Nói dối khi phỏng vấn xin việc? Nên nói gì và không nên nói gì?

Đánh giá post

Nói dối trong một buổi phỏng vấn xin việc chưa bao giờ là ý tưởng hay. Chúng ta biết điều đó. Nhưng bạn có biết không, theo một nghiên cứu khoa học, tất cả mọi người đều nói dối khi trao đổi với nhà tuyển dụng.

100% ứng viên nói dối khi tham gia phỏng vấn xin việc

Nghiên cứu của Đại học Guelph được đăng tải trên Journal of Personnel Psychology cho thấy 100% ứng viên không nói thật. Các nhà nghiên cứu không ngạc nhiên lắm về kết quả này vì tính chất độc đáo của các cuộc phỏng vấn xin việc. 

Jordan Ho, tác giả chính của nghiên cứu và là một Tiến sĩ về Tâm lý học tổ chức và công nghiệp tại Đại học Guelph cho biết: “Tôi nghĩ, theo bản năng, sự lừa dối có vẻ rất hấp dẫn”.

Jordan Ho nói thêm, một lời nói dối đơn giản trong một cuộc phỏng vấn xin việc thậm chí không được coi là sai trái. Nhiều người coi đó là một chiến lược để có một buổi phỏng vấn thành công và deal được mức lương cao hơn.

? Xem thêm: Kinh nghiệm deal lương: 10 tips giúp bạn đạt được mức lương mong muốn

Những gì thường được nói dối trong một buổi phỏng vấn

Joshua Zuchter, một Life Coach tại Toronto, cho biết: nói dối không được khuyến khích. Nhưng kết quả nghiên cứu hoàn toàn dễ hiểu. Nói dối trong một cuộc phỏng vấn xin việc có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau, bao gồm các thông tin về:

  • Mức lương
  • Lý do tìm kiếm một công việc mới
  • Sở thích
  • Kinh nghiệm làm việc

Zuchter nói thêm rằng nhu cầu việc làm càng cao thì ứng viên càng sẵn sàng nói dối nhiều hơn.

“Nếu ai đó đã mất việc trong tám tháng hoặc một năm, tôi nghĩ rằng tại thời điểm đó, họ bắt đầu cảm thấy bất an hơn một chút,” anh nói. “Vì vậy, họ có thể cảm thấy họ phải “bẻ cong sự thật” để có được vị trí đó.”

Zuchter nói rằng bạn sẽ không cần phải nói dối bất cứ điều gì nếu bạn tự tin vào bản thân khi bước vào cuộc phỏng vấn. 

“Lý do duy nhất khiến các cá nhân muốn bẻ cong sự thật là vì họ sợ mình sẽ không được tuyển dụng,” anh nói thêm.

Thay vì sa đà vào sự lừa dối, Zuchter khuyên bạn nên chuẩn bị trước cho cuộc phỏng vấn. Điều đó có nghĩa là biết công ty và thực hành các câu trả lời cho một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến, chẳng hạn như điểm mạnh và điểm yếu của bạn.

? Xem thêm: “Bỏ bùa” nhà tuyển dụng với 7 cụm từ “mạnh mẽ” này!

Nên nói dối điều gì và không nên nói dối điều gì?

Sau khi đọc được nghiên cứu này, tôi đã thực hiện một khảo sát nhanh về việc nói dối trong các cuộc phỏng vấn.

Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng, không nên nói dối về kinh nghiệm và kỹ năng. Vì nhà tuyển dụng đủ kiến thức để phát hiện sai sót trong lời nói của bạn. Thay vì nói về những thứ bạn không biết, bạn có thể nói “quá” một chút về những thứ bạn thực sự hiểu.

Ngoài ra, cộng đồng mạng cũng nói thêm rằng, có một vài điều bạn nên nói dối. Theo đó, bạn có thể không nói thật về:

  • Lý do bạn nghỉ việc: Thay vì nói xấu đồng nghiệp cũ hay sếp cũ, bạn có thể trả lời một cách khôn khéo rằng bạn muốn làm việc ở một môi trường cạnh tranh hơn, thử thách hơn để có thể phát triển những kĩ năng chuyên môn một cách toàn diện hơn.
  • Sở thích: Việc nói rằng bạn sẵn sàng dành cả cuối tuần để “cày” Netflix hay lướt Facebook đến tận sáng có thể khiến bạn “mất điểm” trong buổi phỏng vấn.
  • Điểm yếu của bạn: Với câu hỏi về điểm yếu, nhà tuyển dụng đang tìm hiểu cách bạn giải quyết những thiếu sót. Khi nhận được câu hỏi này, thay vì nói rằng “tôi khó tập trung/ tôi không thành thạo việc sử dụng máy tính/…”, bạn có thể nói về một điểm yếu nhỏ không ảnh hưởng đến khả năng thực hiện công việc của bạn.

Một số người khác nói rằng: thà nói không biết từ đầu để được nhận đào tạo, còn hơn là nói biết làm nhưng sau đó không làm được việc.

? Xem thêm: Để buổi phỏng vấn thành công, đừng quên 5 điều cơ bản sau

Bạn nghĩ sao về việc nói dối khi đi phỏng vấn? Hãy cho chúng tôi biết thêm nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: