Ngành Tiếng Anh thương mại là ngành nghề chưa bao giờ hết “hot” tại Việt Nam với cơ hội việc làm phong phú khi ra trường. Nhưng đôi khi nhiều cơ hội quá lại khiến các bạn sinh viên phân vân về sự lựa chọn của mình. Hôm nay, JobsGO sẽ mang đến những thông tin tham khảo về cơ hội việc làm của ngành học được yêu mến này để giúp các bạn hiểu rõ hơn và đưa ra lựa chọn đúng đắn hơn.
Mục lục
- 1. Ngành Tiếng Anh Thương Mại Là Gì?
- 2. Mục Tiêu Đào Tạo Ngành Tiếng Anh Thương Mại
- 3. Ngành Tiếng Anh Thương Mại Học Những Gì?
- 4. Ngành Tiếng Anh Thương Mại Thi Khối Nào?
- 5. Ngành Tiếng Anh Thương Mại Học Trường Nào? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
- 6. Ngành Tiếng Anh Thương Mại Có Được Ưa Chuộng?
- 7. Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Tiếng Anh Thương Mại
- 8. Học Ngành Tiếng Anh Thương Mại Ra Làm Gì?
- Câu hỏi thường gặp
1. Ngành Tiếng Anh Thương Mại Là Gì?
Tiếng Anh thương mại là một chuyên ngành nằm trong ngành Ngôn ngữ Anh. Chuyên ngành này hướng tới đào tạo các cử nhân dịch thuật có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trong các công việc của mình.
Tiếng Anh thương mại sẽ đem đến cho người học những kiến thức về sự thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như các quy định xã hội. Từ đó giúp doanh nghiệp tổ chức các hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả.
2. Mục Tiêu Đào Tạo Ngành Tiếng Anh Thương Mại
Chương trình đào tạo ngành tiếng Anh thương mại hướng tới việc trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong môi trường kinh doanh quốc tế. Các mục tiêu cụ thể của chương trình bao gồm:
- Trang bị cho sinh viên hiểu biết về các nguyên tắc và thực tiễn kinh doanh quốc tế.
- Cung cấp kiến thức về quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính và marketing trong bối cảnh toàn cầu.
- Giúp sinh viên nắm vững các quy định, hiệp định thương mại và luật pháp thương mại quốc tế.
- Đảm bảo sinh viên nắm chắc kiến thức ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh thương mại.
- Phát triển khả năng viết, đọc hiểu các tài liệu thương mại như thư tín thương mại, báo cáo tài chính và hợp đồng.
- Rèn luyện kỹ năng dịch thuật các tài liệu chuyên ngành kinh doanh từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại.
3. Ngành Tiếng Anh Thương Mại Học Những Gì?
Tiếng Anh thương mại là ngành học nghiên cứu và đào tạo các kiến thức, kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực ngoại ngữ, kinh tế thương mại. Nói cách khác, đây là ngành học đào tạo kết hợp ngành ngôn ngữ Anh và ngành kinh tế thương mại. Tuy nhiên, các kiến thức được kết hợp nhiều hơn, nâng cao tính ứng dụng qua lại giữa 2 ngành. Cụ thể, những kiến thức mà sinh viên chuyên ngành tiếng Anh thương mại được học là:
- Kiến thức cơ bản về kinh tế: Sinh viên sẽ học về các nguyên lý cơ bản của kinh tế học, bao gồm kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô và các nguyên lý quản trị kinh doanh.
- Kiến thức chuyên sâu về thương mại: Sinh viên sẽ được đào tạo về các khía cạnh khác nhau của thương mại quốc tế, bao gồm xuất nhập khẩu, logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
- Sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng nghe thông qua các bài tập nghe hiểu, các cuộc hội thoại và bài giảng bằng tiếng Anh.
- Sinh viên sẽ hướng dẫn cách viết các văn bản kinh doanh, báo cáo và email các văn bản kinh doanh bằng tiếng Anh.
- Sinh viên sẽ được học cách giao tiếp hiệu quả trong môi trường kinh doanh, bao gồm kỹ năng đàm phán thuyết trình, làm việc nhóm và đàm phán.
- Sinh viên sẽ được đào tạo về kỹ năng phân tích dữ liệu kinh doanh và sử dụng các công cụ phân tích hiện đại.
- Ngoài ra sinh viên sẽ được tham gia thực tập tại các doanh nghiệp, điều này giúp sinh viên áp dụng kiến thức đã học vào thực tế và tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc cho mình.
4. Ngành Tiếng Anh Thương Mại Thi Khối Nào?
Ngành Tiếng Anh thương mại thường xét tuyển ở các khối khác nhau tùy vào các trường đại học, dưới đây là các khối ngành xét tuyển:
- A00: Toán; Lý; Hóa
- D01: Toán; Văn; Anh
- D10: Toán; Địa; Anh
- D15: Văn; Sử; Anh
5. Ngành Tiếng Anh Thương Mại Học Trường Nào? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
Ngành tiếng Anh thương mại đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều trường đại học đào tạo. Đây là ngành học kết hợp giữa kiến thức tiếng Anh và các kỹ năng thương mại, giúp sinh viên đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động toàn cầu. Dưới đây là một số trường đại học uy tín đào tạo ngành này cùng với điểm chuẩn của họ trong các năm gần đây, bạn có thể tham khảo:
Trường | Tổ hợp xét tuyển | Điểm chuẩn 2023 |
Đại học Ngoại Thương mại | D01 | 27.50 |
Đại học Kinh Tế Quốc Dân | A01; D01; D09; D10 | 36.50 |
Đại học Thương mại | A01; D01; D07 | 25.80 |
Đại học Hàng hải | D01; A01; D10; D14 | 35.75 |
Đại học Hoa Sen | D01; D09; D14; D15 | 15.00 |
Đại học Tài chính Marketing TP.HCM | D01; D72; D78; D96 | 24.00 |
Đại học Ngân hàng TP.HCM | A01; D01; D14; D15 | 24.38 |
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội | D01; D09; D66; C00 | 19.00 |
Học viện Ngân hàng | A01; D01; D07; D09 | 24.90 |
Đại học Hà Nội | D01 | 35.38 |
Học viện Tài chính | A01; D01; D07 | 34.32 |
6. Ngành Tiếng Anh Thương Mại Có Được Ưa Chuộng?
Ngay từ khi xuất hiện, tiếng Anh thương mại đã là một ngành rất thu hút với chương trình đào tạo chuẩn được công nhận, cũng như có nhiều học phần ứng dụng thú vị. Thực tế nghề nghiệp hiện nay cũng cho thấy tiềm năng phát triển của ngành tiếng Anh thương mại là rất lớn.
Tiềm năng của ngành học này thể hiện rõ nét nhất ở tính ứng dụng đa dạng chuyên ngành. Kết hợp với yêu cầu mở rộng quan hệ kinh doanh quốc tế, sinh viên ngành tiếng Anh thương mại sẽ sở hữu công cụ kép trong tay để làm việc và phát triển kiến thức rộng hơn nữa.
Bên cạnh đó, nhu cầu tuyển dụng ứng viên có kiến thức kinh tế và biết ứng dụng ngoại ngữ của các doanh nghiệp ngày càng cao. Các ứng viên ngành học khác cũng đang rất nỗ lực hoàn thiện khả năng ngoại ngữ bên cạnh chuyên ngành của mình.
Vậy nên, sinh viên ngành Tiếng Anh thương mại thực sự đang nắm nhiều lợi thế trong tay hơn. Với tiềm năng phát triển lớn cùng cơ hội nghề nghiệp rộng mở như vậy, có thể khẳng định, Tiếng Anh thương mại đang là ngành học rất được ưa chuộng hiện nay.
>> Xem thêm: 5 việc làm thú vị dành cho các “thánh” ngoại ngữ
7. Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Tiếng Anh Thương Mại
Ngành Tiếng Anh thương mại đang ngày càng được các bạn trẻ quan tâm. Để theo đuổi ngành này, bạn cần sở hữu một số tố chất và kỹ năng quan trọng.
7.1 Trình Độ Tiếng Anh Tốt
Ngành tiếng Anh thương mại yêu cầu khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo, bao gồm nghe, nói, đọc, viết. Kỹ năng này không chỉ giúp bạn giao tiếp hiệu quả trong môi trường quốc tế mà còn hỗ trợ trong việc làm việc với tài liệu và khách hàng quốc tế.
7.2 Kỹ Năng Giao Tiếp Tốt
Sinh viên cần có khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả là rất quan trọng. Bạn sẽ cần phải truyền đạt thông tin một cách chính xác, thuyết phục, làm việc với các đối tác, khách hàng, đồng thời duy trì các mối quan hệ công việc tốt.
7.3 Hiểu Biết Về Thương Mại Quốc Tế
Để làm việc trong lĩnh vực này, bạn cần có kiến thức vững về các khái niệm thương mại quốc tế, bao gồm các quy trình giao dịch, hợp đồng quốc tế và các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu.
7.4 Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian
Bạn cần quản lý thời gian hiệu quả là kỹ năng quan trọng giúp bạn xử lý nhiều nhiệm vụ cùng lúc, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng hạn và đạt yêu cầu.
7.5 Tinh Thần Học Hỏi
Ngành tiếng Anh thương mại thường xuyên thay đổi với các xu hướng và quy định mới. Vì vậy, bạn cần có tinh thần học hỏi liên tục để cập nhật kiến thức, kỹ năng mới.
7.6 Kỹ Năng Làm Việc Đội Nhóm
Năng lực làm việc hiệu quả trong môi trường nhóm là rất quan trọng, vì bạn sẽ thường xuyên phải phối hợp với các bộ phận khác để hoàn thành các dự án và nhiệm vụ chung đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động toàn cầu.
8. Học Ngành Tiếng Anh Thương Mại Ra Làm Gì?
Nắm trong tay một ngoại ngữ và kiến thức chuyên ngành kinh tế thương mại, cơ hội việc làm của các cử nhân ngành tiếng Anh thương mại sau khi ra trường là rất phong phú, đa ngành nghề. Một số công việc tiêu biểu có thể kể đến như sau:
8.1 Các Vị Trí Quan Hệ Quốc Tế, Đối Ngoại Tại Các Doanh Nghiệp
Khác với sinh viên chuyên ngành quan hệ quốc tế, sinh viên ngành tiếng Anh thương mại được trang bị vốn kiến thức kinh tế thương mại nhất định. Đó chính là lý do ngành học này dễ hòa nhập với văn hóa quan hệ của các doanh nghiệp hơn. Các vị trí quan hệ quốc tế, đối ngoại này thường làm việc chung hoặc liên kết với phòng PR- Quan hệ công chúng để giải quyết các vấn đề xung quanh việc hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp.
8.2 Các Vị Trí BTV Chuyên Môn Tại Các Cơ Quan
Vị trí biên tập viên, phóng viên, nhà báo, chuyên viên chuyên mục kinh tế trong các cơ quan truyền thông luôn tìm kiếm những ứng viên có khả năng làm việc linh hoạt, đa ngành như các cử nhân tiếng Anh thương mại. Với vốn kiến thức và ngoại ngữ của mình, sinh viên tiếng Anh thương mại có thể cập nhập nhanh chóng thông tin kinh tế thế giới và cả trong nước. Bên cạnh đó, các kỹ năng ngành truyền thông sẽ được bổ trợ thêm qua quá trình làm việc với đội ngũ, học tập, nâng cao chuyên môn.
8.3 Các Vị Trí Nghiệp Vụ Tại Các Tổ Chức Kinh Tế – Xã Hội Việt Nam và quốc tế
Các vị trí này có thiên hướng nghiên cứu nhiều hơn, nếu theo đuổi sự nghiệp tại đây, các bạn tân cử nhân cần xác định khả năng làm việc nghiên cứu chuyên sâu của bản thân. Bên cạnh các cuộc nghiên cứu chuyên sâu, những dự án nghiên cứu thị trường và tình hình kinh tế xã hội cũng được thực hiện rất nhiều. Trong những mô hình dự án như vậy, vốn tiếng Anh và sự năng động của ngành thương mại sẽ giúp các bạn có nhiều lợi thế hơn.
>> Xem thêm: Người giỏi ngoại ngữ nên làm nghề gì?
8.4 Làm Trong Doanh Nghiệp Đa Quốc Gia Và Liên Doanh Quốc Tế
Sở hữu những lợi thế nhất định, không khó để các cử nhân tiếng Anh thương mại làm việc tại các phòng chức năng cơ bản của các doanh nghiệp. Đặc biệt hơn, với mô hình doanh nghiệp đa quốc gia, liên doanh nước ngoài hoặc vốn đầu tư nước ngoài, các lợi thế của sinh viên ngành học này sẽ được phát huy một cách tự do với nhiều cơ hội thăng tiến. Khi làm việc trong môi trường này, sinh viên ngành tiếng Anh thương mại có thể cân nhắc ưu tiên ứng tuyển các vị trí hoạt động mạnh tại môi trường ngoài, năng động và giao tiếp nhiều, vì đây chính là thế mạnh của các bạn. Hơn nữa, các bạn cũng tránh được sự cạnh tranh mạnh mẽ từ sinh viên khối ngành kinh tế.
8.5 Giảng Dạy Và Nghiên Cứu Ngành Ngôn Ngữ Anh
Một vị trí mang tính nghiên cứu khác chính là công việc giảng dạy. Các nghề nghiệp như giảng viên đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đều có khả năng phù hợp với sinh viên ngành tiếng Anh thương mại. Tuy nhiên, công việc này cần quá trình học tập, nghiên cứu tại trường học trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu là một sinh viên thích môi trường làm việc tại các cơ sở giáo dục, bạn hoàn toàn có thể lên kế hoạch học tập cao hơn để nắm bắt cơ hội cho mình.
Tiếng Anh thương mại là một ngành đang và sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Cùng với sự phát triển vô cùng năng động của kinh tế Việt Nam, tương lai cơ hội việc làm của các bạn cử nhân ngành Tiếng Anh thương mại là vô cùng lớn. JobsGO hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát, dễ hiểu hơn về cơ hội việc làm của ngành học này. Hãy theo dõi thêm các bài viết khác của blog để tìm hiểu thêm nhiều thông tin nữa nhé!
Câu hỏi thường gặp
1. Ngành Tiếng Anh Thương Mại Có Thể Làm Việc Ở Đâu?
Các cử nhân ngành Tiếng Anh thương mại có thể làm việc trong các công ty đa quốc gia, tổ chức thương mại quốc tế, phòng thương mại, công ty xuất nhập khẩu, ngân hàng, tổ chức tài chính, và các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.
2. Ngành Tiếng Anh Thương Mại Có Yêu Cầu Kinh Nghiệm Việc Làm Không?
Nhiều trường đại học yêu cầu sinh viên có kiến thức nền tảng về tiếng Anh và có thể có các kỳ thực tập hoặc dự án thực tiễn để tích lũy kinh nghiệm làm việc trong ngành. Tuy nhiên, yêu cầu về kinh nghiệm trước khi nhập học thường không bắt buộc.
3. Ngành Tiếng Anh Thương Mại Có Cơ Hội Việc Làm Không?
Ngành Tiếng Anh thương mại thường có cơ hội việc làm tốt vì nhu cầu về các chuyên gia có khả năng giao tiếp và làm việc trong môi trường quốc tế ngày càng cao. Cơ hội việc làm đa dạng từ các công ty đa quốc gia đến các tổ chức thương mại, ngân hàng.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)