Mọi điều cần biết về môi trường làm việc của nghề điện dân dụng

Đánh giá post

Nghề điện dân dụng là một công việc khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay của chúng ta. Vậy hãy cùng JobsGO tìm hiểu về những công việc mà thợ điện dân dụng thực hiện cũng như môi trường làm việc của nghề điện dân dụn trước khi tìm việc thợ điện nhé!

Thợ điện làm công việc gì?

Nghề điện dân dụng
Nghề điện dân dụng

Ngành, nghề nào cũng có những công việc cụ thể. Và nghề điện dân dụng cũng vậy. Những người theo công việc này này cần phụ trách thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

(1) Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng máy phát điện và các thiết bị, dụng cụ điện, bao gồm: các loại máy phát điện, mạch tự động chạy trong máy móc, thiết bị,…

(2) Thực hiện những một số hoạt động liên quan đến việc vận hành động cơ không đồng bộ 3 pha: 

    • Lắp đặt các bộ phận, đầu dây để tạo chiều quay cho các động cơ.
    • Điều chỉnh cho động cơ xoay chiều đảo.
    • Hạn chế những trục trặc, rủi ro, bất lợi xảy ra trong quá trình vận hành động cơ.

(3) Thực hiện những công việc liên quan đến đường dây điện như:

    • Khắc phục sự cố cho những đường dây bị hỏng; có thể là nối dây, lập các công tắc và bảng điện điều khiển,…
    • Thiết kế, lắp đặt hệ thống ổ cắm điện. 
    • Xây dựng các đường dây và hệ thống đèn cao áp, đèn chiếu sáng tại các ngõ, ngách,… 

(4) Một công việc thường thấy của thợ điện dân dụng là lắp đặt, sửa chữa các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình. Có thể kể đến như: tivi, tủ lạnh, điều hòa, bếp, quạt điện, đèn, bình nước nóng,…

(5) Thợ điện dân dụng có nhiệm vụ lắp đặt mạch điện và đường dây phục vụ cho việc báo cháy, lắp các thiết bị chiếu sáng, chống trộm, các loại khóa,…

(6) Thực hiện các công việc liên quan đến máy biến áp, cụ thể là quấn dây, sửa chữa các động mạch tự động, chỉnh lưu cho máy biến áp.

(7) Ngoài ra, còn một số công việc khác như: đục kim loại; khoan, cưa, cắt, hàn một số dụng cụ.

Bên cạnh một số nhiệm vụ chính kể trên, người theo nghề điện dân dụng còn cần thực hiện một số công việc bên lề khác. Đó là đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn lao động. Thêm nữa, phải quản lý công việc, thời gian một cách khoa học, sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng hàng ngày cho công việc diễn ra suôn sẻ. 

Những bạn mới “chân ướt chân ráo” bước vào nghề điện dân dụng thì nên bắt đầu từ những công việc đơn giản. Công việc phức tạp đòi hỏi những lao động lành nghề – lao động có trình độ chuyên môn và đã tích lũy được nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

? Xem thêm: Mô tả công việc thợ điện

Môi trường làm việc của nghề điện dân dụng

Từ những mô tả về công việc của một thợ điện dân dụng ở trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy môi trường làm việc của nghề này: 

Làm việc trên cao

Làm việc trên cao
Làm việc trên cao

Với việc tham gia vào các công việc lắp đặt, sửa chữa đường dây điện, xây dựng hệ thống đèn đường cao áp thì thợ điện dân dụng phải làm việc trên cao, cách khá xa so với mặt đất. Vậy nên, đây được coi là một công việc khá nguy hiểm. Thực hiện công việc ở môi trường như vậy đòi hỏi người thợ điện cần trang bị đầy đủ những thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc trên cao, không mắc những vấn đề tâm lý như chứng sợ độ cao để đảm bảo hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Có thể làm việc trong nhà hoặc ngoài trời

Làm việc trong nhà lẫn ngoài trời
Làm việc trong nhà lẫn ngoài trời

Nghề điện dân dụng gắn liền với các thiết bị, dụng cụ điện nên không có một phạm vi làm việc cụ thể nào cho công việc này. Có những lúc, thợ điện được làm việc trong nhà với điều kiện mát mẻ nhưng có những lúc phải miệt mài làm nhiệm vụ dưới trời nắng nóng tới 40 độ hoặc dưới thời tiết mùa đông giá lạnh. 

Nguy hiểm vì tiếp xúc gần với điện

Tiếp xúc gần với dòng điện
Tiếp xúc gần với dòng điện

Có thể khẳng định môi trường làm việc của nghề điện dân dụng vô cùng nguy hiểm vì hàng ngày phải tiếp xúc với điện. Đã có biết bao vụ tai nạn lao động thương tâm xảy ra trong lúc người thợ điện đang thực hiện công việc của mình. Vậy nên, để tránh những điều mong muốn, bản thân người lao động cần có những đồ bảo hộ an toàn khi tiếp xúc với dòng điện, có chuyên môn vững vàng để kịp thời xử lý những tình huống xảy đến trong lúc làm nhiệm vụ.

Thường xuyên phải di chuyển

Thợ điện dân dụng cần thường xuyên phải di chuyển bởi vì địa điểm gặp sự cố điện là không cố định. Họ cần tới nơi xảy ra vấn đề để kịp thời khắc phục. Nghề điện dân dụng cần làm việc cả ngày lẫn đêm, làm việc cả những ngày nghỉ bởi những sự cố điện xảy đến là không báo trước. Việc phải di chuyển quãng được dài để đến nơi làm việc, di chuyển vào những điều kiện thời tiết không ủng hộ thì người thợ điện cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như đảm bảo cho công việc được hoàn thành một cách tốt nhất.

Từ đó có thể thấy, môi trường làm việc của thợ điện là vô cùng khắc nghiệt và nguy hiểm. Rủi ro có thể ập đến bất cứ lúc nào. Vậy nên hãy thật cẩn trọng trong lúc làm nhiệm vụ để hạn chế tối đa những sự cố đáng tiếc.

Những chia sẻ về môi trường làm việc của nghề điện dân dụng có phải là điều bạn đang tìm kiếm? Nếu bạn đã hiểu về những thông tin trên thì hãy ghé qua trang tuyển dụng jobsgo.vn để sở hữu ngay một công việc về nghề điện dân dụng nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: