Hiện nay nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là rất rộng mở. Từ ngân hàng tới hàng không, từ viễn thông tới kinh doanh, và ngay cả trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, ở đâu ứng dụng của CNTT cũng vô cùng quan trọng. Vì vậy, để vận hành, phát triển các hệ thống thông tin, các ứng dụng công nghệ đòi hỏi phải một nguồn nhân lực rất lớn. Và do đó, dù các ngành khác có thể hết “hot” theo từng giai đoạn nhưng ngành với ngành CNTT, nhu cầu tuyển dụng là ngày một tăng cao.
Mục lục
Ngành công nghệ thông tin đang “khát” nhân lực
Thực tế cho thấy trong khi hàng trăm kỹ sư, cử nhân học các ngành nghề khác không tìm được việc làm thì với lĩnh vực CNTT, nhiều doanh nghiệp vẫn không có đủ nhân lực.
Thống kê của Bộ Thông tin & Truyền thông cho biết, hiện nay nhu cầu tuyển dụng của lĩnh vực CNTT là khoảng 250.000 lao động. Theo hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực CNTT. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp khoảng 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến công nghệ.
Những con số trên đã cho thấy nhu cầu, cơn khát nhân lực trong ngành CNTT đã lên mức báo động. Đây chính là cơ hội để các bạn trẻ Việt Nam “đổi đời” nhờ học công nghệ.
Vậy, học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì?
CNTT không chỉ đem đến cho bạn một tương lai vững chắc mà nó còn là một công việc rất thú vị. Dù ngành CNTT không còn mới mẻ nhưng những sản phẩm CNTT luôn luôn phát triển và làm thay đổi cuộc sống của chúng ta vô cùng nhanh. Cơ hội việc làm của CNTT cho các bạn trẻ vì thế cũng rất phong phú với mức lương hấp dẫn như: lập trình viên, tester, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin hay giảng dạy các ngành liên quan đến công nghệ thông tin…
Thu nhập ngành CNTT thế nào?
Mức thu nhập bình quân cho những nhân sự mới ra trường dao động 75-100 triệu đồng mỗi năm. Với những sinh viên ưu tú, ngoại ngữ thành thạo thì khoảng 130-150 triệu đồng mỗi năm, chưa kể cơ hội thưởng thêm, nâng bậc nếu hoàn thành tốt công việc.
Ngoài lương ở công ty, dân IT còn có cơ hội kiếm thêm từ việc tham gia đào tạo, giới thiệu ứng viên cho công ty, tham gia chương trình đánh giá kỹ thuật cho các dự án khác hay giảng dạy tại các trường đại học. Với hàng chục năm kinh nghiệm thực tế, mức thu nhập của những “thầy giáo tay ngang” này cũng khá hấp dẫn.
Theo một báo cáo về lương và hành vi của người tìm việc tại Việt Nam của VietnamWorks cho thấy: Công nghệ thông tin là ngành có mức lương cạnh tranh nhất. Báo cáo chỉ ra rằng có sự chênh lệch khá lớn về mức lương giữa các ngành, nổi bật nhất lĩnh vực công nghệ.
Trong khi mức lương phổ biến của các ngành nghề được đánh giá là ngành nóng bao gồm Kế toán, Hành chính, Sản xuất, Marketing, Sales là vào khoảng 5,6 triệu đồng – 11,25 triệu đồng/tháng thì ngành Công nghệ thông tin có mức lương phổ biến từ 15,7 triệu đồng – 22,5 triệu đồng và từ 22,5 triệu đồng – 45 triệu đồng/tháng.
Kết luận
Cùng với mức thu nhập cao, nhu cầu tuyển dụng lớn, CNTT thực sự là một vùng đất hứa cho các bạn trẻ. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là cứ hễ sinh viên CNTT ra trường là sẽ có việc. Bởi lẽ chất lượng ứng viên cũng là điều mà các nhà tuyển dụng rất quan tâm. Không đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn khiến các nhà tuyển dụng dù rất “khát” nhân lực nhưng vẫn không thể tuyển dụng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” nhân lực trong lĩnh vực này.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)