Nghỉ việc ngay ngày đầu đi làm – GenZ nông nổi hay còn nhiều sự lựa chọn?

Đánh giá post

Nghỉ việc ngay ngày đầu tiên đi làm đã và đang trở thành xu hướng của các genZ hiện nay. Điều gì đã khiến cho các bạn có suy nghĩ và quyết định đi làm – nghỉ việc một cách chóng vánh như vậy? Trong bài viết hôm nay, JobsGO sẽ cùng các bạn bàn luận về chủ đề này.

Thực trạng nghỉ việc ngay ngày đầu tiên đi làm của genZ

Thực trạng nghỉ việc ngay ngày đầu tiên đi làm của genZ
Thực trạng nghỉ việc ngay ngày đầu tiên đi làm của genZ

Tìm việc, đi làm, nghỉ việc rồi lại tìm việc,… là câu chuyện không thể tránh khỏi đối với chúng ta trong cuộc sống hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội ngày càng có nhiều chuyển biến, thị trường việc làm các ngành nghề cũng thay đổi nhanh đến mức chóng mặt thì vấn đề này lại càng phổ biến, nổi bật là với thế hệ genZ.

Không ít bạn trẻ mất rất nhiều thời gian, công sức để tìm kiếm công việc phù hợp, ứng tuyển, tham gia phỏng vấn hay làm bài test để có cơ hội theo đuổi ước mơ, sự nghiệp. Ai cũng mong muốn nhanh chóng được đi làm để thể hiện năng lực, trình độ cho công ty, phát triển bản thân. Thế nhưng, cũng có những người lại sẵn sàng nghỉ việc ngay ngày đầu tiên làm việc, dù cho lương cao, chế độ đãi ngộ hấp dẫn.

Theo khảo sát từ JobsGO về vấn đề tuyển dụng tại các công ty, hầu hết quản lý nhân sự đều chia sẻ rằng, số lượng các ứng viên đi làm rồi xin nghỉ ngay sau ngày làm việc đầu tiên khác nhiều. Các đối tượng này chủ yếu tập trung vào giới trẻ, thế hệ genZ tài năng nhưng lại có phần khá “nông nổi”. Chính vì vậy mà quá trình tìm kiếm nhân sự trong nhiều doanh nghiệp khá vất vả, mất nhiều thời gian, công sức.

Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao các bạn genZ lại dễ dàng từ bỏ công việc ngay từ ngày đầu tiên? Là vì họ nông nổi hay là vẫn còn nhiều sự lựa chọn? Câu trả lời sẽ được JobsGO phân tích, giải đáp trong phần 2 của bài viết.

👉 Xem thêm: 7 lời khuyên hữu ích cho ngày đầu tiên đi làm tuyệt vời

Tại sao genZ quyết định nghỉ việc ngay ngày đầu tiên đi làm?

Thực tế, việc các bạn trẻ đưa ra quyết định nghỉ việc ngay ngày đầu tiên đi làm phần lớn bị đánh giá là nông nổi. Các bạn còn quá ít tuổi và chưa suy nghĩ thấu đáo, chưa nhìn nhận đúng vấn đề. Thế nhưng, một số người cũng cho rằng, các bạn tài giỏi, sẽ còn nhiều sự lựa chọn khác tốt hơn thì việc xin nghỉ cũng không phải là điều tiếc nuối. Vậy sự thật nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?

Tại sao genZ quyết định nghỉ việc ngay ngày đầu tiên đi làm?
Tại sao genZ quyết định nghỉ việc ngay ngày đầu tiên đi làm?

Không nhận được sự tin tưởng

Lý do đầu tiên khiến nhiều người rời bỏ công việc dù chỉ mới đi làm 1 ngày đó là không nhận được sự tin tưởng từ đồng nghiệp, công ty. Những quản lý, lãnh đạo không thực sự tin tưởng thường hay đặt ra nhiều câu hỏi về các quyết định của nhân viên, yêu cầu họ phải báo cáo, xin phép trước khi làm bất cứ điều gì. Thế nhưng, với những nhân viên giỏi, có năng lực thì họ lại không cần sự quản lý quá sát sao như vậy. Thay vào đó, họ mong muốn được tin tưởng, được chủ động hơn trong công việc của mình.

Không được đánh giá cao, công nhận thành quả

Dù là nhân viên mới đi làm buổi đầu nhưng có những người vẫn tạo nên dấu ấn với thành quả tốt. Tuy nhiên, nhiều người không nhận được đánh giá cao, không nhận được phản hồi tích cực, có thái độ hời hợt trước những gì nhân viên của mình làm được. Chính điều này đã khiến họ có suy nghĩ tiêu cực, muốn nghỉ việc ngay lập tức.

Công việc được giao không phù hợp

Một số bạn trẻ chọn nghỉ việc ngay sau ngày đầu tiên vì những gì họ được giao quá nhàm chán, không phù hợp với năng lực cũng như mô tả công việc. Thế hệ genZ năng động, giỏi giang, họ muốn được thử thách bản thân và tạo nên thành công lớn trong sự nghiệp của mình. Bởi vậy, nếu công việc không mang lại hứng thú, dù là buổi đầu tiên, họ cũng sẵn sàng rời bỏ để không lãng phí thời gian.

Không cùng định hướng với công ty

Buổi đầu làm quen công việc, qua những nhiệm vụ được giao hay đơn giản là nội quy, văn hóa công ty,…, không ít người cảm thấy họ không có điểm chung về mục tiêu, định hướng với công ty. Đây có thể 1 phần do sơ xuất của nhà tuyển dụng khi ban đầu không thảo luận, đàm phán rõ ràng với ứng viên. Vậy nên việc xin nghỉ luôn là điều mà nhiều bạn lựa chọn.

👉 Xem thêm: Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới? Lựa chọn nào là đúng?

Không cùng định hướng với công ty
Không cùng định hướng với công ty là lý do khiến nhiều người nghỉ việc sớm

Thấy nhiều nhân viên khác nghỉ việc

Bạn nghĩ sao nếu ngày đầu tiên đi làm đã thấy nhiều nhân viên khác chuẩn bị nghỉ việc? Liệu đây có phải môi trường tốt hay không? Lý do gì khiến họ rời đi?

Chắc chắn không ít người trở nên hoang mang khi gặp trường hợp này và đi hỏi dò các đồng nghiệp cũ khác. Và khi cảm thấy có điều bất cập như là lương thấp, áp lực, quản lý không tốt,… thì chắc chắn bạn sẽ không còn hứng thú để tiếp tục công việc. Đây cũng chính là một trong những lý do nhiều bạn trẻ nghỉ việc ngay ngày đầu tiên đi làm.

Ngoài ra, cũng còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như là khó hòa nhập với đồng nghiệp cũ, công ty quá xa dẫn đến chán nản, công ty phải thường xuyên tăng ca,…

Lời khuyên JobsGO dành cho các bạn…

Với một số bạn, ngày đi làm đầu tiên tưởng chừng rất nhẹ nhàng, thoải mái, chủ yếu là làm quen, công việc không quá nhiều áp lực. Thế nhưng, đây lại là ngày quan trọng quyết định đến tương lai bạn có gắn bó được với công ty hay không? Dù đưa ra rất nhiều lý do hợp lý, tuy nhiên, có bao giờ bạn nghĩ ngược lại hay đi chậm hơn 1 chút để suy nghĩ “mình có đang vội vàng không?”. Có thể các bạn đang còn rất nhiều lựa chọn khác tốt hơn, việc đưa ra một quyết định quá nhanh đôi khi sẽ bị đánh giá là thiếu suy nghĩ, bồng bột, nông nổi.

Những điều cần cân nhắc trước khi nghỉ việc sau ngày đầu tiên
Những điều cần cân nhắc trước khi nghỉ việc sau ngày đầu tiên

Lời khuyên mà JobsGO gửi đến các bạn genZ đó là trước khi làm theo mách bảo cảm tính, hãy cân nhắc thật kỹ các vấn đề sau:

  • Thứ nhất, tự rà soát các nguyên nhân khiến mình muốn nghỉ việc nhanh chóng. Bạn hãy đặt ra các câu hỏi và trả lời một cách trung thực, giải quyết từng khúc mức theo trình tự. Nếu bạn có khả năng tự xử lý chúng thì tức là đã vượt qua những trở lại đó rồi.
  • Thứ hai, hãy chủ động tạo ra những cuộc trao đổi thân tình, cởi mở với đồng nghiệp. Dù là bạn muốn nghỉ thì cũng đừng bất ngờ gửi một email hay tin nhắn báo “em xin nghỉ”. Bạn nên gặp gỡ để nói chuyện, trao đổi với người quản lý của mình xem có vấn đề gì khiến mình chán việc dù chỉ mới đi làm. Biết đâu sau buổi trò chuyện đó, bạn lại suy nghĩ lại và tiếp tục công việc thì sao?
  • Thứ ba, hãy đảm bảo bạn ra đi trong văn minh, không nói xấu, gây xích mích gì với công ty. Buổi đầu tiên đi làm chưa có quá nhiều vấn đề, bạn có thể xin nghỉ vì bất kỳ lý do nào nhưng hãy đảm bảo giữ được ấn tượng tốt với mọi người nhé.

👉 Xem thêm: 7 tips quan trọng giúp bạn xin nghỉ việc một cách duyên dáng

Môi trường làm việc tốt là điều mà ai cũng sẽ mong muốn. Tuy nhiên, chắc chắn không nơi nào hoàn hảo tuyệt đối. Vậy nên, trước khi quyết định nhận việc, các bạn hãy trao đổi thật kỹ lưỡng các vấn đề với phía nhà tuyển dụng. Điều này vừa giúp đôi bên tiết kiệm được thời gian cũng như tránh bị đánh giá là “nông nổi” khi đi xin việc làm nhé.

Để có thêm các bí quyết tìm việc, phỏng vấn hiệu quả hay vấn đề liên quan đến công việc, sự nghiệp, hãy thường xuyên truy cập vào danh mục Blog của JobsGO các bạn nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: