tinh thần. Bạn lúc nào cũng cáu kỉnh, khó chịu với mọi thứ xung quanh, không thể tập trung vào công việc.
Hiểm nguy “rình rập”
Khi bạn tăng ca với một cường độ lớn, sự suy nhược về cả thể chất lẫn tinh chất có thể khiến bạn ngất xỉu bất cứ lúc nào, thậm chí là khi tham gia giao thông. Từ đó, dẫn đến những tai nạn không mong muốn.
Bỏ lỡ các giá trị khác trong cuộc sống
Bên cạnh đó, nếu bạn chỉ “liều mình” tăng ca, bạn sẽ vô tình bỏ lỡ những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống của bạn. Ngoài công việc, bạn vẫn còn bạn bè, gia đình hay tình yêu… Vậy nên, hãy cân bằng mọi thứ để cuộc sống bạn trở nên nhiều màu sắc và ý nghĩa hơn.
Bệnh tật
Đặc biệt, khi OT liên tục trong một khoảng thời gian dài có thẻ khiến cơ thể bạn mắc phải nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, hệ thần kinh, dạ dày… Chính vì thế, đừng để OT hủy hoại bạn nhé!
👉 Xem thêm: [QUY ĐỊNH] Cách tính lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ mới nhất 2022
Mong rằng với những chia sẻ trên của JobsGO đã giúp bạn giải đáp thắc mắc OT là gì? và cách tính tiền lương cho nhân viên hiện nay. Qua đó, các bạn hãy biết cách sắp xếp thời gian làm việc thật hiệu quả nhất để chinh phục mọi deadline được giao nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)