Việt Nam là một quốc gia biển với diện tích mặt biển rộng cùng tài nguyên dồi dào. Đây là điều kiện thúc đẩy các ngành liên quan phát triển, trong đó phải kể đến chính là kỹ thuật tàu thủy. Vậy bạn đã hiểu chính xác ngành kỹ thuật tàu thủy là gì chưa? Cơ hội việc làm của ngành này có mở rộng không? JobsGO sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Tìm hiểu chung về ngành kỹ thuật tàu thủy
Trước khi tìm hiểu về cơ hội việc làm hay mức lương của ngành này, JobsGO sẽ chia sẻ thông tin chung về ngành kỹ thuật tàu thủy. Các bạn hãy cùng đọc và tham khảo nhé.
Ngành kỹ thuật tàu thủy là gì?
Ngành kỹ thuật tàu thủy có thể hiểu đơn giản là ngành giao thoa giữa kỹ thuật với công nghệ. Cụ thể, ngành này chuyên về hoạt động phân tích, thiết kế và xây dựng các công trình liên quan đến tàu thủy.
Khi theo học ngành này, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội được trang bị các kiến thức từ lý thuyết đến thực hành thiết kế công trình tàu thủy, cơ khí động lực,… Từ đó, sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ vận dụng vào công việc, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh liên quan.
Cụ thể về chương trình đào tạo ngành kỹ thuật tàu thủy như thế nào, mời các bạn tiếp tục theo dõi nội dung tiếp theo.
👉 Xem thêm: Quản trị du thuyền là gì? Khám phá cơ hội việc làm ngành này
Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật tàu thủy gồm những gì?
Đối với ngành kỹ thuật tàu thủy, tùy từng trường sẽ có chương trình đào tạo riêng. Tuy nhiên, tất cả đều sẽ tập trung vào các kiến thức như sau:
- Cung cấp, đào tạo sinh viên những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về thiết kế tàu thủy, công trình nổi, cơ khí động lực,…
- Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức liên quan đến nguyên lý toán – lý – hóa.
- Ngành học kỹ thuật tàu thủy cung cấp các kiến thức chuyên môn sâu về máy động lực tàu thủy, kết cấu, thiết bị, quản lý dự án, phương tiện vận tải, kỹ thuật hàn tàu thủy.
- Đào tạo các kiến thức về cơ khí và chế tạo cho sinh viên.
- Theo học ngành này, các bạn sinh viên sẽ được dạy về phương pháp tổ chức quản lý sản xuất công nghệ đóng tàu, điều kiện tự động tàu thủy, trang bị điện,…
- Các kiến thức về thiết kế, kỹ thuật tàu cao tốc, năng lượng tàu thủy, máy động lực tàu thủy,… cũng được đào tạo trong chương trình của ngành.
- Đào tạo kiến thức về tin học ứng dụng trong thiết kế, đóng tàu.
Khối thi, tổ hợp xét tuyển ngành kỹ thuật tàu thủy
Để có thể theo học ngành kỹ thuật tàu thủy, trước hết các bạn sẽ cần nắm rõ thông tin về khối thi, tổ hợp xét tuyển ngay từ khi còn là học sinh.
Hiện nay, ngành kỹ thuật tàu thủy xét tuyển 5 tổ hợp đó là:
- Khối A00: xét tổ hợp các môn Toán – Lý – Hóa.
- Khối thi A01: xét tuyển tổ hợp các môn Toán – Lý – Anh.
- Khối C01: xét tuyển tổ hợp các môn Văn – Toán – Lý.
- Khối D07: xét tuyển tổ hợp các môn Toán – Hóa – Anh.
- Khối D90: xét tuyển tổ hợp các môn Toán – Khoa học tự nhiên – Anh.
Điểm chuẩn ngành kỹ thuật tàu thủy cao không?
Rất nhiều bạn thắc mắc điểm chuẩn của ngành kỹ thuật tàu thủy là bao nhiêu? Liệu rằng cơ hội trúng tuyển vào các trường có cao không?
Thực tế, điểm chuẩn cho ngành này có nhiều mức khác nhau, tùy vào từng trường. Có những trường chỉ lấy từ 15 điểm, cũng có trường lấy đến 26,5 điểm cho ngành kỹ thuật tàu thủy. Còn với những ai xét tuyển theo bài thi đánh giá năng lực thì mức điểm sẽ khoảng 800.
Như vậy, với khung điểm trên, việc trúng tuyển vào ngành kỹ thuật tàu thủy cũng không phải quá khó khăn. Tuy nhiên, để lựa chọn được trường học tốt, đúng với mong muốn, nguyện vọng của mình, các bạn hãy cố gắng, nỗ lực học tập và đạt được mức điểm cao nhất nhé.
👉 Xem thêm: Học cơ khí ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp cho SV ngành cơ khí
Trường đào tạo ngành kỹ thuật tàu thủy
Hiện nay, không có quá nhiều trường đào tạo ngành kỹ thuật tàu thủy. Nếu bạn đang tìm hiểu và muốn thi tuyển vào ngành này, hãy tham khảo một số trường sau:
- Khu vực miền Bắc: trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Khu vực miền Trung: trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng; trường Đại học Nha Trang.
- Khu vực miền Nam: trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TPHCM; trường Đại học Giao thông Vận tải TPHCM.
>>>Có thể bạn đang quan tâm: Ngành kỹ thuật hàng không là gì?
Lương ngành kỹ thuật tàu thủy cao không?
Với ngành kỹ thuật tàu thủy, mức lương được đánh giá là rất tốt. Tùy vào từng vị trí mà mức lương sẽ có sự khác nhau. Cụ thể như sau:
- Mức thấp nhất (các vị trí thợ máy, thủ thủy) dao động từ 7 – 8 triệu đồng/tháng và tăng dần theo thời gian, chức danh.
- Các vị trí làm việc trong công ty, nhà máy,… có mức lương khoảng 10 – 12 triệu đồng/tháng.
- Vị trí sĩ quan tàu thủy, chủ tàu nước ngoài, thủy thủ có mức lương từ 20 – 30 triệu đồng/tháng.
- Vị trí thuyền trưởng có thể nhận mức lương từ 50 – 80 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn tùy vào từng công ty.
👉 Xem thêm: Kỹ thuật hàng không là gì? Cơ hội việc làm ngành kỹ thuật hàng không
Cơ hội việc làm ngành kỹ thuật tàu thủy như thế nào?
Ngoài mức lương cao, cơ hội việc làm dành cho các bạn tốt nghiệp ngành kỹ thuật tàu thủy cũng vô cùng hấp dẫn.
- Các bạn có thể trở thành kỹ sư công nghệ, chuyên gia mảng kỹ thuật, quản đốc,… làm việc trong các công ty, nhà máy chế tạo, đóng tàu.
- Trở thành kỹ sư thiết kế làm việc tại các trung tâm, công ty về tàu thủy, kỹ thuật.
- Làm công việc đăng kiểm trong các tổ chức, cục, chi cục.
- Làm kỹ sư, nhân viên kỹ thuật trong các công ty liên quan như vận tải đường biển, bảo hiểm,…
- Ngoài ra, các bạn còn có thể trở thành giảng viên tại trường đại học, cao đẳng, giảng dạy các môn có liên quan đến ngành kỹ thuật tàu thủy.
>>>Tìm hiểu thêm: Ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp ra làm gì?
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc “ngành kỹ thuật tàu thủy là gì?” cũng như định hướng, cơ hội việc làm ngành này. Hy vọng các bạn có thể tham khảo và lựa chọn ngành nghề phù hợp, chính xác, theo đuổi ước mơ của mình nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)