Nông nghiệp gồm những ngành nào? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp

Đánh giá post

Việt Nam là quốc gia có nền nông nghiệp ổn định và nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Vì vậy, nếu có đam mê với ngành nông nghiệp, bạn đừng chần chừ mà hãy lựa chọn và đón đầu những xu hướng việc làm hot. Nhưng trước hết, chúng ta cần biết nông nghiệp gồm những ngành nào? Đâu là nghề dễ xin việc trong tương lai?

Nông nghiệp gồm những ngành nào? Top các ngành nghề dễ xin việc trong tương lai

1. Khái quát chung về nông nghiệp

Nông nghiệp là các ngành sản xuất cơ bản gồm các hoạt động phổ biến như sử dụng đất đai để trồng trọt, chăn nuôi; khai thác cây trồng tạo,… Không chỉ là ngành quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nước nhà, nông nghiệp còn có mối quan hệ mật thiết với nhiều ngành, lĩnh vực khác.

Tại Việt Nam, nông nghiệp được đánh giá là có tiềm năng tạo đà đi lên nhanh chóng và khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Với lợi thế nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn và khí hậu thuận lợi, Việt Nam tận dụng tối đa và phát triển hai loại hình chính:

  • Nông nghiệp thuần nông: Là lĩnh vực sản xuất đầu ra phục vụ chủ yếu cho chính nhu cầu thiết yếu của gia đình người nông dân. Đây là loại hình nông nghiệp không có sự cơ giới hóa.
  • Nông nghiệp chuyên sâu: Là ngành nông nghiệp được chuyên môn hóa và ứng dụng máy móc ở tất cả các khâu từ đơn giản đến phức tạp nhất với thành phẩm phục vụ thương mại, xuất khẩu.
Khái quát chung về nông nghiệp

2. Nông nghiệp gồm những ngành nào?

Nông nghiệp gồm một 3 nhóm ngành chính là khoa học cây trồng, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Mỗi ngành mang đặc điểm, ưu thế riêng nhưng nhìn chung đều đóng góp lợi ích cho sự phát triển kinh tế nước nhà.

2.1 Khoa học cây trồng

Khoa học cây trồng là ngành học trong đào tạo chung về cách quản lý cây trồng, cây ăn quả,…; các kỹ thuật nhân giống và kỹ thuật cây trồng. Ngoài ra, khoa học cây trồng cũng cung cấp kiến thức về nhận diện, phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, bệnh hại. Mục đích cuối cùng của ngành học là chỉ định cây ra hoa, quả theo ý muốn và đạt năng suất cao nhất.

Khoa học cây trồng

2.2 Chăn nuôi

Chăn nuôi là ngành học chuyên sâu về nguyên lý của quá trình sinh học nuôi dưỡng và bảo vệ vật nuôi. Ngoài ra, chăn nuôi hiện đại cũng đặc biệt chú trọng công nghệ sản xuất, khả năng tự nghiên cứu, quản lý cơ sở sản xuất, quản lý nghề thú y, chăn nuôi.

2.3 Nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản tập là ngành nông nghiệp trung về định danh, phân loại đặc điểm sinh học, vòng đời, môi trường sống,… của thực vật thủy sản. Mục tiêu hàng đầu của ngành học là đào tạo đội ngũ nhân sự am hiểu nhu cầu dinh dưỡng, cách chế biến thức ăn thủy sản, quản lý sức khỏe vật nuôi,…

Nuôi trồng thủy sản

3. Ngành nông nghiệp thi khối gì?

Nông nghiệp là một trong những ngành học sở hữu khối thi tương đối đa dạng. Vì vậy, chỉ cần có đam mê với nông nghiệp, bạn có thể lựa chọn thi tuyển theo các khối là thế mạnh bản thân như:

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • Khối A02 (Toán, Vật lý , Sinh học)
  • Khối A09 (Toán, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • Khối A11 (Toán, Hóa học, Giáo dục công dân)
  • Khối B03 (Toán, Sinh học, Văn)
  • Khối C13 (Văn, Sinh học, Địa)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • Khối D08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh)
  • Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

4. Ngành nông nghiệp học gì?

Khoa học kỹ thuật phát triển kéo theo xu hướng hiện đại hóa nông nghiệp tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Để giúp sinh viên được tiếp cận với các kiến thức liên ngành trên nhiều lĩnh vực, chương trình đào tạo cử nhân nông nghiệp thay đổi, cập nhật không ngừng nghỉ. Cụ thể, sinh viên ngành học này không chỉ được tiếp cận với các kiến thức sinh học, nông nghiệp mà cả khoa học môi trường, hóa học, kinh tế,… thông qua các bộ môn:

  • Nghiên cứu sinh học
  • Môi trường tự nhiên
  • Sản xuất nông nghiệp
  • Khoa học nông nghiệp
  • Kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi
  • Công nghệ di truyền

Sau khi hoàn thành, bạn tiếp tục được lựa chọn các nhóm ngành/môn học theo thế mạnh để cá nhân hóa bằng cấp và tập trung nghiên cứu sâu hơn. Phạm vi và các kết hợp những mảng này phụ thuộc vào chương trình giảng dạy từng trường như:

  • Khóa học nông nghiệp tập trung cung cấp kiến thức ở môi trường quốc tế bao gồm nhiều chủ đề như kinh tế dựa trên sinh học, tính bền vững trên quy mô toàn cầu,…
  • Phương pháp nông nghiệp đang được áp dụng tại một quốc gia, khu vực cụ thể như canh tác nông nghiệp, chăm sóc động vật, thực tiễn bền vững,…
Ngành nông nghiệp học gì?

5. Trường đào tạo ngành nông nghiệp

Cùng tiềm năng phát triển về nông nghiệp, Việt Nam hiện nay sở hữu 4 trường đạt chuẩn ngành nông nghiệp bao gồm:

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Nông lâm Huế
  • Đại học Cần Thơ

Chất lượng đào tạo các ngành học này tốt và cung cấp cho người học những kiến thức quan trọng phục vụ cho công việc sau này. Tuy nhiên, nếu muốn du học quốc tế để tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại,… bạn có thể lựa chọn một số quốc gia như Mỹ, Anh, Hà Lan, Úc, Nhật Bản,…

6. Top các ngành nghề nông nghiệp dễ xin việc trong tương lai

Nông nghiệp là ngành học rộng, có tiềm năng phát triển trong tương lai. Nhưng để có được những công việc thực sự chất lượng, bạn cần có sự nghiên cứu và định hướng chuẩn ngay từ đầu. Dưới đây là một số ngành nghề nông nghiệp dễ xin việc trong tương lai, bạn có thể tham khảo:

Top các ngành nghề nông nghiệp dễ xin việc trong tương lai

6.1 Bảo vệ thực vật

Bảo vệ thực vật là ngành đào tạo đội ngũ kỹ thuật có trình độ, tư tưởng, vững vàng và quan trọng hơn hết là kiến thức chuyên sâu. Tất cả sinh viên đủ điều kiện sẽ có cơ hội hợp tác, tham gia các công việc ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, tạp lập công việc bảo vệ thực vật,…

6.2 Bệnh học thủy sản

Bệnh học thủy sản là ngành đào tạo kỹ sư có kỹ năng xét nghiệm, chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh ở thủy sản. Ngoài chương trình đào tạo chung, sinh viên cũng được học, tham gia nghiên cứu, quản lý, vận hành cơ sở sản xuất cũng như kinh doanh thủy sản,… gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai.

Bệnh học thủy sản

6.3 Chăn nuôi

Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng cùng kiến thức về chăn nuôi động vật là mục tiêu chính của ngành chăn nuôi. Theo đuổi ngành học này, sinh viên cũng được rèn luyện thái độ lao động, quản lý, tự tạo lập sản xuất để phù hợp với nhiều môi trường làm việc sau này.

6.4 Khuyến nông

Nhu cầu cán bộ khuyến nông với phẩm chất đạo đức, chính trị có khả năng tại các thành phần kinh tế, các tổ chức, đoàn thể tại Việt Nam chưa bao giờ có dấu hiệu chững lại. Đặc biệt là trong giai đoạn ngành nông nghiệp đang có những bước chuyển mình tương đối tích cực.

Khuyến nông

6.5 Lâm nghiệp

Lâm nghiệp đào tạo cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp về lâm nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, bạn có hàng loạt lựa chọn khác nhau như nghiên cứu chuyên sâu, tham gia chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện công tác nhân giống cây trồng, quy hoạch rừng,…

6.6 Lâm sinh

Lâm sinh có nhiều điểm tương đồng so với lâm nghiệp. Với kiến thức lý thuyết và thực hành song song, sinh viên lâm sinh có cơ hội tham gia vào nhiều doanh nghiệp, các cơ quan quản lý lâm nghiệp hàng đầu trung ương và địa phương.

6.7 Nuôi trồng thủy sản

Với trình độ đại học có lập trường chính trị-tư tưởng vững vàng, có kiến thức cơ bản vững chắc sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên ngành chăn nuôi thủy sản dễ dàng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp. Ngoài ra, khi tự tin về kỹ năng của bản thân, bạn cũng có thể tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong ngành nuôi trồng thủy sản.

7. Tố chất cần có để học ngành nông nghiệp

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, ngành nông nghiệp cũng cần sinh viên có kỹ năng và những tố chất như:

  • Nhanh nhạy, khả năng nắm bắt vấn đề tốt, đặc biệt là các môn hóa học, sinh học,…
  • Có đam mê và muốn tìm hiểu, khám phá các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản,…
  • Khả năng ghi nhớ, nhận biết các loài động vật, thực vật, sinh vật,… khác nhau.
  • Xác định chính xác thế mạnh của bản thân để phát triển chuyên sâu một ngành, lĩnh vực phục vụ công việc sau này.

Nông nghiệp có thể là ngành học lạ lẫm và khô khan với nhiều bạn trẻ. Nhưng đây là ngành học tiềm năng và thú vị nếu bạn thực sự có đam mê. Hy vọng sau khi trả lời được câu hỏi nông nghiệp gồm những ngành nào, bạn càng thêm yêu và kiên định với mục tiêu đã lựa chọn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: